Đối với người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Vì thế, mọi bất thường về kỳ kinh nguyệt, trong đó có tắt kinh rất dễ khiến chị em nữ giới hoang mang và lo lắng. Vậy, tắc kinh nguyệt là gì? Nên làm gì khi bị tắc kinh nguyệt kéo dài? Cùng đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc về tình trạng tắc kinh qua những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Như thế nào được gọi là tắc kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở cơ thể người phụ nữ, báo hiệu sự hoàn thiện của cơ quan sinh sản. Đây là kết quả của việc trứng rụng nhưng không gặp tinh trùng và diễn ra sự thụ tinh. Trong suốt chu kỳ kinh, cơ thể nữ giới sẽ sản sinh nội tiết tố để làm dày lớp niêm mạc tử cung, tạo điều kiện trứng thụ tinh làm tổ. 

Tắc kinh nguyệt là gì?

Tắc kinh nguyệt là gì?

Nếu trứng và tinh trùng không gặp nhau, không có quá trình thụ tinh, lớp niêm mạc này không được nuôi dưỡng nên bong ra, kèm theo máu chảy qua âm đạo được gọi là kinh nguyệt. Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người. 

Tuy nhiên, nếu như lượng máu kinh chảy ít, thất thường rồi lặn mất trong nhiều tháng liên tiếp (thường 2 – 3 tháng sau đó) thì được xem là bị tắc kinh. Một số trường hợp bé gái đến 18 tuổi mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt hoặc từng có nhưng chỉ vài tháng sau không thấy cũng được gọi là tắc kinh nguyệt

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt ở nữ giới

Theo chia sẻ từ các bác sĩ sản phụ khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc kinh ở nữ giới nhưng chủ yếu là do:

Rối loạn nội tiết tố

Tắc kinh có thể xuất phát từ sự rối loạn nội tiết trong cơ thể nữ giới, khiến quá trình phát triển của trứng bị rối loạn, trứng không phóng noãn nên gây ra hiện tượng không có kinh nguyệt. Các tác nhân gây rối loạn nội tiết tố ở nữ bao gồm: căng thẳng, ngủ không đủ giấc, béo phì, thay đổi cân nặng đột ngột…

Gặp vấn đề ở tuyến giáp

Rối loạn hoạt động của tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết prolactin, gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tắc kinh. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc kinh nguyệt ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc kinh nguyệt ở nữ giới

Hội chứng đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng là tình trạng buồng trứng có nhiều nang trứng, kích thước thường dưới 10mm. Các nang trứng cùng nhau phát triển, tuy nhiên không có nang nào phát triển đến kích thước đủ để phóng trứng, từ đó không có quá trình rụng trứng diễn ra. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến nữ giới bị tắc kinh nguyệt.

Ở những người bị tắc kinh do đa nang buồng trứng thường gặp một số triệu chứng như: rậm lông, tăng cân không kiểm soát…

Bị bệnh phụ khoa

Tình trạng tắc kinh còn là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa thường gặp sau đây:

  • U xơ tử cung: Khối u lành tính hình thành và phát triển trên thành tử cung. Các khối u có kích thước nhỏ, không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thì chỉ cần theo dõi, không phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như khối u có kích thước lớn, cản trở quá trình thụ thai thì cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sớm.

  • Viêm lộ tuyến tử cung: Là hiện tượng tổn thương tế bào tuyến nằm bên trong ống cổ tử cung nữ giới.

  • Viêm tắc ống dẫn trứng: Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn trứng (cầu nối giữa buồng trứng và buồng tử cung). Vào ngày rụng trứng, ống dẫn trứng sẽ đón trứng từ buồng trứng và di chuyển vào tử cung. Khi ống dẫn trứng bị viêm tắc do vi khuẩn, nấm gây ra có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, điển hình như tắc kinh nguyệt

Ở những người phụ nữ bị nhiễm trùng sau sinh, từng nạo phá thai… cũng có nguy cơ bị tắc kinh cao hơn so với đối tượng khác. 

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, nữ giới bị tắc kinh nguyệt có thể là do thói quen ăn uống bất thường, sinh hoạt thiếu lành mạnh, tâm lý bất ổn, thường xuyên sử dụng chất kích thích, tiếp xúc với sóng điện từ…

Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Công dụng, cách dùng và các sản phẩm tốt

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khi bị tắc kinh nguyệt thì phải làm sao?

Tắc kinh nguyệt không gây nguy hiểm tới tính mạng, thế nhưng lại khiến chị em phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai, sinh sản do trứng không rụng. Do đó, nếu bị tắc kinh hay gặp các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt chị em  nữ giới hãy:

Đến cơ sở y tế thăm khám sớm

Tùy vào nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc cho trường hợp bị tắc kinh do viêm nhiễm cơ quan sinh dục hoặc hormone trong cơ thể hoạt động không ổn định.

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là: thuốc tiêu viêm, thuốc kháng sinh, thuốc kích trứng và thuốc ổn định hormone. Chị em phụ nữ cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian dùng thuốc. 

Đặc biệt, không nên tự ý ngừng dùng thuốc hay thay thế thuốc khác, mua thuốc bên ngoài mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi vì, điều này không chỉ khiến kinh nguyệt bị tắc trong thời gian dài mà bệnh còn nghiêm trọng hơn. 

Nữ giới nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm khi bị tắc kinh nguyệt

Nữ giới nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm khi bị tắc kinh nguyệt

Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý

Trường hợp tắc kinh nguyệt do thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý hay bệnh lý ở mức độ nhẹ thì nữ giới hãy xây dựng một lối sống khoa học để chu kỳ kinh sớm ổn định trở lại. 

✔ Giữ tâm lý thoải mái

Lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ tác động đến hệ trục não bộ, tuyến yên và buồng trứng, từ đó gây ra hiện tượng tắc kinh, vô kinh. Vì thế, nữ giới nên chú ý giữ tinh thần được thoải mái, thư giãn, tránh làm việc quá nhiều để kinh nguyệt sớm trở lại bình thường.

✔ Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất dễ khiến cho chỉ số cơ thể xuống thấp, bị suy nhược và kéo theo tình trạng hormone nội tiết tố sản xuất không đồng đều làm chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Do đó, khi bị tắc kinh nguyệt chị em phụ nữ cần ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết (chất béo – đạm – bột đường – vitamin và khoáng chất. 

Đồng thời, chị em cần tránh ăn những loại thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, muối, đường tự do, đồ ăn cay nóng và sử dụng chất kích thích.

 Tránh làm việc, vận động, tập luyện quá sức

Khi lao động hay vận động thể chất với tần suất liên tục, cường độ cao sẽ làm cho quá trình tiêu thụ năng lượng ở cơ thể bị ảnh hưởng, kết quả là gây ra hiện tượng tắc kinh nguyệt do nội tiết tố bất ổn. 

Chẳng những thế, làm việc, luyện tập quá mức còn làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn. Đây chính là lý do khiến cho nhiều vận động viên thể thao nữ bị mất kinh hoặc tắc kinh trong thời gian dài. Do đó, chị em nữ giới cần giảm cường độ lao động, tập luyện hàng ngày, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để chu kỳ kinh nguyệt sớm ổn định. 

Trong trường hợp bị tắc kinh do tác dụng phụ từ một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc trị trầm cảm, thuốc co mạch… thì nữ giới nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp cho thắc mắc hiện tượng tắc kinh nguyệt là gì? Nên làm gì khi bị tắc kinh nguyệt kéo dài? Mong rằng sẽ giúp chị em phụ nữ sớm cải thiện tình trạng bị tắc kinh cũng như có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe sinh sản. 

Nếu còn thắc mắc, câu hỏi nào về hiện tượng tắc kinh, nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng một trong hai cách đó là gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin tại khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình và nhanh chóng.