Hệ tiết niệu là một trong những cơ quan rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh ra viêm đường tiểu. Vậy, viêm đường tiểu là gì? Có nguy hiểm không? Ở bài viết này chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về loại bệnh thường gặp viêm đường tiết niệu đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị viêm đường tiểu là do đâu?

Theo kiến thức y khoa về viêm đường tiểu là gì thì đây là căn bệnh rất phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Thông qua niệu đạo, các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ tiết niệu và tấn công lên bàng quang gây viêm đường tiết niệu. 

Ngoài thủ phạm hàng đầu là vi khuẩn E.coli (vi khuẩn ký sinh trong đường ruột) còn phải kể đến một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm đường tiểu. Vậy, yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiểu là gì?

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với người bị viêm đường tiểu, tư thế giao hợp dễ gây viêm bàng quang,…

  • Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiểu cao hơn so với nam giới do bộ phận này của chị em có cấu trúc thẳng, ngắn hơn và nằm gần hậu môn. 

  • Mắc bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng từ hậu môn tới niệu đạo là do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bên cạnh đó, do niệu đạo nữ giới nằm gần cửa âm đạo nên nếu chị em bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, herpes, chlamydia, mycoplasma,… cũng có thể lây sang niệu đạo. 

Triệu chứng viêm đường tiểu là gì?

Không phải tất cả bệnh nhân bị viêm đường tiểu đều có các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Vấn đề này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí tổn thương mà sẽ có biểu hiệu viêm đường tiết niệu khác nhau. Dưới đây là triệu chứng viêm đường tiểu đặc trưng ở nam và nữ giới: 

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm đường tiểu

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm đường tiểu

Dấu hiệu viêm đường tiểu ở nữ

✛ Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đặc biệt là vào ban đêm nhưng lượng nước tiểu rất ít. Vùng bụng dưới có dấu hiệu đau nhức, cơn đau tăng lên khi đi tiểu. 

✛ Trong lúc đi đại tiện thường có hiện tượng nóng rát, tiểu buốt, tiểu rắt,… Bên cạnh đó, nước tiểu có màu sắc bất thường kèm theo mùi rất khó chịu.

✛ Bệnh nhân viêm đường tiểu tại niệu quản và thận thường bị đau nhức dữ dội ở khu vực bụng dưới và vùng thắt lưng. 

✛ Trong một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể gây sốt cao, ớn lạnh, nôn ói, chóng mặt, đi tiểu ra máu.

Dấu hiệu viêm đường tiểu ở nam

✛ Thường xuyên có cảm giác mắc tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí trong một số trường hợp người bệnh không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện. 

✛ Tình trạng viêm nhiễm gây sưng đỏ, co hẹp đường tiểu dẫn đến hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt.

✛ Tiểu ra máu ở cuối bãi hoặc tiểu máu toàn bãi. 

Triệu chứng viêm đường tiểu là gì, ở nam giới các dấu hiệu nhận biết bệnh còn phụ thuộc vào cơ quan bị tổn thương:

✛ Viêm nhiễm bể thận có dấu hiệu cấp tính: Người bệnh bị đau nhức dữ dội ở hông, lưng hoặc mạng sườn. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện sốt cao liên tục, nôn ói và tay chân run từng cơn. 

✛ Viêm nhiễm bàng quang: Xuất hiện cảm giác đau nhói, tức nặng ở vùng bụng dưới và hạ vị khó chịu. Nước tiểu người bệnh có mùi tanh, khai, đặc biệt dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rát buộc lộ rõ ràng hơn. 

✛ Viêm niệu đạo: Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ gây ra tình trạng tiết dịch mủ ở dương vật, cảm giác bỏng rát rõ ràng hơn khi đi tiểu. 

Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị viêm đường tiểu là gì? Khi bị viêm đường tiểu, trẻ nhỏ sẽ có những triệu chứng như quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy, kêu đau mỗi lần đi tiểu tiện,… 

Khi phát hiện có dấu hiệu viêm đường tiểu, người bệnh không nên quá lo lắng, cần sớm thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Điều trị bằng phương pháp phù hợp, kịp thời sẽ giúp người bệnh sớm ổn định sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu. 

Xem thêm: Địa chỉ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả tại Biên Hòa – Đồng Nai

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm đường tiểu

Ban đầu tình trạng viêm đường tiết niệu chỉ gây ra một số bất tiện cho việc tiểu tiện và hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu bệnh diễn biến phức tạp hoặc người bệnh chủ quan, bỏ qua thời gian lý tưởng để chữa trị thì tình trạng viêm đường tiểu có thể để lại nhiều biến chứng phức tạp. Vậy, biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiểu là gì

Làm tổn thương nghiêm trọng đường tiết niệu

Viêm đường tiểu mãn tính nếu không có biện pháp kiểm soát, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến nghiêm trọng như sưng đỏ, tiểu ra máu kèm mủ và mùi hôi,… Kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương trầm trọng, không có khả năng phục hồi hoàn toàn chức năng hệ tiết niệu.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng thận

Nếu không tiến hành điều trị sớm, vi khuẩn có hại ở đường tiểu có thể di chuyển đến thận gây tổn thương, nguy hiểm hơn là dẫn đến những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng, suy thận,… 

Tình trạng viêm đường tiểu lâu ngày có thể gây nhiễm trùng thận và nhiễm trùng máu

Tình trạng viêm đường tiểu lâu ngày có thể gây nhiễm trùng thận và nhiễm trùng máu

Gây nhiễm trùng huyết

Biến chứng viêm đường tiểu là gì, căn bệnh này nếu để kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Không chữa trị bệnh dứt điểm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn ở đường tiết niệu xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết. Khi bị nhiễm trùng toàn thân, người bệnh thường có những biểu hiện như rét run, sốt cao, hạ huyết áp, nhịp tim tăng, suy nhược cơ thể, da xanh xao,… đe dọa trực tiếp đến tính mạng. 

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một trong những biến chứng nguy hiểm đối với nữ giới khi mắc bệnh viêm đường tiểu là tình trạng tắc nghẽn buồng trứng khiến quá trình thụ thai tự nhiên khó diễn ra và làm tăng nguy cơ bị vô sinh. 

Đe dọa đến thai kỳ 

 Bệnh viêm đường tiểu niệu gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, gây nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non và sảy thai,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các phương pháp điều trị viêm đường tiểu hiện nay

Viêm đường tiểu có trị khỏi được không? Phương pháp điều trị viêm đường tiểu là gì? Theo chia sẻ từ chuyên gia, mặc dù có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của người bệnh nhưng viêm đường tiết niệu vẫn có cơ hội được chữa khỏi. Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm đường tiểu đó là sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Vậy, 

Trong trường hợp người bệnh chỉ có các triệu chứng ở niệu đạo thì sẽ được chỉ định uống kháng sinh trong vòng 5 – 7 ngày. Còn đối với người có nhiều dấu hiệu nặng hơn như sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, có ổ viêm nặng ở tại hệ tiết niệu thì cần nhập viện để truyền kháng sinh đường tĩnh mạch. 

Bệnh viêm đường tiết niệu được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh

Bệnh viêm đường tiết niệu được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh

Những bệnh nhân bị viêm đường tiểu tái phát nhiều lần kèm theo dị dạng hệ tiết niệu hoặc đã làm thủ thuật đặt ống thông tiểu thì cần phải tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để tìm được loại kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc có xảy ra những biến chứng như chảy mủ ở thận, áp xe,… thì cần phải áp dụng phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng khác trong tương lai. 

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp bạn đọc biết được viêm đường tiểu là gì? Có nguy hiểm không? Đây là loại bệnh phổ biến và có thể chữa khỏi dứt điểm nhưng tình trạng viêm nhiễm đường tiểu dễ chuyển biến thành mạn tính hoặc sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu điều trị không đúng cách. 

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh viêm đường tiểu hoặc chữa trị nhiều lần nhưng không khỏi xin hãy liên hệ ngay với phòng khám Đa khoa Thái Dương qua số Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng các bệnh nhân của mình đến khi điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.