Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ giới trong nhiều độ tuổi. Nếu viêm đường tiết niệu giai đoạn cấp tính không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy, viêm đường tiết niệu mãn tính có trị khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm đường tiết niệu mãn tính là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên, chủ yếu là vi khuẩn E.coli. Hệ tiết niệu bao gồm niệu quản, hai quả thận, bàng quang và niệu đạo. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan nào thì chúng sẽ làm suy giảm chức năng của cơ quan đó, dẫn đến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng. 

Viêm đường tiết niệu mãn tính là hệ quả của bệnh viêm hệ niệu cấp tính không được điều trị kịp thời, đúng cách. Thậm chí, người bệnh có tiến hành chữa trị ngay từ giai đoạn cấp tính nhưng không hiệu quả hoặc không có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh sau điều trị thì bệnh dễ chuyển sang thời kỳ mãn tính. 

Viêm hệ niệu mãn tính là hệ quả của bệnh viêm đường tiểu cấp tính không được điều trị 

Viêm hệ niệu mãn tính là hệ quả của bệnh viêm đường tiểu cấp tính không được điều trị 

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có những triệu chứng viêm đường tiết niệu rõ ràng và nặng hơn so với thời kỳ cấp tính. Điển hình nhất là biểu hiện đi tiểu ra máu hoặc mủ kèm mùi hôi nồng. Mủ có thể là màu trắng đục hoặc vàng, chảy ra ở cuối bãi nước tiểu. Ở bệnh nhân nam thì dịch mủ sẽ đọng lại trên quy đầu dương vật và chảy ra khi đi tiểu xong. 

Bên cạnh đó, người bị viêm đường tiết niệu mãn tính còn gặp những bất thường khác trong việc tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ra rất ít,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính nguy hiểm như thế nào?

Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu mãn tính, người bệnh nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi tình trạng này càng để lâu người bệnh càng có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

Suy giảm chất lượng tình dục

Tình trạng viêm đường tiết niệu khiến phái mạnh thấy rất đau khi cương dương và xuất tinh,  thậm chí xuất hiện máu bên trong tinh dịch. Còn nữ giới thường bị làm phiền bởi những cơn đau ở âm đạo, đau vùng bụng dưới. Điều này khiến cả hai luôn có cảm giác không thoải mái, lo sợ khi quan hệ, ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu”. 

Tổn thương thận

Đây là biến chứng vô cùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây viêm, cư trú trong bàng quang di chuyển qua đường niệu quản ngược lên thận làm sưng viêm, phù nề các tế bào ở thận, giảm khả năng bài tiết của thận. Các độc tố và chất thải tích tụ lâu ngày trong thận sẽ làm xơ hóa thận, tổn thương thận, từ đó gia tăng nguy cơ suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp. 

Gây nhiễm trùng huyết

Vi khuẩn ở hệ tiết niệu có thể di chuyển vào máu và gây nhiễm trùng toàn thân với những biểu hiện điển hình như sốt cao, ớn lạnh, chóng mặt, hoa mắt, tăng nhịp tim bất thường, suy nhược cơ thể,… Biến chứng này có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu nhiễm trùng lan sang khu vực thận. 

Tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng toàn thân

Tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng toàn thân

Dẫn đến viêm nhiễm cơ quan khác

Ở nam giới, viêm nhiễm lây lan ngược dòng và gây nên nhiều bệnh lý nam khoa như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,… Còn ở nữ giới, chị em rất dễ mắc thêm các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung,… khi bị viêm đường tiết niệu mãn tính. 

Tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn

Khi bị viêm hệ tiết niệu mãn tính thì khả năng sinh sản của người bệnh sẽ bị giảm đi rất nhiều. Viêm nhiễm sẽ làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, khiến chúng di chuyển ngược dòng. Đồng thời, bệnh làm tắc vòi  trứng, chất lượng trứng không được đảm bảo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tinh trùng gặp trứng và xảy ra quá trình thụ thai. 

Đe dọa đến thai kỳ 

Riêng ở nữ giới, khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nếu mang thai. Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng nước ối, dọa sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, thiếu tháng,… 

Xem thêm: Bệnh viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Viêm đường tiết niệu mãn tính có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính có thể chữa khỏi nhưng quá trình điều trị thường khó khăn hơn so với viêm cấp tính vì lúc này bệnh tái đi tái lại nhiều lần và triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. 

Đối với bệnh viêm hệ tiết niệu mãn tính, thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh liều thấp dài hạn cho đến khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài trong vòng 3 – 6 tháng. Nếu có dấu hiệu vi khuẩn kháng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp kháng sinh đồ hoặc soi nước tiểu để định danh loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp. 

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ tiền mãn kinh cần kết hợp dùng kháng sinh với liệu pháp estrogen âm đạo để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ còn kê đơn thêm một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề để xoa dịu cảm giác khó chịu do viêm đường tiểu gây ra. 

Nhìn chung, dùng thuốc kháng sinh vẫn có những ưu điểm nhất định đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, mệt mỏi, kích ứng tiêu hóa,… Do đó, cần chú ý theo dõi trong suốt quá trình dùng thuốc kháng sinh để có sự điều chỉnh phù hợp. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi dùng kháng sinh chữa viêm hệ tiết niệu mãn tính:

Bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh 

Bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh 

  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh sau khi được bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh viêm tiết niệu.

  • Không bỏ dở thuốc giữa chừng dù cho triệu chứng viêm đường tiết niệu đã bắt đầu thuyên giảm.

  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc kháng sinh mà chưa có kê đơn của bác sĩ điều trị. 

  • Không nên dùng lại loại thuốc kháng sinh từ những đợt viêm đường tiết niệu trước.  

Song song với dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu nhằm giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng máy sóng ngắn phát nhiệt để đẩy lùi viêm nhiễm, giúp các tế bào nhanh được tái tạo lại, đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn chặn không cho tình trạng tái phát. 

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu mãn tính, người bệnh cần kết hợp thuốc với tự chăm sóc tại nhà. Cụ thể, người bệnh không nên nhịn tiểu quá 4 tiếng, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, quan hệ tình dục an toàn, ăn uống khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày, tránh căng thẳng, đặc biệt chú ý vệ sinh bộ phận sinh sạch sẽ và đúng cách. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm hệ tiết niệu mãn tính là gì và viêm đường tiết niệu mãn tính có trị khỏi không, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm hệ tiết niệu hay vấn đề liên quan đến sức khỏe, bạn hãy nhấc máy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương để được các chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình và nhanh chóng.