Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và có thể để lại biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời. Vậy, làm sao để nhận biết bị nhiễm trùng tiết niệu? Cùng tìm hiểu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tổng quan về bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu bao gồm thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Thông thường, nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra chủ yếu do vi khuẩn. Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp, bệnh lý có thể khởi phát do nấm hoặc virus.

Phần lớn hiện tượng nhiễm trùng thường xảy ra ở các cơ quan tiết niệu dưới như niệu đạo, bàng quang và hiếm khi hình thành tại niệu quản và thận. Mặc dù ít gặp hơn nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu trên có mức độ nghiêm trọng hơn và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. 

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu do đâu?

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tiết niệu là vi khuẩn, chúng xâm nhập vào niệu đạo rồi di chuyển đến các cơ quan khác như bàng quang, thận, niệu quản và gây bệnh. Trong đó, loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng tiết niệu có tên khoa học là Escherichia Coli (E.Coli). Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: 

Vi khuẩn là thủ phạm chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn là thủ phạm chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

 Hoạt động tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus herpes, vi khuẩn lậu cầu, Mycoplasma,… dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. 

 Do cấu tạo cơ quan tiết niệu ở nữ: Phụ nữ thường có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới do cấu tạo của hệ tiết niệu. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ khá ngắn và có vị trí nằm gần cửa âm đạo. Vì thế, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong, di chuyển đến bàng quang, niệu quản, thận và gây bệnh. 

➽ Giai đoạn mãn kinh: Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt hoàn toàn do hàm lượng estrogen suy giảm. Sự sụt giảm nội tiết tố một cách đột ngột có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan bài tiết nước tiểu và gây nên ổ viêm nhiễm.

➽ Đang sử dụng ống thông tiểu: Một số bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn người bình thường. 

➽ Hệ miễn dịch suy yếu: Các bệnh lý đái tháo đường, HIV/AIDS,… khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu. 

➽ Vệ sinh cá nhân kém: Vùng kín của nữ giới luôn trong tình trạng ẩm ướt, vì vậy nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. 

➽ Mắc bệnh sỏi tiết niệu: Sự xuất hiện của sỏi tiết niệu có thể khiến cho nước tiểu ứ đọng ở bàng quang trong một thời gian dài. Điều này tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. So với viêm đường tiết niệu dưới, hiện tượng nhiễm trùng ở cơ quan tiết niệu trên thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. 

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu dưới

Những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (niệu đạo và bàng quang) thường gặp nhất là: đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục hoặc có màu đậm kèm mùi hôi khó chịu, đôi khi trong nước tiểu có lẫn máu. 

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới thường gây ra các cơn đau trực tràng. Trong khi đó, nữ giới khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường bị đau ở bụng dưới và vùng chậu. 

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu trên

Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên (niệu quản và thận) cũng sẽ gặp các triệu chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu dưới nhưng thường đi kèm với hiện tượng sốt, ớn lạnh, rét run, buồn nôn, nôn ói, đau một bên mạn sườn, đau ở vùng lưng và hai bên lưng,… 

Xem thêm: Chi phí điều trị viêm đường tiết niệu tại Biên Hòa – Đồng Nai

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn, nghiêm trọng hơn gây nhiễm trùng máu đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu

Để xác định vị trí nhiễm trùng, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý, bên cạnh thăm khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số loại xét nghiệm chẩn đoán sau: 

 Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm mẫu nước tiểu là phương pháp chẩn đoán bắt buộc đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Kết quả phân tích mẫu nước tiểu có thể cho thấy sự hiện diện của mầm bệnh hoặc sự tăng lên bất thường của tế bào hồng cầu và bạch cầu. 

❖ Nuôi cấy vi khuẩn: Khi nhận thấy sự hiện diện của vi khuẩn trong mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích xác định chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu trước khi đưa ra phác đồ chữa trị. 

❖ Nội soi bàng quang: Bác sĩ sử dụng ống nội soi nhỏ đưa vào niệu đạo và bàng quang nhằm quan sát những dấu hiệu bất thường ở trong cơ quan này. Kỹ thuật chẩn đoán này thường được thực hiện với những trường hợp có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần. 

 Xét nghiệm hình ảnh: MRI và CT có thể được bác sĩ chỉ định với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần. Hình ảnh hiển thị từ các xét nghiệm này có thể cho thấy sự bất thường của cấu trúc niệu đạo. 

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác tùy vào triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu lâm sàng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Cách điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở nam và nữ giới thường không có sự khác biệt. Nguyên tắc điều trị bệnh là ức chế nhiễm trùng, cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ, vị trí nhiễm trùng và triệu chứng viêm đường tiết niệu lâm sàng: 

Bệnh nhiễm trùng tiết niệu điều trị chủ yếu bằng kháng sinh

Bệnh nhiễm trùng tiết niệu điều trị chủ yếu bằng kháng sinh

✜ Nhiễm trùng cấp

Với nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính, kháng sinh là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị bệnh. Loại kháng sinh được chỉ định sẽ tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp cụ thể.

Một số loại kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: Cephalexin, Nitrofurantoin, Ciprofloxacin, kháng sinh phối hợp Trimethoprim và Sulfamid,… Song song với việc sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm sốt và giảm đau nhức như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,… 

 Nhiễm trùng tái phát

Với trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bác sĩ chuyên khoa có thể đưa phương pháp điều trị và phòng ngừa như sau:

  • Dùng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài (khoảng 6 tháng) có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng 1 liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm  khuẩn bắt tiết niệu nguồn từ hoạt động tình dục. 

  • Liệu pháp estrogen: Trong trường hợp nhiễm trùng tiết niệu có liên quan đến thời kỳ mãn kinh, người bệnh có thể được cân nhắc áp dụng liệu pháp estrogen. Tuy nhiên, trước khi thực hiện liệu pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ loại trừ các tình trạng bệnh lý có phụ thuộc vào nồng độ nội tiết tố estrogen. 

✜ Nhiễm trùng mức độ nặng

Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở mức độ nặng như viêm bể thận cấp, có thể phải điều trị nội trú tại phòng khám. Trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dùng kháng sinh đường tiêm và điều trị triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu để kiểm soát tiến triển của bệnh, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Qua thông tin tìm hiểu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh nhiễm trùng tiết niệu, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi tới Hotline: 037.891.5690 để được các chuyên gia y tế giải đáp và hỗ trợ tận tình.