Giun không chỉ xâm nhập vào cơ thể của trẻ em mà còn ở cả người lớn. Nhiễm giun gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Giun ký sinh trong cơ thể con người sẽ hút những chất dinh dưỡng và gây ra rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của con người. Do đó, hiểu rõ về triệu chứng bị nhiễm giun ở người lớn là vô cùng cần thiết.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân bị nhiễm giun ở người lớn

Nhiễm giun đường tiêu hóa phát triển mạnh ở những nước đang phát triển và có khí hậu ẩm nóng, điển hình như nước ta hiện nay. Nhiễm giun thường không có biểu hiện rõ ràng như các bệnh cấp tính cần đến ngay cơ sở y tế cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh để lâu dài có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn ở trẻ em hoặc tắc ruột, thiếu chất ở người lớn.

Ở những trường hợp nặng hơn, ấu trùng giun luân chuyển trong máu có thể làm giảm thị lực, co giật. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi.

Ăn những thực phẩm chưa nấu chín có thể dễ bị nhiễm giun

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm giun, đa số xuất phát từ việc sinh hoạt và ăn uống không sạch sẽ. Dưới đây là một số nguyên nhân bị nhiễm giun thường gặp:

✔ Đi bộ chân đất trong vườn, sân chơi hoặc bất cứ vùng đất nào bị nhiễm bệnh, ví dụ như ấu trùng giun móc sẽ chui qua da khi bạn đi bộ chân trần.

✔ Vô tình ăn phải trứng giun thông qua việc ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc, cá và thịt có chứa trùng roi hoặc giun tròn.

✔ Rửa trái cây và rau bằng nguồn nước bị ô nhiễm.

✔ Giun ký sinh từ vật nuôi truyền sang cho chủ nhân.

✔ Tiếp xúc với đất đã bị ô nhiễm phân người từ những người bị bệnh.

✔ Không rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh. 

✔ Việc đi vệ sinh ở ngoài trời cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm giun.

Nhận biết những triệu chứng bị giun ở người lớn

Theo các chuyên gia, những triệu chứng bị giun ở người lớn bao gồm:

Triệu chứng bị giun ở người lớn

Xuất hiện cơn ho thất thường, đôi khi bạn bị khản tiếng lạc giọng, giấc ngủ không ngon, dễ giật mình khi ngủ, tiết nhiều nước bọt về đêm, thậm chí có khi ướt cả gối.

Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa cũng là cách nhận biết bị nhiễm giun, điển hình như đầy bụng, ăn không ngon, ăn không tiêu, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, thường đi ngoài phân sống, lỏng tanh, nếu người bệnh nhiễm giun kim còn có triệu chứng bị ngứa hậu môn, đặc biệt là về đêm…

Triệu chứng bị giun ở người lớn lâm sàng còn là xuất hiện cơn đau quanh vùng rốn, cơn đau này thường khỏi tự nhiên và người bệnh có thể bị nôn ói hay đi đại tiện ra giun. Đôi khi còn đau vùng gan giống như triệu chứng viêm đường mật.

Các triệu chứng bị giun ở người lớn nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: Bụng trướng (sưng tấy), cảm giác đau bụng dữ dội, khó thở, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, giảm cân (đối với trường hợp nhiễm sán dây), thiếu máu (đối với trường hợp nhiễm giun móc)…

Nếu xuất hiện những triệu chứng bị giun ở người lớn trên đây, bạn cần đi thăm khám, tiến hành xét nghiệm để biết chính xác bản thân mình có phải nhiễm giun hay không, nếu có thì nhiễm loại giun gì để dùng thuốc điều trị thích hợp. Chẳng hạn như cách tẩy giun móc khác với cách tẩy giun đũa và giun kim. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để uống khi không có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các biện pháp phòng tránh bị nhiễm giun

Để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm giun, bạn cần lưu ý và thực hiện những điều sau đây:

Để phòng tránh bị nhiễm giun mọi người nên thực hiện tẩy giun định kỳ

Cắt đứt nguồn nhiễm giun, điều trị hiệu quả cho người bị nhiễm giun, thực hiện tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong 1 năm). Nên sử dụng thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ. 

Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra môi trường. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ để bón ruộng. 

Không để ruồi nhặng bâu vào thức ăn. Không để chó, gà, heo… tha phân đi khắp nơi gây ô nhiễm môi trường.

Không ăn uống đồ chưa nấu chín, đồ ăn ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm với nguồn nước sạch.

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên tắm rửa, giữ gìn vệ sinh cá nhân, không nghịch bẩn, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. 

Cắt móng tay, mang giày dép thường xuyên, không đi chân trần xuống đất, mang bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề triệu chứng bị giun ở người lớn, hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu còn điều gì băn khoăn về dấu hiệu nhiễm giun sán, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí.