Ăn vào là đau bụng tiêu chảy gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh thiếu tự tin mỗi khi ăn uống, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu cho thấy một số bệnh về đường ruột. Hãy cùng tìm hiểu tại sao mỗi khi ăn vào là đau bụng tiêu chảy trong bài viết sau đây để có cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân ăn vào là đau bụng tiêu chảy

Về thắc mắc ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì, các chuyên gia cho biết: Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn xong là phải đi ngoài luôn. Do sau khi ăn, thức ăn sẽ dồn xuống dạ dày, hệ tiêu hóa sẽ dồn máu để tiêu hóa hết chỗ thức ăn, nên dẫn đến nhu động ruột tăng để giúp đại tràng co bóp, đẩy lượng thức ăn có trong ruột ra ngoài. Do đó, có nhiều trường hợp sau khi ăn xong có thói quen đi ngoài ngay thì đây là một điều bình thường. 

Nhưng nếu tình trạng ăn vào là đau bụng tiêu chảy diễn ra thường xuyên thì là một biểu hiện bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như sau:

Tại sao mỗi khi ăn vào là đau bụng tiêu chảy?

icon Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ruột kích thích có thể là do thức ăn không không hợp vệ sinh, do tâm lý căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, rối loạn nhu động ruột. Tình trạng ăn vào đau bụng tiêu chảy do ruột kích thích thường gặp sau khi ăn sáng, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, bụng đầy hơi, đi ngoài có cảm giác chưa hết phân.

icon Đau dạ dày: Đây là một căn bệnh rất phổ biến cũng như không chừa một ai. Sau khi bạn đã ăn no, sẽ có biểu hiện đau bụng, đi ngoài ít, kèm theo tình trạng ợ hơi, nôn mửa. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày là do thói quen ăn uống không khoa học, không hợp lý. 

icon Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tác dụng phụ của thuốc đã làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy kéo dài. Niêm mạc ruột bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng hấp thụ thức ăn kém, các chất dinh dưỡng bị dồn nén lại một chỗ gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục.

icon Dị ứng với thức ăn: Khi chúng ta bị dị ứng với thức ăn ở mức độ nhẹ, có thể do dạ dày quá nhạy cảm thường gây ra những cơn đau âm ỉ và muốn đi ngoài liên tục sau khi ăn.

Một số mẹo khắc phục tình trạng ăn vào là đau bụng tiêu chảy

Để khắc phục tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài liên tục, mọi người có thể áp dụng một số mẹo như:

– Pha nước ép quả lựu với nước mía, uống 4 lần trong ngày. 

– Bạn có thể ninh cà rốt sau đó nghiền nát và ăn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể ăn súp khoai tây để hạn chế tình trạng tiêu chảy.

– Sau khi ăn, bạn không nên uống đồ lạnh mà hãy dùng 1 tách trà gừng, trà hoa cúc hoặc trà chanh ấm.

– Giữ ấm bụng bằng cách chườm túi giữ nhiệt, chai nước nóng, hoặc khăn ấm lên vùng bụng sau khi ăn sẽ giảm bớt những cơn co cóp thành ruột.

Tuy nhiên nếu bạn bị đau bụng tiêu chảy kéo dài từ 2 đến 3 ngày có kèm theo sốt thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời được thăm khám và điều trị.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những cách phòng tránh tình trạng tiêu chảy

Ở Việt Nam, tiêu chảy là một trong những chứng bệnh có số người mắc phải cao, thậm chí một số trường hợp đã tử vong. Vì vậy việc phòng chống khắc phục tình trạng tiêu chảy là việc làm cần thiết cho mọi người.

– Rửa tay trước khi ăn với xà bông diệt khuẩn.

Đừng quên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn

– Nên lựa chọn những thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein, những món ít bã sẽ có lợi hơn.

– Hạn chế ăn các món ăn có gia vị cay và nóng bởi chúng sẽ làm tăng hoạt động co bóp ruột, không tốt cho những người hay bị ăn vào là đau bụng tiêu chảy

– Các món ăn khó tiêu và có tính nóng như: Sắn, trái cây nhiều đường như mít, xoài, bánh ngọt cũng nên dùng với số lượng ít.

– Tránh ăn những thức ăn để lâu, có thể đã bị ôi thiu, sau khi ăn vào sẽ khiến chúng ta bị đau bụng tiêu chảy.

– Hạn chế ăn thức ăn sống, thức ăn chứa nhiều chất béo; nên tăng cường chất xơ vào bữa ăn.

Người hay bị tiêu chảy không nên ăn đồ sống

– Tránh uống các đồ uống nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

– Lựa chọn ăn tại những cơ sở chế biến sạch sẽ đảm bảo vệ sinh hoặc nếu chúng ta tự chế biến cũng cần phải lưu ý vấn đề này. 

– Trước khi ăn các món lạ, bạn nên uống một ít cháo, cơm, hoặc một ít súp nóng để bảo vệ dạ dày. Tránh uống nước đá, đặc biệt là khi bạn không rõ về nguồn gốc của loại nước đá này.

– Tập thói quen đi đại tiện 1 lần trong ngày vào khung giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Mỗi sáng thức dậy chúng ta thực hiện động tác đơn giản và xoa bụng để kích thích muốn đi ngoài.

– Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao, cung cấp đầy đủ nước.

– Nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng cần đến các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề tại sao mỗi khi ăn vào là đau bụng tiêu chảy. Nếu còn điều gì chưa rõ, đừng ngần ngại gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.