Đối với chị em phụ nữ, không có kinh nguyệt là tình trạng để lại rất nhiều phiền toái, bất an. Nỗi lo lắng dường như đều xoay quanh vấn đề phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không? Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể băn khoăn này và thông tin thêm về nguyên nhân, biện pháp điều trị vô kinh đến các nữ giới. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vì sao nữ giới không có kinh nguyệt?

Không có kinh nguyệt hay còn được gọi vô kinh, có thể hiểu đơn giản là sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định. Phụ nữ bỏ lỡ ít nhất 3 kỳ kinh liên tiếp có thể được chẩn đoán là vô kinh.

Để biết phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không thì cần xác định được nguyên nhân gây vô kinh. Theo các chuyên gia, vô kinh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do sinh lý, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc,… những cũng có thể là nguyên nhân từ bệnh lý. Cụ thể các nguyên nhân khiến nữ giới không có kinh nguyệt phổ biến là: 

Vô kinh nguyên phát

Với những bệnh nhân bị vô kinh nguyên phát có sự phát triển đầy đủ của các đặc điểm sinh dục thứ phát nhưng: 

  • Không có tử cung: Có hai nguyên nhân chính có thể xảy ra là do hội chứng không nhạy cảm hormone nội tiết androgen và hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser (hội chứng MRKH được đặc trưng bởi sự thoái triển của tử cung và ⅔ trên âm đọa cùng các bất thường ở hệ xương, thận, cơ quan thính giác của nữ giới có đặc điểm giới tính phát bình thường & bộ nhiễm sắc thể là 46XX).
  • Bất thường ở tử cung: Những nguyên nhân làm tắc nghẽn lối ra của máu kinh nguyệt như màng trinh không rách, màng ngăn âm đạo,… là bất thường tương đối hiếm với tần suất 1/10000 đến 1/1000 bé gái, màng trinh bít hoàn toàn lỗ vào âm đạo gây tắc nghẽn đường ra của máu kinh.

Người bị vô kinh nguyệt phát không có sự phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát, đây là nguyên nhân thường gặp:

  • Suy hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng: Đây là hội chứng trong đó buồng trứng bị suy giảm hay mất đi chức năng sản xuất các hormone sinh dục, nang noãn không phát triển và phóng noãn được do bị thiếu kích thích của hormone GnRH từ vùng hạ đồi dẫn đến giảm hoặc không có hoạt động sản xuất hormone từ tuyến yên (LH, FSH).
  • Hội chứng Turner: Do mất đi một số gen trên nhiễm sắc thể X (bộ nhiễm sắc thể là 45XO) nên người bệnh không có kinh nguyệt và vô sinh các dải xơ không chứa nang noãn thay thế tuyến sinh dục. 
  • Suy buồng trứng sớm: Đây là tình trạng hoạt động của buồng trứng bị suy giảm rất sớm khiến cho các bé gái không dậy thì. Tỷ lệ chiếm khoảng 1/10000 phụ nữ đến độ tuổi 20. 

Vô kinh thứ phát

Mang thai, cho con bú hay giai đoạn mãn kinh là những nguyên nhân gây vô kinh thứ phát phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây đều là những vấn đề sinh lý hoàn toàn bình thường, không đáng quan ngại. 

Chị em nên chú ý hơn nếu tình trạng không có kinh nguyệt được kích hoạt bởi những nhóm nguyên nhân khác. Điển hình như căng thẳng về thể chất, chỉ số BMI quá thấp, tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề sức khỏe lâu dài khác,…

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Nữ giới không có kinh nguyệt là do đâu?

Do thuốc và phương pháp trị liệu bệnh

  • Một số loại thuốc tránh thai hay đặt dụng cụ tử cung nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng không có kinh nguyệt thứ phát ở nữ giới. Đôi khi có thể mất đến vài tháng sau khi đừng các liệu pháp ngừa thai này thì chu kỳ kinh nguyệt mới có thể xuất hiện và dần đều đặn trở lại.
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp có thể làm tăng nồng độ một số loại hormone năng ngừa rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. 
  • Hóa trị và xạ trị điều trị bệnh ung thư vú, ung thư huyết học hay phụ khoa có thể phá hủy các tế bào sản xuất estrogen. Đồng thời còn phá hủy trứng ở trong buồng trứng dẫn đến vô kinh. Tuy nhiên, tình trạng này thường diễn ra trong thời ngắn, nhất là ở nhóm đối tượng phụ nữ trẻ tuổi. 
  • Một số thủ thuật như lấy mô ra khỏi tử cung để làm sạch niêm mạc tử cung như mổ lấy thai, sảy thai hoặc điều trị u xơ tử cung cũng được cho là yếu tố liên quan gây vô kinh. Bởi những thủ thuật nạo vét này có thể khiến mô sẹo ở tử cung hình thành. Điều này ngăn chặn sự bong tróc bình thường của lớp niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Gặp vấn đề về tuyến giáp

Đây là cơ quan đảm nhiệm chức năng sản xuất ra các hormone giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất cũng như tác động và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Một khi tuyến giáp hoạt động quá mức hay yếu đi cũng có thể gây ra những bất thường ở kinh nguyệt, bao gồm cả mất kinh. 

Khối u tuyến yên

Tuyến yên trong não có chức năng điều chỉnh quá trình sản xuất hormone ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của cơ thể. Các khối u xuất hiện trên tuyến yên thường là lành tính nhưng có thể can thiệp đến sự điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Đồng thời, tác động tới chu kỳ kinh nguyệt và có thể gây vô kinh ở nữ giới. 

Mắc bệnh lý phụ khoa

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Bệnh xảy ra khi cơ  thể người phụ nữ sản xuất quá nhiều hormone androgen. Nồng độ androgen cao có thể khiến túi hoặc các nang chứa đầy chất lỏng phát triển trong buồng trứng, cản trở quá trình giải phóng trứng. Hầu hết nữ giới mắc bệnh buồng trứng đa nang đều bị vô kinh hoặc trải qua chu kỳ kinh nguyệt không đều. 
  • Suy buồng trứng nguyên phát: Đặc trưng bởi tình trạng buồng trứng của nữ giới bị ngưng hoạt động trước thời kỳ mãn kinh thông thường, đôi khi ở tuổi 40. Đây là kết quả của một biến đổi gen trên nhiễm sắc thể X, khiến nữ giới bị vô kinh thứ phát.

Xem thêm: Đau bụng kinh nhưng không có kinh là đo đâu?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Không có kinh nguyệt là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tình trạng này khiến cho buồng trứng không thể hoạt động như bình thường hay chu kỳ rụng trứng sẽ trở nên rối loạn. Vậy, phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Phụ nữ không có kinh nguyệt vẫn có thể mang thai bình thường nếu được chữa trị sớm 

Thực tế cho thấy rằng, phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không thì vẫn có thể mang thai nhưng khả năng này cực kỳ thấp. Nếu tình trạng vô kinh không sớm khắc phục thì nữ giới sẽ đứng trước nguy cơ bị vô sinh và hiếm muộn..

Chẩn đoán và điều trị vô kinh ở phụ nữ

Để không phải lo lắng phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không, ngay khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, nữ giới nên đi thăm khám và điều trị sớm.

Phương pháp chẩn đoán vô kinh ở nữ

Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện việc thăm khám vùng chậu để kiểm tra các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Nếu chị em chưa bao giờ có kinh nguyệt, bác sĩ có thể kiểm tra tuyến vú và bộ phận sinh dục để đánh giá xem có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.

Tình trạng không có kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo hàng loạt các vấn đề nội tiết phức tạp. Bác sĩ thường chỉ định nữ giới thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như: thử thai, xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm máu,… 

Dựa vào kết quả thử thai, xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để làm rõ vấn đề vì sao bị vô kinh và phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không như: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính – CT, chụp cộng hưởng từ – MRI. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chữa trị vô kinh ở nữ

Tùy thuộc vào nguyên nhân và dạng vô kinh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp cho chị em cũng như giải đáp phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không. Điều quan trọng là nữ giới cần sớm đi khám chữa bệnh để kiểm soát tình hình và đảm bảo khả năng sinh sản về sau. 

Trường hợp không có kinh nguyên phát

Thường dựa theo độ tuổi của nữ giới cũng như kết quả xét nghiệm chức năng buồng trứng. Nếu gia đình có tiền sử chậm kinh thì nữ giới cần thêm thời gian để chờ đợi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đưa định mức cụ thể về thời gian này. Sau đó, nữ giới cần đi khám lại để xác định cụ thể tình trạng bệnh.

Nếu có các vấn đề di truyền hoặc thể chất liên quan đến cơ quan sinh dục thì việc phẫu thuật có thể là rất cần thiết. Nhất là trong trường hợp tử cung và buồng trứng có những bất thường về mặt cấu trúc. Việc phẫu thuật không hoàn toàn đảm bảo nhưng chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện và diễn ra đều đặn. 

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Tùy nguyên nhân gây vô kinh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Trường hợp không có kinh thứ phát

Việc phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không và điều trị bệnh cần dựa vào nguyên nhân gây vô kinh thứ phát. Cụ thể:

  • Vô kinh do lối sống thiếu khoa học: Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học. Chị em có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn. Ngoài ra, việc điều tiết cảm xúc cũng cực kỳ hữu ích đối với việc phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không, nữ giới nên luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh áp lực kéo dài. 
  • Vô kinh do giảm cân quá mức: Nữ giới nên thực hiện một chế độ tăng cân dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Có thể cần nhận tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ tâm thần. Nếu việc giảm cân là do các vấn đề về sức khỏe thì bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. 
  • Vô kinh do tuyến giáp hoạt động kém: Bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn điều trị bằng Thyroxine – đây là một loại hormone tuyến giáp quan trọng. 
  • Vô kinh do suy buồng trứng sớm: Liệu pháp thay thế hormone có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Bao gồm estrogen và progestin có thể được sử dụng cho những phụ nữ bị vô kinh do thiếu hụt estrogen. 
  • Vô kinh do hội chứng PCOS: Metformin là một loại thuộc đã được sử dụng thành công ở những bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng để gây rụng trứng. Trường hợp PCOS gây thừa cân, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng một chế độ ăn kiêng khoa học để giảm cân. 

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp chị em biết chính xác phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, nữ giới có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp cụ thể và hỗ trợ chu đáo.