Trong các loại bệnh truyền nhiễm thì giang mai được xếp vào nhóm bệnh khá phổ biến và có tốc độ lây lan nhanh. Đáng chú ý hơn, đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này rất đa dạng, bao gồm cả trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn. Cùng tìm hiểu giang mai là bệnh gì? Có nguy hiểm không? qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giang mai là bệnh gì?

Theo tài liệu y khoa định nghĩa về giang mai là bệnh gì thì đây là một căn bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum xâm nhập vào cơ thể con người gây ra. Xoắn khuẩn này có hình dạng như lò xo và gồm nhiều vòng xoắn.

Với cấu tạo đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai có tốc độ lây nhiễm cực kỳ nhanh từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Đặc biệt, những người bệnh không tập trung điều trị bệnh sớm thì xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, chúng gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể. 

Giang mai là bệnh gì, ai là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh? Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể nhiễm bệnh giang mai, nhưng theo tài liệu thống kê thì nam, nữ giới trong độ tuổi sinh sản là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, so với nam thì tỷ lệ nữ giới bị giang mai cao gấp 3 lần. Nguyên nhân là do bộ phận sinh dục của phụ nữ có kết cấu dạng mở nên dễ bị lây nhiễm hơn. 

Xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm qua đường nào?

Việc tìm hiểu về bệnh giang mai là bệnh gì, lây qua đường nào là cực kỳ cần  thiết. Dựa vào đó, chúng ta sẽ biết cách chủ động phòng tránh, bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của xoắn khuẩn Treponema Pallidum. 

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh giang mai là do đâu?

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh giang mai là do đâu?

Phần lớn người mắc bệnh giang mai là do lây bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn. Có thể họ quan hệ bằng hậu môn, miệng hoặc quan hệ bừa bài, không dùng bao cao su… Tình trạng lây nhiễm bệnh giang mai đang ngày càng gia tăng nhanh chóng bởi sự vô tâm và chủ quan của nhiều người.

Bên cạnh đó, nếu để những vết trầy xước tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh giang mai thì người khỏe mạnh cũng rất dễ bị nhiễm bệnh. Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, quần áo lót… với người mắc bệnh giang mai cũng là nguyên nhân khiến bạn bị phơi nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum. 

Ngoài ra, một số trường hợp em bé mắc bệnh giang mai là do người mẹ nhiễm bệnh trong quá trình mang thai. Khác với nhiều bệnh lý, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, xoắn khuẩn giang mai đã bắt đầu tấn công cơ thể thai nhi và gây bệnh bẩm sinh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Không chỉ có con đường lây nhiễm bệnh đa dạng, bệnh giang mai còn có thời gian ủ bệnh kéo dài và triệu chứng không rõ ràng vào thời kỳ đầu. Do đó, đa số trường hợp phát hiện mắc bệnh giang mai khi bệnh đã phát triển phức tạp, khiến việc điều trị khó khăn. Vì thế, nắm rõ bệnh giang mai là bệnh gì, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết bệnh là điều mà mọi người nên thực hiện sớm. 

Trong các tài liệu nghiên cứu giang mai là bệnh gì, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng căn bệnh này phát triển qua 3 giai đoạn với những triệu chứng đặc trưng riêng.

Giai đoạn đầu

Đây chính là khoảng thời gian ủ bệnh sau khi xoắn khuẩn Treponema Pallidum tấn công vào cơ thể, chúng có thể diễn ra trong khoảng 2 – 3 tuần tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người. Sau đó, người bệnh bắt đầu thấy những triệu chứng lạ xuất hiện, cụ thể là sự hình thành của săng giang mai. Các vết săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục với kích thước nhỏ, từ 1 đến 2cm. 

Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào?

Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào?

Giai đoạn 2

Bước sang giai đoạn 2, bên cạnh sự xuất hiện của săng giang mai, người bệnh còn phát hiện nhiều vùng da trên cơ thể bị tổn thương trầm trọng, thậm chí chúng nhiễm trùng nặng, gây nổi hạch. Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với tình trạng bị rụng tóc rất nhiều. Thông thường, thời kỳ này diễn ra trong 2 – 3 năm. Nếu người bệnh kịp thời phát hiện thì cơ hội điều trị và kiểm soát bệnh là khá hiệu quả. 

Giai đoạn cuối 

Đến thời kỳ cuối, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai phát triển rất mạnh mẽ trong cơ thể người bệnh, chúng âm thầm gây ra các tổn thương sâu tới nhiều cơ quan như: xương, nội tạng, tim mạch… 

Về lâu dài, các cơ quan trong cơ thể người bệnh đều bị tổn thương do sự tàn phá của xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Chức năng của các cơ quan bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Xem thêm: Cách chữa bệnh giang mai tại nhà hiệu quả

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh giang mai ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh ra sao?

Khi tìm hiểu về giang mai là bệnh gì thì chắc hẳn nhiều người cũng quan tâm đến biến chứng nguy hiểm của căn bệnh xã hội này gây ra. Các chuyên gia y tế cho biết, xoắn khuẩn giang mai có thể phá hủy toàn bộ cơ quan, lục phủ ngũ tạng của người bệnh nhanh chóng nếu chậm trễ điều trị. Cụ thể những tác hại khó lường của bệnh giang mai gây ra mà người bệnh có thể phải đối mặt đó là: 

Tổn thương trên da

Bệnh giang mai càng để kéo dài, trên cơ thể người bệnh càng xuất hiện nhiều củ giang mai và gôm giang mai, gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh.

  • Củ giang mai: Là những nốt mụn thịt hình cung hoặc hình nhẫn, nổi cao trên da, có màu hồng đỏ, trơn, không đau và không ngứa, đôi khi có vảy giống vảy nến. Củ giang mai thường xuất hiện chủ yếu tại niêm mạc, vùng da, mắt, miệng, mặt, cơ quan sinh dục… về sau chúng hình thành nên các vết loét có thể gây hoại tử.

  • Gôm giang mai: Là những khối u có dạng hình tròn, dạng sần sùi, mọc rải rác thành nhiều mảng tại cổ, lưng, da hoặc xương của người bệnh. Ben đầu, gôm giang mai có thể cứng nhưng về sau sẽ dần mềm và có hiện tượng chảy mủ, máu. 

Các tác hại khó lường do bệnh giang mai gây ra

Các tác hại khó lường do bệnh giang mai gây ra

Vấn đề về hệ thần kinh

Bệnh giang mai nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về hệ thần kinh như: đau đầu, đột quỵ, mất thính lực, viêm màng não, sa sút trí tuệ, bàng quang không kiểm soát, mất cảm giác đau, rối loạn chức năng tình dục ở nam… 

Các vấn đề về tim mạch

Bệnh giang mai khi chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị phồng (chứng phình động mạch) và viêm động mạch chủ – động mạch chính và các mạch máu khác. Nghiêm trọng hơn, xoắn khuẩn giang mai có thể làm hỏng các van tim của người bệnh. 

Nguy cơ nhiễm HPV cao

Những người mắc bệnh giang mai do lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận sinh dục khác có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 2 – 5 lần. Vết loét giang mai có thể chảy máu và mủ, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập vào máu trong quá trình quan hệ tình dục. 

Biến chứng nguy hiểm ở thai phụ, thai nhi

Nếu nữ giới đang mang thai nhưng chẳng may bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì có thể truyền bệnh sang cho em bé. Bệnh giang mai làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong vòng vài ngày sau chào đời. 

Trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai bẩm sinh có thể bị viêm xương sụn, lách to, gan ta… Nếu giang mai xuất hiện muộn hơn khi trẻ khoảng 3 đến 4 tuổi trở đi thì bé có thể bị viêm giác mạc, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn hoặc điếc. 

Như vậy, việc tìm hiểu giang mai là bệnh gì? Có nguy hiểm không? là điều rất cần thiết đối với mỗi người, vừa giúp phòng tránh bị lây nhiễm bệnh hiệu quả vừa giúp sớm nhận biết và điều trị bệnh, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra.

Ngoài giang mai là bệnh gì, nếu còn thắc mắc nào về căn bệnh xã hội này, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc để lại lời nhắn tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương sẽ ngay lập tức giải đáp và hỗ trợ tận tình.