Tình trạng viêm hệ tiết niệu hình thành từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, phần lớn xuất phát từ thói quen vệ sinh không sạch sẽ và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Đây được xem là căn bệnh lành tính, tuy nhiên cần khám chữa sớm để ngăn chặn những biến chứng, hệ lụy nguy hiểm xảy ra. Vì thế, khi có 4 biểu hiện viêm đường tiết niệu không nên chủ quan, người bệnh hãy thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bạn đã biết gì về bệnh viêm đường tiết niệu?

Trong cơ thể người, hệ tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng, giúp đào thải những chất dư thừa dạng lỏng ra bên ngoài. 

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra do vi khuẩn E.coli tấn công gây viêm nhiễm, đau rát và khó chịu cho người bệnh. Nhiễm trùng đường tiết niệu không phân biệt giới tính nam hay nữ bởi ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tỷ lệ nam giới bị viêm đường tiết niệu thấp hơn so với nữ.   

Vi khuẩn E.coli xâm nhập vào hệ tiết niệu của con người từ hậu môn là tác nhân chính gây nên bệnh viêm nhiễm đường tiểu. Bên cạnh đó, số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh nhiễm trùng đường tiểu như:

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiết niệu

 Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

Việc vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm đường tiểu. Đặc biệt là ở phụ nữ do cấu trúc niệu đạo ngắn và theo phương thẳng đứng, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

✜ Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli xâm nhập và phát triển thành bệnh. Không chỉ riêng vi khuẩn E.coli mà các loại virus, vi khuẩn gây ra những bệnh lý khác như lậu, Chlamydia,… cũng có cơ hội xâm nhập, tấn công khiến đường tiết niệu bị tổn thương, viêm nhiễm. 

Khi đó, vi khuẩn tồn tại ở bên ngoài cơ quan sinh dục sẽ bị đẩy lên bàng quang lúc quan hệ, từ đó gây viêm, nhiễm trùng hệ tiết niệu. 

 Thói quen thường xuyên nhịn tiểu

Khi bạn nhịn tiểu, nước tiểu sẽ ngưng đọng ở bàng quang, lúc này vi khuẩn sẽ có thời gian sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, khi có cảm giác buồn tiểu nhưng bạn nhọn, không đi ngay cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng sinh về số lượng, lây lan nhanh đến những cơ quan khác và gây bệnh. 

✜ Biến chứng của bệnh lý 

Một số bệnh lý như sỏi đường tiết niệu, đái tháo đường, ứ trệ nước tiểu do u,… nếu để lâu ngày, không được chữa trị sớm cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến bàng quang và gây nhiễm trùng hệ tiết niệu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biểu hiện viêm đường tiết niệu như thế nào?

Không phải tất cả những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu đều có dấu hiệu lâm sàng. Đồng thời, tùy thuộc và vị trí tổn thương, tình trạng sức khỏe, biểu hiện viêm đường tiết niệu sẽ khác nhau giữa từng bệnh nhân. Nhưng nhìn chung, đa số người bị nhiễm trùng đường tiết niệu đều có các triệu chứng: 

Đau rát khi đi tiểu

Vi khuẩn kích thích lớp niêm mạc ở đường tiết niệu gây ra tình trạng viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến những cơn nóng rát hoặc đau đớn mỗi khi người bệnh đi tiểu. 

Nước tiểu lẫn máu hoặc mủ

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu nhưng không chữa trị sớm, vi khuẩn sẽ lây lan sang nhiều cơ quan dẫn đến viêm nặng và kích ứng. Từ đó dẫn đến hình thành mủ hoặc gây xuất huyết khiến các tế bào hồng cầu rò rỉ vào nước tiểu. Vì thế, khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh sẽ thấy trong nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ, đôi khi kèm theo mùi rất khó chịu. 

Triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu như thế nào?

Triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu như thế nào?

Đau bụng, vùng hạ vị

Đây cũng là một biểu hiện viêm đường tiết niệu khá thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến khu vực bàng quang, tạo áp lực lên vùng hạ vị dưới khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn. 

Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày

Khi mắc tình trạng viêm đường tiết niệu, vi khuẩn sẽ khiến bàng quang của người bệnh sưng lên và bị kích ứng. Từ đó dẫn đến những triệu chứng như luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn kể cả khi bàng quang không có gì. 

Ngoài ra, nếu viêm đường tiểu niệu xâm nhập ở thận thì tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang máu gây nhiễm trùng máu và người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng toàn thân như: môi khô, sốt cao, rét run từng cơn, lưỡi dơ, mặt hốc hác,… Biểu hiện viêm đường tiết niệu, nhiễm độc càng thể hiện rõ thì khả năng bị nhiễm trùng càng cao, càng nguy hiểm. 

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu nữ có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí  

Nên làm gì khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu?

Khi có những biểu hiện viêm đường tiết niệu kể trên hay nghi ngờ mắc bệnh lý này thì người bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. 

Bên cạnh kiểm tra sức khỏe lâm sàng, thăm hỏi tiền sử bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán sau để đánh giá mức độ bệnh: 

  • Phân tích mẫu nước tiểu

Đây là loại xét nghiệm quan trọng, điển hình nhất để chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ tìm kiếm sự hiện diện của tác nhân gây bệnh bên trong nước tiểu của người bệnh. Xét nghiệm này có độ chính xác cao, giúp chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu hiệu quả song nguy cơ dương tính cao do lấy mẫu nước tiểu sai cách.

Người bệnh cần lấy nước tiểu giữa dòng và đảm bảo tinh sạch để tránh lẫn nấm men, vi khuẩn từ lỗ tiểu hoặc tay, vật dụng lấy mẫu xét nghiệm. 

  • Nuôi cấy vi khuẩn đường tiết niệu

Phương pháp xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định loại vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu ở người bệnh. Đồng thời đưa ra loại thuốc chữa trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. 

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp

  • Siêu âm, chụp X-quang hoặc cộng hưởng MRI

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT hay chụp cộng hưởng MRI sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xem xét bất thường bên trong đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc nhuộm tương phản để làm nổi bật cấu trúc đường tiết niệu của người bệnh. 

  • Nội soi bàng quang

Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bàng quang để kiểm tra tình trạng bên trong bàng quang và niệu đạo. 

Dựa vào các biểu hiện viêm đường tiết niệu, kết quả xét nghiệm, siêu âm, nội soi mà bác sĩ chuyên khoa xây dựng phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn nên kháng sinh có vai trò chính trong điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc dạng uống nếu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới hoặc dạng tiêm nếu đường tiết niệu trên  mắc bệnh. 

Trong trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường tái phát do bất thường về cấu trúc hệ tiết niệu, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật để khắc phục. 

Tình trạng viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống tình dục mà còn tác động xấu tới sức khỏe. Vì thế, khi có 4 biểu hiện viêm đường tiết niệu không nên chủ quan, người bệnh hãy thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt để kiểm soát, ngăn chặn bệnh tiến triển phức tạp với triệu chứng nặng hơn. 

Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh viêm đường tiết niệu, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hay bất kỳ thắc mắc liên quan đến sức khỏe, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới Hotline: 037.891.5690. Các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm của phòng khám sẽ giải thích cặn kẽ và hỗ trợ tận tình đến bạn trong thời gian sớm nhất.