Máu kinh nguyệt và máu báo thai ngoài tử cung đều là tình trạng chảy máu ở âm đạo, vì thế mà nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này. Việc nhầm lẫn này đôi khi khá nguy hiểm, nó là nguyên nhân khiến nữ giới phát hiện muộn vấn đến bất thường ở thai kỳ, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Vì thế, ở bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung một cách chi tiết nhất. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Máu báo có thai xuất hiện khi nào?

Xuất hiện máu báo có thai là hiện tượng hết sức bình thường khi phụ nữ có bầu. Hiện tượng này xảy ra sau khi quan hệ tình dục, trứng nữ giới được thụ tinh với tinh trùng của nam giới tạo thành phôi thai. 

Sau đó, phôi thai sẽ di chuyển vào trong buồng trứng và bám vào làm tổ tại đây. Trong quá trình làm tổ, phôi thai sẽ làm tổn thương lớp nội mạc tử cung, từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết hiện tại âm đạo khá giống với kỳ kinh nguyệt. 

Mách bạn phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung

Máu báo có thai thường xuất hiện sau 7 – 10 ngày kể từ khi rụng trứng

Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện khoảng 7 đến 10 ngày sau khi trứng rụng hoặc trước thời kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, việc quan sát dấu hiệu máu báo thai sẽ dễ dàng hơn so với những chị em có vòng kín thất thường. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung

Cần lưu ý rằng máu báo thai ngoài tử cung và máu kinh nguyệt sẽ không thể tồn tại cùng lúc. Vậy, làm sao để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung

Dựa vào đặc điểm của máu

Bên cạnh yếu tố thời gian, nữ giới có thể dựa vào đặc điểm của máu để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung

  • Màu sắc: Máu báo thai ngoài tử cung không phải màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi giống như máu kinh nguyệt mà  thường có màu nâu đen. 
  • Về lượng: Máu kinh nguyệt thường ra nhiều, chị em phải dùng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc tampon để không bị tràn ra (tổng lượng máu kinh nguyệt khoảng 30ml – 80ml/1 lần hành kinh). Trong khi đó, máu báo thai ngoài tử cung có thể chỉ xuất hiện vài giọt dính trên quần lót hoặc kéo dài bất thường. 
  • Mùi: Máu kinh nguyệt khi ngửi sẽ có mùi hôi tanh, còn máu báo thai thường không có mùi. 

Dựa vào triệu chứng đi kèm

Một đặc điểm rất dễ nhận biết giúp chị em phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung đó là những cơn đau ở vùng bụng dưới. Khi đến kỳ kinh nguyệt, nữ giới thường bị đau bụng kinh, mức độ cơn đau tùy theo cơ địa từng người, có thể là âm ỉ, đau nhẹ hoặc dữ dội kèm theo máu xuất hiện. Ngoài ra, thời điểm trước kỳ kinh nguyệt, nữ giới cũng sẽ cảm nhận được vùng kín ẩm ướt hơn, khí hư tiết ra nhiều có màu trắng hoặc hơi ngả vàng do nội tiết thay đổi. 

Mách bạn phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung

Phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung dựa vào số lượng, màu sắc máu

Còn đặc điểm cơn đau bụng do mang thai ngoài tử cung thường diễn ra âm ỉ và tương tự đau bụng mót rặn như táo bón. Thai ngoài dạ con càng lớn thì mức độ cơn đau càng tăng. Khi thai ngoài tử cung vỡ ra khiến máu chảy ồ ạt và ổ bụng và gây đau bụng dữ dội liên tục. Bên cạnh đó, thai phụ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, bủn rủn chân tây, thậm chí là ngất xỉu,… 

Dựa vào kết quả thử thai

Bên cạnh để ý quan sát các dấu hiệu trên, nữ giới có thể sử dụng que thử thai để phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung. Dựa trên cơ chế hoạt động là phát hiện nồng độ hormone hCG trong nước tiểu, que thử thai sẽ phản ánh kết quả chị em có mang thai hay không.

Nếu kết quả que thử thai 1 vạch đồng nghĩa chị em không có thai và máu xuất hiện là máu kinh nguyệt. Còn nếu que thử thai dương tính, hiện 2 vạch thì vết máu xuất hiện là máu thông báo nữ giới có thai. 

Khi mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu thử que vẫn hiển thị 2 vạch như thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, sau đó vạch trên que thử thai có thể dần mờ đi. Bởi lẽ, ở thai kỳ bình thường, nồng độ hCG có xu hướng tăng dần theo tuổi thai, còn ở mẹ bầu mang thai ngoài dạ con thì hormone hCG có thể tăng chậm hoặc dừng lại. Đó là lý do vì sao một số nữ giới nghĩ rằng mình mang thai nhưng sử dụng que thử thai để kiểm tra thì kết quả lại khác. 

Ngoài hai khả năng máu báo thai ngoài tử cung và máu kinh nguyệt nêu trên, hiện tượng chảy máu âm đạo trước kỳ kinh còn là dấu hiệu của một số trường hợp như dọa sảy thai hoặc triệu chứng các bệnh phụ khoa phát sinh sau khi quan hệ tình dục. 

Xem thêm: Các dấu hiệu chửa ngoài dạ con các mẹ bầu cần lưu ý

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Làm sao để phòng ngừa thai ngoài tử cung hiệu quả?

Sau khi đã nắm rõ cách phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung thì nữ giới nên tìm hiểu về biện pháp phòng tránh mang thai ngoài dạ con. Bởi hiện tượng chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Theo chia sẻ từ chuyên gia, nguyên nhân gây mang thai ngoài dạ con là do các bệnh lý và bất thường cấu trúc cơ quan phần phụ của người phụ nữ, do đó khó có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, áp dụng lối sống, sinh hoạt tình dục lành mạnh, thực hiện kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan có thể giảm thiểu được nguy cơ mang thai ngoài dạ con cũng như biến chứng. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh “cô bé” đúng cách hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không thụt rửa âm đạo, tránh dùng dung dịch chứa chất tẩy rửa mạnh, thay quần lót thường xuyên và giặt sạch phơi dưới ánh nắng mặt trời để khử vi khuẩn,… Khi thực hiện tốt những điều này, chị em nữ giới có thể phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, từ đó giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung. 

Mách bạn phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung

Để phòng ngừa mang thai ngoài tử cung nữ giới nên đi khám phụ khoa định kỳ

Quan hệ tình dục an toàn

Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, dùng biện pháp tránh thai, đeo bao cao su khi ân ái phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là rất cần thiết. Đây là cách để nữ giới chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tránh chửa ngoài dạ con. 

Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

Nữ giới khi bước vào độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý hoặc nguy cơ bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thai ngoài dạ con. Ngoài ra, nữ giới cũng nên đi khám khi biết bản thân có thai để kiểm tra thai đã di chuyển vào tử cung hay chưa, nếu mang thai ngoài dạ con cũng được can thiệp xử lý sớm. 

Điều trị sớm các bệnh lý phần phụ

Nếu mắc phải các bệnh lý phần phụ có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung như: viêm nhiễm âm đạo, hẹp vòi trứng, viêm buồng trứng, bệnh truyền nhiễm,… nên tiến hành điều trị tích cực trước khi có kế hoạch sinh con. 

Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thường không dễ dàng để nhận biết vì chúng khá giống với triệu chứng một số bệnh lý và máu báo thai ngoài dạ con dễ bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, qua bài viết mách bạn phân biệt máu kinh và máu thai ngoài tử cung, hy vọng đã giúp chị em nữ giới có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Nếu chị em vẫn chưa tìm được cơ sở nào an tâm để thăm khám, hãy liên hệ với chúng tôi – phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên viên y tế giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất.