Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường xảy ra khi con người bước vào độ tuổi trung niên. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời vì càng để lâu bệnh sỏi tiết niệu càng gây ra nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sỏi tiết niệu là gì? Các loại sỏi tiết niệu thường gặp qua những chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu sỏi tiết niệu là gì? 

Hệ tiết niệu của con người được hình thành từ những cơ quan như: thận trái, thận phải, bàng quang, niệu đạo và 2 niệu quản. Bất cứ bộ phận nào có sự xuất hiện của sỏi đều được gọi chung là bệnh sỏi tiết niệu. Vậy, cụ thể bệnh sỏi tiết niệu là gì

Sỏi tiết niệu hay còn được gọi là bệnh sỏi niệu, là tình trạng xuất hiện các viên sỏi được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của nhiều tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Phần lớn các viên sỏi bắt đầu hình thành ở 2 thận, sau đó di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra khỏi cơ thể nên nhiều người quen gọi là bệnh sỏi thận hơn. 

Theo nghiên cứu gần đây, nước ta có khoảng 2% – 12% dân số trong nhiều độ tuổi mắc bệnh sỏi tiết niệu. Con số này đã chứng minh sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến nên việc nắm rõ sỏi tiết niệu là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân sỏi tiết niệu là hết sức cần thiết để phòng tránh mắc bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. 

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở người lớn tuổi

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở người lớn tuổi

Các loại sỏi đường tiết niệu phổ biến

Theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế, có nhiều loại bệnh sỏi đường tiết niệu khác nhau. Nhưng thường người ta sẽ dựa vào thành phần hóa học và vị trí xuất hiện sỏi tiết niệu để phân loại bệnh:

Phân loại sỏi tiết niệu dựa vào thành phần hóa học

  • Sỏi Calci: Đây là loại sỏi tiết niệu thường gặp nhất, chiếm 80% – 90% trong tổng số các ca mắc bệnh. Sỏi Calci có đặc điểm là rất cứng, hình dáng gồ ghề và có màu vàng hoặc màu nâu.

  • Sỏi Cystine: Vị trí xuất hiện chủ yếu của sỏi Cystine là ở thận phải và thận trái với đặc điểm bề mặt trơn láng, cứng, nhiều cục nhỏ. 

  • Sỏi Urate: Đối với sỏi Urate rất khó nhìn thấy khi chụp X-quang bởi vì chúng có thể kết tủa ngay trong chủ mô tại 2 thận và không cản quang.

  • Sỏi Magnesium Ammonium Phosphate: Sỏi thường hình thành do tình trạng nhiễm trùng niệu đạo lâu ngày gây ra nên còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Loại sỏi này thường có đặc điểm là kích thước lớn, có màu vàng và hơi bở. 

Phân loại sỏi tiết niệu dựa vào vị trí xuất hiện

  • Sỏi trong thận: Bao gồm sỏi bể và sỏi đài thận, thường gây ra triệu chứng đau đớn quằn quại và dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nếu chậm chữa trị.

  • Sỏi niệu quản: Nguyên nhân sỏi tiết niệu quản là do sỏi di chuyển từ bể thận xuống cơ quan niệu đạo và gây nên hiện tượng tắc đường tiết niệu, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội, gặp khó khăn khi đi tiểu tiện. 

  • Sỏi niệu đạo: Sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu di chuyển đến niệu đạo và bị mắc kẹt ở đây. Sỏi niệu đạo thường gây ra triệu chứng bí tiểu cấp làm cho bệnh nhân vô cùng khó chịu, bị chảy máu bất thường ở niệu đạo.

  • Sỏi bàng quang: Hơn 80% là do sỏi từ thận, niệu đạo rớt xuống hoặc do bế tắc vùng niệu đạo, cổ bóng đái. Loại sỏi bàng quang thường gặp chủ yếu ở nam giới lớn tuổi và ít xảy ra ở nữ giới. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân sỏi tiết niệu là do đâu?

Trên thực tế vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu y học nào chứng minh chi tiết, rõ ràng về nguyên nhân hình thành nên sỏi đường tiết niệu. Nhưng các chuyên gia cho biết, bệnh sỏi tiết niệu có thể xuất hiện nếu người bệnh:

 Lạm dụng thuốc trị bệnh trong thời gian dài

Phổ biến nhất là dùng Canxi trong điều trị và chữa bệnh loãng xương dài ngày. Đặc biệt ở người bệnh lớn tuổi, khả năng hấp thụ Canxi thường khá kém trong khi khả năng bài tiết Canxi lại tăng. Nếu như người bệnh không tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian dùng thuốc rất dễ gây ra tình trạng nồng độ Canxi trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại thành sỏi trong thận. 

Ngoài ra, lạm dụng quá nhiều Vitamin C trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao. Nguyên nhân sỏi tiết niệu là do Vitamin C sau khi hấp thụ sẽ được cơ thể chuyển hóa tạo ra sản phẩm trung gian acid oxalic, loại chất này thường được đào thải qua thận. 

Việc uống ít nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu

Việc uống ít nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu

➔ Thói quen uống quá ít nước

Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể mà còn hỗ trợ cho hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn. Thận sẽ bài tiết các chất dư thừa hòa trong nước tiểu rồi đẩy xuống bàng quang, sau đó được cơ thể đưa ra bên ngoài. Tuy nhiên, do thói quen uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày, khiến cho lượng nước tiểu ít đi, trong khi đó các ion liên tục được thận đào thải, về lâu dài gây hình thành nên sỏi tiết niệu. 

 Biến chứng của tình trạng nhiễm trùng đường tiểu

Đây là một trong những nguyên nhân sỏi tiết niệu thường gặp nhất hiện nay. Tế bào thận bị tổn thương, sưng viêm khiến cho hoạt động của hệ bài tiết bị ảnh hưởng. Lúc này, niêm mạc ở niệu đạo, niệu quản và bàng quang bị nhiễm trùng nên dễ xảy ra tình trạng lắng đọng Canxi, Oxalate, dẫn đến hình thành các sỏi tiết niệu.

➔ Sỏi tiết niệu hình thành do các bệnh lý khác

Trong một số tài liệu nghiên cứu về sỏi tiết niệu là gì, các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa bệnh sỏi đường tiết niệu với những căn bệnh như: tiểu khung, u đường tiết niệu, dị dạng đường tiểu và tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.

Tất cả những căn bệnh này đều dẫn đến hậu quả là gây ra tình trạng lắng đọng nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu có dấu hiệu như thế nào?

Việc phát hiện sớm bệnh sẽ là điều kiện tích cực cho quá trình điều trị bệnh lý sau này. Thế nhưng, bệnh sỏi tiết niệu rất khó nhận biết vào giai đoạn đầu do không có triệu chứng rõ ràng. Phải đến khi xuất hiện nhiều biểu hiện nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì người bệnh mới đi thăm khám và phát hiện bệnh. 

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì người bệnh vẫn có thể nhận biết sỏi tiết niệu sớm qua các triệu chứng như:

 Nước tiểu biến màu, đái ra máu, đái ngắt quãng, đau buốt mỗi khi đi tiểu…

✛ Xuất hiện các cơn đau đớn, quặn thắt theo nhiều mức độ ở vùng hông và vùng lưng. Ban đầu, cơn đau có thể nhẹ nhàng nhưng sau đó lan rộng đến bẹn và gây đau âm ỉ, không có dấu hiệu thuyên giảm. 

✛ Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi… cũng là dấu hiệu bệnh sỏi tiết niệu nếu người bệnh bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu. 

Sỏi tiết niệu thường không rõ ràng vào giai đoạn đầu

Sỏi tiết niệu thường không rõ ràng vào giai đoạn đầu

Các phương pháp chữa trị bệnh sỏi đường tiết niệu hiệu quả

Với sự phát triển của lĩnh vực y học, bệnh sỏi tiết niệu có thể chữa dứt điểm bằng nhiều phương pháp hiện đại khác nhau. Tuy nhiên, để áp dụng đúng phương pháp cho từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa cần dựa vào nguyên nhân sỏi tiết niệu, mức độ nặng nhẹ, sỏi tiết niệu dấu hiệu như thế nào, thể trạng sức khỏe người bệnh…

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu đường sử dụng phổ biến hiện nay:

✛ Sử dụng thuốc: Thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp sỏi tiết niệu có kích thước nhỏ, dưới 5mm và chưa gây ra biến chứng nguy hiểm gì. Ngoài ra, nếu kích thước của sỏi thận lớn hơn 9mm và để lại nhiều biến chứng và không thể tiến hành phẫu thuật do thận đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, thuốc làm mòn sỏi, thuốc làm giãn cơ trơn niệu đạo… cho bệnh nhân dùng.

✛ Can thiệp y khoa: Khi sỏi quá lớn, khiến chức năng đào thải bị tắc nghẽn nặng, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp y học tân tiến là: phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da (PCNL), nội soi tán sỏi ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)… 

Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả, ngăn chặn tái phát trở lại thì bên cạnh thực hiện theo các khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên tìm hiểu về bị sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Theo đó, ở những người bị bệnh sỏi tiết niệu nên bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm dồi dào Canxi… để mau chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh sỏi thận. 

Đồng thời, người bệnh cần hạn chế sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá), tránh ăn những món nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đạm động vật… vì những loại thực phẩm này có thể khiến bệnh trở nặng, gây khó khăn trong việc điều trị.

Tại địa phận Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phòng khám Đa khoa Thái Dương là địa chỉ y tế điều trị bệnh sỏi tiết niệu chất lượng, uy tín mà bạn có thể tham khảo. Bởi vì, Đa khoa Thái Dương Biên Hòa không chỉ có đầy đủ giấy phép hoạt động mà còn hội đội ngũ bác sĩ đầu ngành tài giỏi, dày dặn kinh nghiệm và luôn tận tâm, hết mình với bệnh nhân.

Hơn nữa, phòng khám Thái Dương còn có dịch vụ y tế chu đáo, cơ sở vật chất khang trang, quy trình khám chữa bệnh hết sức chuyên nghiệp, đặt lịch hẹn tiện lợi, bảo mật thông tin tuyệt đối, chi phí công khai minh bạch, thời gian làm việc linh hoạt… chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng trong suốt quá trình khám chữa bệnh sỏi tiết niệu tại đây.

Ngoài những thắc mắc về sỏi tiết niệu là gì? Các loại sỏi tiết niệu thường gặp, nếu còn điều gì chưa rõ, vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia hỗ trợ chu đáo và nhanh chóng nhất.