Trễ kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở người phụ nữ và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì kinh nguyệt là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc góp phần tạo nên quá trình thụ tinh. Do đó, khi có biểu hiện trễ kinh, nữ giới nên khắc phục, điều trị sớm để đảm bảo cho sức khỏe sinh sản. Vậy, 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp chị em nữ giới nẵm rõ nguyên nhân cùng cách giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chu kỳ kinh nguyệt là gì, có vai trò như thế nào?

Trước khi đi vào vấn đề chính là vì sao “đến tháng” mà không có kinh nguyệt và 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao thì cũng tìm hiểu sơ lược về chu kỳ kinh nguyệt cùng vai trò của nó đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ. 

Kinh nguyệt là kết quả của việc nội mạc tử cung bong ra mang tính chu kỳ và sự thay đổi nội tiết tố làm máu chảy ra âm đạo từ buồng tử cung. Một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài trung bình trong khoảng 28 ngày với lượng máu mất đi từ 50 – 150ml và số ngày hành kinh 3 – 7 ngày tùy từng cơ địa mỗi ngày. 

Vòng kinh được xem là bình thường khi diễn ra trong 28 đến 32 ngày

Vòng kinh được xem là bình thường khi diễn ra trong 28 đến 32 ngày

Mỗi tháng, kinh nguyệt đều ghé thăm nữ giới vì có sự phối hợp một cách nhịp nhàng về chức năng hoạt động giữa hệ thống cơ quan cùng nội tiết sinh sản. Nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào trong quá trình hoạt động của các cơ quan này thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn. 

Ở mỗi chu kỳ kinh, buồng trứng sẽ rụng từ 1 đến 2 trứng. Khi trứng rụng, nếu gặp được tinh trùng thì sẽ diễn ra sự thụ tinh và lớp niêm mạc tử cung không bong ra nữa vì lúc này nó phải thực hiện chức năng làm tổ cho phôi thai. 

Ngược lại, nếu quá trình thụ tinh không diễn ra thì lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục bong ra để chuẩn bị đào thải cùng máu kinh ra bên ngoài âm đạo. Ví thế, không có kinh nguyệt đồng nghĩa với việc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ đang bị đe dọa. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nguyệt 1 tháng

Để biết được 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao và chọn phương pháp điều trị phù hợp thì cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân “đến tháng” mà lại không có kinh nguyệt thường gặp nhất ở phụ nữ: 

Căng thẳng, áp lực

Trải qua trạng thái tâm lý căng thẳng, áp lực trong suốt thời gian dài rất dễ khiến cho quá trình sản xuất ra hormone giải phóng gonadotropin bị thay đổi, từ đó làm cản trở sự rụng trứng và kinh nguyệt bị rối loạn hoặc mất kinh hoàn toàn. 

Thể dục thể thao quá sức

Nếu tập luyện thể dục thể thao quá sức có thể làm cho hormone tuyến yên và tuyến giáp bị thay đổi dẫn đến quá trình rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường. Hệ lụy sinh ra từ vấn đề này là nữ giới dù đã “đến tháng” nhưng vẫn không có kinh nguyệt. Tất nhiên, nếu việc tập thể dục thể thao chỉ duy trì mỗi ngày khoảng 1 – 2 giờ thì sẽ không phải là nguyên nhân gây trễ kinh. 

Thay đổi đồng hồ sinh học

Vì một lý do nào đó mà lịch trình sinh hoạt của nữ giới bị thay đổi sẽ khiến cho đồng hoạt sinh học của cơ thể cũng thay đổi theo, kết quả là đã “đến tháng” nhưng vẫn không thấy “rụng dâu”.

Tác động từ thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc trầm cảm, thuốc co giật, thuốc tuyến giáp… dễ gây ra hiện tượng trễ kinh hoặc mất kinh nguyệt tạm thời. Bên cạnh đó, sử dụng các biện pháp tránh thai như: đặt vòng IUD chứa nội tiết tố Mirena, cấy que ngừa thai Implanon… cũng có thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh. 

Các nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt 1 tháng thường gặp nhất

Các nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt 1 tháng thường gặp nhất

Cân nặng đột ngột thay đổi

Bỗng nhiên cơ thể phải trải qua sự thay đổi một cách đột ngột và mạnh mẽ về cân nặng cũng có thể khiến chu kỳ kinh diễn ra thất thường, điển hình là trễ kinh. Tình trạng béo phì gây ảnh hưởng đến hormone estrogen và progesterone, thậm chí còn làm suy giảm chức năng sinh sản. Mặt khác, chỉ số khối cơ thể quá cao cũng dễ gây vô kinh ở nữ giới.

Với những người phụ nữ thiếu cân quá nhiều, do cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và chất béo nên không có khả năng sản xuất hormone, kết quả là mất kinh nguyệt tạm thời hoặc chu kỳ kinh không đều. 

Nói chung, việc thay đổi đột ngột về cân nặng, cân nặng tăng hoặc giảm không khoa học sẽ gây trở ngại cho quá trình phóng noãn cũng như sản xuất hormone trong cơ thể, từ đó trở thành nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt 1 tháng hơn. 

Đang nuôi con bằng sữa mẹ

Trong thời gian cho con bú rất nhiều mẹ bỉm sữa không có kinh, kinh ít hoặc kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể người mẹ đã cung cấp tất cả lượng calo cần thiết cho con. 

Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là thời điểm người phụ nữ chuyển từ tuổi sinh sản sang giai đoạn không còn khả năng sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt có thể ra ít hoặc ra nhiều, thường xuyên hoặc bị mất kinh. Giai đoạn mãn kinh khiến cho trứng không rụng nữa nên phụ nữ cũng không còn kinh nguyệt. 

Trễ kinh 1 tháng do mắc bệnh lý

Nếu nữ giới đang mắc phải các bệnh về máu hay bệnh lý có thể khiến lượng tiểu cầu sụt giảm thì cũng dẫn đến tình trạng bị trễ kinh nguyệt hơn 1 tháng. Ngoài ra, nguyên nhân chậm kinh 1 tháng còn có thể là do nữ giới đang mắc một số căn bệnh như:

  • Đa nang buồng trứng: Phụ nữ mắc bệnh đa nang buồng trứng sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến trứng rụng không đúng chu kỳ hoặc không rụng, từ đó dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đến trễ, thậm chí là mất kinh hoàn toàn. 

  • Các bệnh về cổ tử cung, tử cung: Những căn bệnh viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung… đều có thể gây ra tình trạng chậm kinh nguyệt bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh lý. 

  • Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp hoạt động kém sẽ làm giảm sự bài tiết hormone tuyến yên và điều đó gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, điển hình là tình trạng bị trễ kinh nguyệt 1 tháng hơn.

Xem thêm: Trễ kinh uống gì để kinh nguyệt bình thường trở lại?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bác sĩ tư vấn: 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Như đã đề cập ở trên, chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, nữ giới cần khắc phục sớm tình trạng để tránh tác động đến khả năng sinh sản sau này. Vậy, 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Khi bị trễ kinh nguyệt 1 tháng hơn nữ giới nên đi khám ngay

Khi bị trễ kinh nguyệt 1 tháng hơn nữ giới nên đi khám ngay

 Đầu tiên, nữ giới nên sử dụng que thử thai để kiểm tra có phải trễ kinh nguyệt 1 tháng là do mang thai hay không. Hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm nhằm cho kết quả chính xác hơn.

✔ Nếu chậm kinh nguyệt không phải do mang thai thì tốt nhất chị em nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên sản phụ khoa để bác sĩ khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

✔ Đồng thời, chị em phụ nữ cần chủ động xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, giữ tâm lý luôn ổn định và lạc quan. Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, không nên thức quá khuya hay làm việc, vận động quá sức. 

✔ Ăn uống đều độ, không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng và hạn chế sử dụng chất kích thích. Bên cạnh đó, chị em hãy luyện tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ hợp lý để duy trì cân nặng ổn định và tăng cường sức khỏe. 

✔ Đặc biệt, chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ thường xuyên, không thụt rửa âm đạo quá sâu nhằm tránh bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục và mắc các bệnh lý phụ khoa.

Mong rằng các thông tin chia sẻ trong bài viết này đã giúp chị em phụ nữ nắm rõ nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt 1 tháng là do đâu và 1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao, để từ đó sớm ổn định chu kỳ kinh trở lại cũng như phòng tránh tình trạng bị chậm kinh xảy ra.

Nếu như còn thắc mắc gì về chu kỳ kinh nguyệt thì nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương theo một trong hai cách đó là gọi trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo.