Mang thai là một hành trình dài với nhiều thử thách đòi hỏi chị em nữ giới phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng. Trong đó, tiêm phòng vacxin là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là tiêm những gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và giúp các nữ giới hiểu hơn về lợi ích của việc tiêm phòng vacxin trước khi mang thai. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao nữ giới nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Mang thai sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể người phụ nữ bị suy giảm. Vì vậy, khi có bầu cũng đồng nghĩa với việc cơ thể nữ giới rất dễ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu có kế hoạch sinh con thì chị em phụ nữ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để bảo vệ sức khỏe khỏe cho cả mẹ và bé. 

Tiêm phòng trước khi mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé

Tiêm phòng trước khi mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé

Bên cạnh đó, một số căn bệnh phòng tránh bằng vacxin như sởi, quai bị, ho gà, cúm, rubella… có khả năng gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ đã tiêm phòng trước khi mang thai vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ vừa ngăn chặn các nguy cơ sảy thai và thai mắc bệnh dị tật bẩm sinh xảy ra. 

Theo khuyến cáo từ Tổ chức y tế thế giới WHO, các bệnh mà thai phụ có thể gặp khi mang thai như viêm gan B, sởi, uốn ván, thủy đậu… vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng mẹ bầu nếu không được điều trị kịp thời. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nữ giới trước khi mang thai cần tiêm phòng gì?

Những loại vacxin mà nữ giới cần tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm:

Vacxin sởi, Rubella và quai bị

Tiêm ngừa các loại vacxin này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Thời gian tiêm phòng tốt nhất theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế là tối thiểu 1 tháng trước khi chuẩn bị có thể để bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh bởi những loại virus gây sởi, quai bị và Rubella có thể năng gây sảy thai, dị tật ở thai nhi. 

● Bệnh sởi: Đây là căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm bởi virus thường tồn tại trong chất nhầy mũi cũng như cổ họng của người nhiễm bệnh. Khi bị sởi, người bệnh sẽ gặp các tình trạng phát ban, sốt cao, hắt hơi, ho và đỏ mặt. Bên cạnh đó, người  bệnh còn có khả năng xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, nhiễm trùng tay, thậm chí gây biến chứng nhiễm trùng phổi, tổn thương não, điếc và đe dọa tính mạng. 

● Bệnh quai bị: Virus gây bệnh quai bị lây truyền khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Biểu hiện ban đầu của quai bị là sốt, đau cơ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và uể oải. Tiếp đó, đa số bệnh nhân sẽ bị sưng ở tuyến nước bọt, hàm và gò má sưng to. Đa phần mức độ của các triệu chứng bệnh quai bị thường nhẹ nhưng có khả năng dẫn đến biến chứng như điếc, viêm màng não, phù não, buồng trứng, tinh hoàn và vú bị sưng nếu chậm trị liệu.

 Bệnh Rubella: Còn có tên gọi khác là sởi Đức, đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loại virus Rubella. Dấu hiệu điển hình của bệnh là gây phát ban, sốt nhưng vẫn có một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng. 

Các loại vacxin nữ giới cần tiêm trước khi mang thai

Các loại vacxin nữ giới cần tiêm trước khi mang thai

Vacxin cúm

Theo khuyến cáo từ Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì những phụ nữ có dự định sinh con cần tiêm ngừa cúm vào cuối tháng 10 hàng năm nhằm giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi bệnh cúm. 

Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể tiêm phòng vacxin cúm vào bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc chích ngừa vacxin cúm trong thai kỳ là an toàn. 

Cúm là một bệnh lý đường hô hấp và có khả năng lây truyền từ người này sang người khác bởi virus cúm. Bệnh cúm có khả năng khiến cho người bệnh phải nhập viện và tính mạng bị đe dọa. Sự thay đổi ở khả năng miễn dịch, phổi và tim trong thai kỳ có thể khiến bà bầu bị bệnh cúm. 

Bệnh cúm cũng làm gia tăng các nguy cơ khiến thai nhi mắc nhiều vấn đề bất thường về sức khỏe. Mỗi năm, có hàng triệu bệnh nhân cúm, hàng trăm người bệnh nhập viện và hàng nghìn người tử vong có liên quan đến bệnh cúm.

Vacxin thủy đậu

Vacxin ngừa thủy đậu là loại vacxin mà nữ giới cũng cần phải thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai nếu chưa từng bị bệnh này. Nguyên nhân là vì bệnh thủy đậu khi xuất hiện trong thời gian mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi và gia tăng khả năng mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Vacxin viêm gan B

Nếu nữ giới có nhiều hơn một bạn tình trong 6 tháng thì cần tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm sang thai nhi và có nguy cơ khiến bé bị suy gan hoặc ung thư gan ở tuổi trưởng thành. 

Vacxin ngừa viêm gan có tổng 3 mũi tiêm, thế nhưng nữ giới không phải tiêm đủ 3 mũi trước khi mang thai. Do đó, để biết số liều cần tiêm và giai đoạn tiêm vacxin chính xác nhất thì phái nữ nên thăm khám và hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Vacxin phòng chống nhiễm trùng uốn ván

Uốn ván là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ sau khi sinh con. Vì thế, phái nữ cần phải tiêm phòng vacxin uốn ván trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng.

Ngoài các loại vacxin kể trên, chị em nữ giới dưới 26 tuổi cần phải chích ngừa ung thư cổ tử cung. Thông thường, loại vacxin HPV phòng ung thư cổ tử cung cần phải tiêm đủ 3 mũi. Tùy theo hãng sản xuất khác nhau mà phác đồ tiêm ngừa sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, tiêm vacxin ngừa HPV không được kéo dài hơn 24 tháng. 

Xem thêm: Cách dùng que thử thai để cho kết quả chính xác nhất

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các lưu ý quan trọng khi tiêm phòng trước khi mang thai

Trong quá trình thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:

Khi tiêm phòng trước khi mang thai nữ giới cần lưu ý một số vấn đề

Khi tiêm phòng trước khi mang thai nữ giới cần lưu ý một số vấn đề

Cung cấp chi tiết thông tin về lịch sử tiêm phòng

Tiêm ngừa trước khi mang thai bắt buộc nữ giới phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về lịch sử tiêm phòng cho bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin mà chị em cung cấp sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định được loại vacxin cần tiêm nhất. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn chính xác hơn để giúp bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Lỡ có thai khi đang tiêm phòng vacxin

Vacxin sống được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống và tiêm vào cơ thể người phụ nữ để phòng ngừa bệnh. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nếu tiêm vacxin sống có thể gây hại đến thai nhi. Do đó, quai bị, sởi Rubella hay thủy đậu bắt buộc phải hoàn tất các mũi tiêm trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng. 

Trong trường hợp chị em đang thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai nhưng phát hiện bản thân có bầu ngoài kế hoạch thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để theo dõi thai kỳ chặt chẽ. 

Gặp phản ứng phụ sau khi tiêm nên làm gì?

Sau khi tiêm các mũi vacxin, nữ giới có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi vài ngày… Đây đều là những phản ứng phụ thông thường nên chị em không cần lo lắng và dùng bất kỳ loại thuốc gì.

Nữ giới có thể thực hiện các biện pháp như dùng khăn ấm lau người, chườm khăn ấm, bổ sung rau xanh, trái cây dồi giàu vitamin để giảm bớt các triệu chứng. Nếu thời gian sốt kéo dài hơn 4 ngày với biểu hiện nặng hơn, người mệt mỏi, ngủ li bì thì chị em nên đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử lý kịp thời. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho thắc mắc tiêm phòng trước khi mang thai là tiêm những gì? Mong rằng sẽ giúp chị em phái nữ có thể nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. 

Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề phòng ngừa trước khi mang thai, chị em nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo.