Một số nghiên cứu cho thấy ở nước ta có từ 2 – 12% dân số mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Con số này đã chỉ rõ mức độ phổ biến của căn bệnh sỏi tiết niệu. Vì thế, việc nắm rõ về sỏi đường tiết niệu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị là điều cực kỳ cần thiết. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khái niệm và nguyên nhân bị sỏi tiết niệu

Hệ tiết niệu của con người được cấu thành từ các bộ phận: thận phải, thận trái, bàng quang, niệu đạo và 2 niệu quản. Bất kỳ bộ phận nào có sự xuất hiện của viên sỏi thì đều được gọi chung là sỏi đường tiết niệu

Hầu hết các loại sỏi đều được hình thành tại vị trí thận, rồi đi xuống các cơ quan như bàng quang, niệu quản, niệu đạo… theo dòng nước tiểu. Trong đó, các loại sỏi được tìm thấy nhiều nhất là: sỏi calcium (chiếm 85% trường hợp mắc sỏi tiết niệu), sỏi phosphat (chiếm khoảng 5 – 15%), sỏi oxalat, sỏi cystin, sỏi acid uric… 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi đường tiết niệu. Trước hết cần hiểu rõ về cấu tạo của sỏi tiết niệu, bao gồm 2 thành phần đặc trưng là:

  • Các tinh thể canxi và oxalat, ngoài ra có thể có urat, magie, cystine, phosphate. Các chất này bình thường được hòa trong nước tiểu nhưng do lượng quá lớn hoặc quá ít nước mà chúng kết tinh lại thành chất rắn.

  • Các mucoprotein có trong nước tiểu, có vai trò như một chất keo kết dính những tinh thể cứng trên với nhau, từ đó tạo thành viên sỏi kích thước lớn. 

Như vậy, nguyên nhân hình thành sỏi đường tiết niệu là do sự kết tủa của các ion trong nước tiểu lắng đọng lại gây ứ chậm nước tiểu. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến quá trình này, chẳng hạn như: 

Nguyên nhân mắc bệnh sỏi đường tiết niệu là do đâu?

Nguyên nhân mắc bệnh sỏi đường tiết niệu là do đâu?

Lạm dụng thuốc trị bệnh lâu ngày

Phổ biến nhất là dùng canxi dài ngày trong chữa trị và phòng ngừa bệnh loãng xương. Đặc biệt, ở bệnh nhân lớn tuổi, khả năng hấp thụ canxi kém trong khi quá trình bài tiết canxi tăng. Vì thế, nếu không tuân thủ theo đúng liều lượng chỉ định phù hợp hoặc không theo dõi trong quá trình sử dụng, nồng độ canxi trong nước tiểu ngày càng tăng, dễ lắng đọng thành sỏi thận. 

Ngoài ra, việc lạm dụng bổ sung quá nhiều vitamin C dược phẩm trong thời gian dài cũng dễ dẫn đến bệnh sỏi đường tiết niệu. Nguyên nhân là do vitamin C được nạp vào cơ thể chuyển hóa tạo ra sản phẩm trung gian là acid oxalic, loại chất này sẽ đào thải qua thận. 

Thói quen uống quá ít nước

Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và trong hoạt động của hệ tiết niệu cũng vậy. Thận sẽ bài tiết những chất dư thừa hòa trong nước tiểu, sau đó đẩy xuống bàng quang và được cơ thể đưa ra bên ngoài. Tuy nhiên, thói quen uống quá ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu ít đi, trong khi đó các ion lại liên tục được thận đào thải ra. 

Điều này khiến cho nồng độ ion trong nước tiểu tăng cao, nước tiểu bị đọng ở thận cũng như bàng quang trong thời gian dài. Nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc cơ quan khác của đường tiết niệu là tương đối cao. 

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là nhiễm trùng mãn tính cũng là nguyên nhân phổ biến gây sỏi tiết niệu. Tế bào thận bị tổn thương và sưng viêm trong nhiễm trùng dẫn đến hoạt động bài tiết bị ảnh hưởng. Niêm mạc niệu quản, bàng quang, niệu đạo bị nhiễm trùng và viêm dễ gây lắng đọng canxi, oxalate dẫn đến hình thành sỏi đường tiết niệu

Bị sỏi tiết niệu do mắc bệnh lý khác 

Các nhà khoa học còn tìm thấy mối liên hệ giữa sỏi tiết niệu với một số bệnh lý khác như: bệnh tiểu khung, dị dạng đường tiểu, u đường tiểu, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến. Tất cả những bệnh lý này đều dẫn đến hậu quả là hiện tượng lắng đọng nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi  tiết niệu và nhiễm trùng hệ tiết niệu. 

Xem thêm: Sỏi tiết niệu là gì? Các loại sỏi tiết niệu thường gặp

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sỏi đường tiết niệu có biểu hiện như thế nào?

Việc phát hiện sỏi đường tiết niệu kịp thời sẽ là điều kiện tích cực cho quá trình chữa trị bệnh sau này. Tuy nhiên, hầu hết người mắc sỏi tiết niệu rất khó nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Phải đến khi đi thăm khám mới phát hiện ra có sỏi hình thành trong đường tiết niệu. 

Thông thường, khi bị sỏi tiết niệu người bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Những bất thường khi đi tiểu như tiểu đau buốt, đái khó, đái ra máu, nước tiểu biến màu… 

  • Xuất hiện các cơn đau, quặn thắt với nhiều mức độ ở vùng hông, lưng. Ban đầu có thể nhẹ nhàng, sau đó lan ra những bộ phận khác và đau âm ỉ kéo dài. 

  • Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ phát sốt kèm theo cảm giác buồn nôn, chóng mặt. 

Các tác hại do sỏi tiết niệu gây ra 

Sỏi đường tiết niệu được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm bởi những cơn đau quặn thận dữ dội kèm các triệu chứng bất thường khi đi tiểu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh sỏi tiết niệu còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm, nhiễm trùng tiết niệu

Sỏi tiết niệu đa phần đều rất cứng, có nhiều góc cạnh sắc nhọn nên khi chúng di chuyển theo dòng tiểu sẽ cọ xát gây trầy xước, tổn thương, rách niêm mạc đường niệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng hệ tiết niệu. 

Mặt khác, yếu tố này cũng thúc đẩy quá trình xơ hóa ở nhu mô thận gây suy giảm chức năng của thận. Biểu hiện điển hình để nhận biết tình trạng nhiễm trùng tiết niệu là xuất hiện cơn đau quặn thận lan xuống vùng bụng, tiểu buốt, mót tiểu, nước tiểu có lẫn máu, mệt mỏi, ớn lạnh… 

Giãn đài bể thận, thận ứ nước

Sỏi tích tụ bên trong đường tiết niệu có thể gây cản trở một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy của nước tiểu. Tùy từng trường hợp bị sỏi đường tiết niệu cụ thể mà người bệnh gặp những biến chứng khác nhau:

  • Sỏi gây tắc nghẽn hoàn toàn: Áp lực tại xoang thận tăng cao đột ngột khiến thận ngừng bài tiết nước tiểu. Nếu xảy ra ở cả hai bên thận thì người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô niệu, tính mạng bị đe dọa. 

  • Sỏi gây tắc nghẽn một phần: Áp lực xoang thận tăng lên từ từ, thể tích đài thận tăng làm mỏng dần nhu mô tại thận và gây ra hiện tượng thận ứ nước. Lâu dần, nhu mô thận, ống dẫn niệu bị xơ hóa mất hoàn toàn chức năng. 

Nhiễm khuẩn huyết

Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi đường tiết niệu, có thể đe dọa đến tính mạng. Vi khuẩn gây viêm hệ tiết niệu có thể tấn công vào máu gây nhiễm khuẩn huyết với những biểu hiện như ớn lạnh, sốt cao, nhịp tim nhanh, khó thở, hạ thân nhiệt… 

Hoại tử thận, suy thận

Khi sỏi di chuyển, cọ xát đường tiết niệu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, phù nề, lâu ngày dẫn đến xơ hóa nhu mô thận, ống dẫn niệu và hoại tử thận. Hệ lụy cuối cùng gây suy giảm chức năng của thận, dẫn đến tình trạng suy thận cấp tính hoặc mãn tính. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chữa trị sỏi đường tiết niệu hiện nay

Căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn khi sỏi còn chưa tăng kích thước. Tuy nhiên, nếu đã để sỏi phát triển to, gây ra nhiều biến chứng phức tạp thì thời gian chữa trị sẽ kéo dài và tốn kém về chi phí hơn. Một số biện pháp điều trị sỏi đường tiết niệu được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ tư vấn biện pháp trị sỏi tiết niệu phù hợp

Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ tư vấn biện pháp trị sỏi tiết niệu phù hợp

✦ Phương pháp điều trị nội khoa tại nhà dành cho những trường hợp bị sỏi tiết niệu có kích thước < 5mm, nhỏ và chưa để lại biến chứng nguy hiểm gì. 

✦ Đối với sỏi > 9mm và gây ra biến chứng, không thể can thiệp phẫu thuật do thận đã bị ảnh hưởng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Tuy nhiên, kết quả vẫn chỉ là cải thiện triệu chứng bệnh, giảm đau, không thể điều trị dứt điểm. Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu là: thuốc làm mòn sỏi, thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn niệu quản. 

 Khi viên sỏi quá lớn khiến chức năng đào thải bị vô tác dụng thì cần phải loại bỏ sỏi tiết niệu. Một số phương pháp y học tiên tiến thường được áp dụng là phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da (PCNL), nội soi tán sỏi ngược dòng, thủ thuật tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)… 

Như vậy, sỏi tiết niệu không chỉ là căn bệnh phổ biến mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng nếu chậm trễ điều trị. Vì thế, mỗi người cần chủ động trang bị các kiến thức về sỏi đường tiết niệu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị để phòng ngừa hiệu quả, nhận biết sớm, chữa trị kịp thời.

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh sỏi tiết niệu hoặc đặt lịch hẹn khám bệnh, vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương Biên Hòa sẽ ngay lập tức giải đáp và hỗ trợ tận tình.