Viêm tiết niệu khi mang thai là một bệnh lý rất thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hay ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cùng tìm hiểu những thông tin về cách xử lý cho bà bầu viêm tiết niệu khi mang thai hiệu quả trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây viêm tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra do sự tấn công, xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở niệu đạo, bàng quang. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm tiết niệu có thể xảy ra ở thận, gọi là viêm bể thận hay nhiễm trùng thận.

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh viêm tiết niệu. Nguyên nhân viêm tiết niệu ở mẹ bầu thường bắt nguồn từ những lý do sau đây:

Do niệu đạo ngắn

Ở phụ nữ đang mang thai nói riêng và chị em phụ nữ nói chung, khoảng cách từ niệu đạo đến hậu môn rất ngắn. Do đó, nếu không chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào niệu đạo và di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu khiến chúng bị viêm.

Thay đổi hormone

Sự rối loạn hormone trong quá trình mang thai có thể dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho các mẹ bầu.

Do áp lực lên bàng quang

Khi mang thai, tử cung của các mẹ bầu ngày càng phát triển to gây áp lực lên bàng quang và khiến cho đường thoát nước tiểu bị thu hẹp. Lượng nước tiểu còn sót lại có thể chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Các nguyên nhân khác

Lau chùi hậu môn từ sau ra trước, suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, thụt rửa âm đạo không đúng cách, dùng xà phòng và dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh, quan hệ tình dục…

Viêm tiết niệu khi mang thai có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi

Dấu hiệu nhận biết viêm tiết niệu khi mang thai

Nếu bị viêm đường tiết niệu khi mang thai, viêm đường tiết niệu sau sinh, các chị em sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

– Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu khá ít.

– Khó tiểu, tiểu rắt, tiểu đau buốt và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

– Mỗi lần đi tiểu xong vẫn có cảm giác tiểu chưa hết, còn sót nước tiểu trong bàng quang.

– Đau ở vùng bụng dưới hoặc đau lưng.

– Nước tiểu có mùi hôi, nước tiểu đục, đôi khi có lẫn máu.

– Có thể sốt, buồn nôn, ớn lạnh.

– Quan hệ tình dục thấy đau rát.

– Mất kiểm soát tại bàng quang gây ra tình trạng rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ.

Viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Về thắc mắc mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai bị viêm tiết niệu nếu không chữa trị kịp thời có thể đối mặt với những nguy hiểm sau đây:

Nhiễm khuẩn thường

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở dạng này khi mang thai có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận, nguy hiểm cho thai phụ.

Viêm bàng quang cấp

Khi mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu thấp sẽ gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện rất khó chịu, nếu không điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nguy cơ viêm thận – bể thận cấp.

Viêm thận – bể thận cấp

Trường hợp bà bầu bị viêm đường tiết niệu cao mà không chủ động khám chữa sớm có thể dẫn đến suy thận cấp, bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… Thai nhi cũng dễ bị suy thai, sinh non…Trường hợp viêm tiết niệu khi mang thai này nặng nhất và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng.

Viêm cầu thận cấp

Triệu chứng của tình trạng này khiến nhiều người dễ nhầm với tiền sản giật. Nếu để lâu mà không kịp điều trị, cả sản phụ và thai nhi trong bụng đều có khả năng tử vong.

Suy thận cấp

Biến chứng viêm tiết niệu khi mang thai này khiến cho bé bị nhẹ cân, có thể gây ra tình trạng sảy thai, sinh non tháng hay thai chết lưu trong bụng (tỷ lệ tử vong cao ở cả người mẹ và bé).

Tăng huyết áp

Huyết áp của thai phụ tăng trên 140/80 mmHg thường xuất hiện trong thời điểm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ do tình trạng thiếu máu cục bộ rau thai.

Tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén

Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của tình trạng viêm tiết niệu khi mang thai. Sản giật với các cơn co giật toàn thân có thể nguy hiểm cho cả thai nhi và người mẹ.

Chính vì vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm, các mẹ bầu nên thực hiện thăm khám sớm tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín khi có dấu hiệu của bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách điều trị viêm tiết niệu khi mang thai

Khi bị viêm đường tiết niệu, phụ nữ mang thai có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Bà bầu bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Một số loại kháng sinh không ảnh hưởng đến thai nhi có thể được bác sĩ sử dụng để bà bầu điều trị phải kể đến là: ampicillin, erythromycin, amoxicillin + acid clavulanic hoặc cephalexin + nitrofurantoin. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, các mẹ bầu cần dùng đủ liều lượng thuốc đã được kê đơn bởi bác sĩ, không tự ý sử dụng hay tự ý ngưng thuốc ngay cả khi thấy các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.

Viêm tiết niệu khi mang thai thường điều trị bằng thuốc kháng sinh

Cùng với đó, bà bầu bị viêm tiết niệu khi mang thai cần lưu ý những điều sau để việc chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất:

– Không được nhịn đi tiểu.

– Luôn giữ cho vùng kín sạch sẽ.

– Tăng cường bổ sung các loại rau quả trong chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

– Uống nhiều nước mỗi ngày, nhiều hơn 2 lít nước.

Với trường hợp viêm đường tiết niệu nặng, bị viêm thận cấp, người bệnh sẽ được điều trị tích cực tại cơ sở y tế. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho người bệnh uống kháng sinh theo phác đồ hoặc các loại kháng sinh phổ rộng cho bà bầu. Người bệnh sẽ được đánh giá tình trạng mạch, nhiệt độ cũng như huyết áp thường xuyên. Trường hợp quá nặng có thể tiến hành phương pháp chạy thận nhân tạo.

Biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh và khi mang thai

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai và sau sinh, các chị em nên lưu ý thực hiện những điều sau đây:

Các biện pháp phòng tránh viêm tiết niệu khi mang thai

✔ Uống nhiều nước, ít nhất uống 2 lít nước, khoảng 8 ly nước trong một ngày.

✔ Không nên nhịn tiểu. Cố gắng đi tiểu ngay khi buồn tiểu.

✔ Sau khi đi đại tiện, vệ sinh hậu môn đúng cách, lau từ trước ra sau, không nên lau từ sau ra trước để tránh phân từ sau dính vào niệu đạo gây viêm nhiễm.

✔ Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày bằng xà phòng trung tính và nước.

✔ Vệ sinh bộ phận sinh dục và đi tiểu trước cũng như sau khi quan hệ tình dục.

✔ Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa mạnh và xà phòng gây kích ứng bộ phận sinh dục, tạo môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa để lựa chọn được sản phẩm phù hợp trong thời gian mang thai. Lưu ý không thụt rửa vào âm đạo khi mang thai.

✔ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

✔ Lựa chọn đồ lót có kích cỡ phù hợp, chất lượng làm bằng cotton, thấm hút mồ hôi tốt để giúp vùng kín khô thoáng, hạn chế bị nhiễm khuẩn vì vi khuẩn thường sinh sôi và phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, ẩm ướt.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề cách xử lý cho bà bầu viêm tiết niệu khi mang thai, hy vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.