Trong cơ thể con người, tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hình thành các cục máu đông để bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu. Vậy chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về tiểu cầu trong máu người

Tiểu cầu (tên tiếng Anh: Thrombocytes hay Platelets) là một loại tế bào có mặt trong máu người. Tiểu cầu là một tế bào không có nhân, thực chất chúng là một mảnh tế bào của mẫu tiểu cầu, một loại tế bào bạch cầu sinh ra ở tủy xương.

Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong tất cả các tế bào máu trong cơ thể con người, khi xem trên kính hiển vi, tiểu cầu là những đốm màu tím sẫm có đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu. Tiểu cầu có hình tròn hoặc hình bầu dục với hai mặt lồi (trông giống như thấu kính) với đường kính xấp xỉ khoảng 2μm (thường dao động từ 1.2 – 2.3 μm), đường kính lớn nhất có thể lên đến 3μm.

Hình ảnh tế bào tiểu cầu

Tiểu cầu trú ngụ trong các mạch máu và trong lách nó sẽ có nồng độ cao. Một tiểu cầu có đời sống trung bình kéo dài từ 7 – 10 ngày. Trong cơ thể người, lá lách chính là cơ quan nhận nhiệm vụ tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già cỗi. Lách chính là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cùng các tế bào máu khác trong cơ thể. Do đó, khi lá lách gặp phải những bất thường như lách to có thể dẫn đến việc gia tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, từ đó làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.

Do đó, trong nhiều trường hợp đi xét nghiệm máu có kết quả công thức máu cho thấy giảm tiểu cầu nghiêm trọng thì người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu của cơ thể.

Vai trò của tiểu cầu đối với cơ thể người

Khi chúng ta có bị thương, vết rách của vết thương sẽ gây ra hiện tượng chảy máu thì các tế bào tiểu cầu gần đó sẽ nhận được tín hiệu và sẽ di chuyển đến vây xung quanh vết thương. Lúc này, các tế bào tiểu cầu vây quanh vết thương sẽ tiếp tục giải phóng ra các hoạt chất để báo hiệu cho các tế bào tiểu cầu khác kéo đến, cùng kết dính và tiến hành kích hoạt các yếu tố đông máu khác, đồng thời sẽ hình thành các cục máu đông tại vị trí bị thương, ngăn chặn các quá trình bị rò rỉ và chảy máu của cơ thể.

Xét nghiệm công thức máu định kỳ thường xuyên để kiểm tra chỉ số tiểu cầu bình thường

Do đó, nếu chỉ số tiểu cầu bình thường mà đạt chuẩn thì quá trình đông máu diễn ra bình thường, thời gian đông máu ngắn và tránh được nguy cơ bị chảy máu nhiều, khó cầm, tránh được tình trạng mất máu. Nếu không có đủ tiểu cầu để cầm máu thì máu bị rò ra bên ngoài lòng mạch làm xuất hiện những vết bầm tím, gọi là xuất huyết. Khi cơ thể thiếu lượng tiểu cầu có thể gặp phải rất nhiều bệnh lý chảy máu khác nhau như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết giảm tiểu cầu, chảy máu chân răng…

Chức năng cầm máu của tiểu cầu phụ thuộc vào cả chức năng và số lượng tiểu cầu. Các bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất phát từ hậu quả của việc phối hợp phức tạp giữa sự giảm về cả số lượng lẫn chức năng của tiểu cầu. Chính vì vậy, các phương pháp điều trị giảm tiểu cầu mới hiện nay thì không chỉ cần chú trọng đến việc nâng cao số lượng tiểu cầu mà còn quan tâm vào việc hỗ trợ tăng cường chức năng của tiểu cầu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu?

Do là tế bào thực hiện chức năng quan trọng trong việc làm đông máu để ngăn chặn được các vết thương khi chảy máu nên chỉ số tiểu cầu bình thường ở trẻ em và người lớn luôn là vấn đề mà hầu hết mọi người quan tâm. Chỉ số tiểu cầu sẽ cho bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn đang ở mức như thế nào. Vậy chỉ số tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu?

Các chuyên gia cho biết, chỉ số tiểu cầu bình thường được tính trong một đơn vị máu, được gọi là PLC hoặc PLT. 

Chỉ số tiểu cầu bình thường trong máu thường vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), chỉ số này trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu trong mỗi lít máu.

Các giá trị về chỉ số tiểu cầu bình thường trong xét nghiệm công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau và sẽ có sự thay đổi tùy theo tâm lý, giới tính, độ tuổi, chủng tộc của người bệnh và đặc biệt là thiết bị làm xét nghiệm… Do đó, biết chính xác cơ thể có khỏe mạnh bình thường hay không thì bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm công thức máu, nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh có thể xảy ra, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra tình trạng chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu, gây đột quỵ, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu,…

icon Tăng: Bệnh tăng tiểu cầu vô căn, rối loạn tăng sinh tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, sau chảy máu, các bệnh viêm.

icon Giảm: Ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, phì đại lách, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, đông máu trong lòng mạch rải rác…

Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng.