Viêm mào tinh hoàn là căn bệnh nam khoa phổ biến ở nam giới, có thể gặp ở mọi độ tuổi trong đó có cả trẻ em. Vậy viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo dõi ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp cụ thể.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là gì?

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ chính là hiện tượng mào tinh hoàn ở trẻ bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân thường do các loại vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào phía bên trong ống cuộn của tinh hoàn trẻ gây nên.

Dấu hiệu viêm mào tinh hoàn ở trẻ em thường là:

– Vùng da bìu của trẻ có biểu hiện phù nề, sưng đỏ và nóng.

– Sờ vào mào tinh hoàn của trẻ thấy sưng cứng và đau.

– Trẻ thường xuyên đi tiểu, nước tiểu của trẻ có lẫn máu hoặc dịch mủ.

– Trẻ sốt nhẹ và cơ thể mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc.

– Trẻ có biểu hiện lười ăn và thiếu năng động.

Tinh hoàn sưng đau, trẻ thường xuyên quấy khóc... là những dấu hiệu cảnh báo viêm mào tinh hoàn

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là gì?

Tình trạng viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có thể xuất phát do những nguyên nhân điển hình sau đây:

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu bẩm sinh ở trẻ em có thể khiến nước tiểu và chất thải ứ đọng ở cơ quan sinh dục của trẻ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nhiễm trùng mào tinh hoàn, tinh hoàn, niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,…

Cơ quan sinh dục bị tổn thương

Trong quá trình vui chơi, chạy nhảy, trẻ có thể bị va chạm, ngã và gây tổn thương đến vùng bìu. Tổn thương này có thể phát triển thành hiện tượng viêm nhiễm và sưng đau ở tinh hoàn, mào tinh hoàn.

Vệ sinh vùng kín kém

Do còn nhỏ tuổi nên trẻ em thường chưa có ý thức nhiều trong việc vệ sinh cơ thể và vùng kín. Do đó vùng kín của trẻ có thể ứ đọng bụi bẩn và chất thải, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm tại mào tinh hoàn.

Ảnh hưởng của các bệnh lý khác

Trẻ bị mắc bệnh viêm bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở tinh hoàn, mào tinh hoàn.

Ngoài ra, một số trẻ em có thể bị viêm mào tinh hoàn do lạm dụng tình dục. Trong trường hợp này, tình trạng nhiễm trùng ở mào tinh hoàn thường do vi khuẩn lậu gây ra.

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khác với nam giới trưởng thành, trẻ em có thể trạng yếu và sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vì vậy khi bệnh viêm mào tinh hoàn xảy ra, trẻ em có nguy cơ đối diện với những biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa những dấu hiệu của bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu thường khá mơ hồ, khó nhận biết. Một số trẻ ít chú ý có thể không thông báo sớm với cha mẹ về tình trạng đau rát ở vùng kín. Do đó phần lớn các trường hợp viêm mào tinh hoàn ở trẻ đều có xu hướng phát hiện và chữa trị muộn.

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời, bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng khó lường dưới đây:

Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Khi mào tinh hoàn bị viêm nhiễm mà không điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên sẽ làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn sau này cho trẻ.

Teo tinh hoàn

Nếu không có cách chữa viêm mào tinh hoàn ở trẻ em sớm có thể gây ra hiện tượng xơ cứng tinh hoàn, khiến tinh hoàn của trẻ sẽ dần teo nhỏ đi. Teo tinh hoàn có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên tinh hoàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất tinh trùng.

Áp xe bìu

Khi viêm mào tinh hoàn kéo dài mà không được chữa trị hiệu quả, viêm nhiễm có thể lây nhiễm sang vùng bìu, tạo thành những khối u mủ sưng cứng, tấy đỏ, dịch mủ có thể chảy ra ngoài, tạo nên tình trạng áp xe bìu.

Biến chứng thành những bệnh lý khác

Khi viêm mào tinh hoàn ở trên kéo dài mà không chữa trị sẽ chuyển biến nặng hơn, các vi khuẩn gây bệnh có thể di chuyển từ mào tinh hoàn sang các bộ phận khác và gây bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, viêm đường tiết niệu…

>>> Lời khuyên: Biến chứng viêm mào tinh hoàn vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản của trẻ sau này. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn ở trẻ em, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Tình trạng viêm mào tinh hoàn ở trẻ chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc và chăm sóc tại nhà. Mục đích của việc điều trị là để cải thiện triệu chứng của bệnh, ức chế nhiễm trùng và đồng thời nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Tùy vào tình trạng bệnh sẽ có cách chữa viêm mào tinh hoàn ở trẻ em phù hợp

Điều trị y tế

Dựa vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những biện pháp sau:

+ Sử dụng thuốc: Nếu viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại kháng sinh để nhằm tiêu diệt và kìm hãm các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng bệnh.

+ Kỹ thuật CRS: Kỹ thuật này hoạt động bằng cách đưa thuốc vào vị trí vi khuẩn trú ngụ bằng tần sóng. Kỹ thuật CRS phù hợp với những trẻ em không thể sử dụng kháng sinh toàn thân.

+ Phương pháp nâng đỡ: Giúp cố định tinh hoàn, sau đó kết hợp với biện pháp chườm lạnh, dùng kháng sinh để giảm triệu chứng của bệnh và ức chế nhiễm trùng.

Phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Tuyệt đối không dừng thuốc sớm hơn thời gian bác sĩ đã quy định, ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.

Chăm sóc tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm tăng cường sức đề kháng cũng như giúp phục hồi thể trạng cho trẻ.

Các biện pháp chăm sóc trẻ em bị viêm mào tinh hoàn, bao gồm:

– Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong thời gian điều trị. Hạn chế cho trẻ vận động mạnh, vui chơi quá sức.

– Cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mệt mỏi và mất nước do nhiễm trùng.

– Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm phục hồi thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ,

– Vệ sinh vùng kín cho trẻ đều đặn, đúng cách mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

Biện pháp phòng ngừa viêm mào tinh hoàn ở trẻ

– Để phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chủ động thực hiện những điều sau:

– Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng đông người như bệnh viện, siêu thị, bến xe,…

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày với nước sạch. Các bậc phụ huynh cũng cần giải thích cho trẻ hiểu việc quan trọng của thói quen vệ sinh cơ thể mỗi ngày để trẻ nâng cao ý thức.

– Thường xuyên thay quần áo cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ để tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể có sức chống chịu. Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm cho trẻ.

Đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý nếu như không may mắc phải.

Trên đây là những thông tin chia sẻ xoay quanh vấn đề viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không, hi vọng sẽ hữu ích đối với các bậc phụ huynh. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.