Ba tháng cuối của thai kỳ là thời điểm rất quan trọng vì thai phụ đang chuẩn bị đón thai nhi chào đời. Trong giai đoạn này, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để được theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, đi khám thai ở ba tháng cuối, thai phụ còn được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sinh, xử lý kịp thời các bất thường xảy ra, ngăn ngừa nguy cơ chuyển dạ sinh non. Dưới đây là lịch khám thai 3 tháng cuối thai phụ nên biết để giúp việc sinh nở diễn ra thuận lợi.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mục đích khám thai 3 tháng cuối

Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình mang thai của chị em phụ nữ, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ vì những lý do sau đây:

Khám thai định kỳ theo lịch bác sĩ rất quan trọng và cần thiết với các mẹ bầu

icon Thông qua các lần khám thai có thể giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi bao gồm: Những bất thường của người mẹ và thai nhi; sự phát triển của thai nhi và nhau thai.

icon Thai phụ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, quá trình sinh nở thuận lợi.

icon Tính chính xác của một số xét nghiệm chỉ nằm trong một khoảng thời gian nhất định, do đó các thai phụ cần đi khám theo đúng lịch khám thai 3 tháng cuối của bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo dõi sức khỏe đầy đủ cho mẹ và bé.

icon Những nghiên cứu cho thấy, những người mẹ tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần và tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng đúng chuẩn cao hơn so với những thai phụ không khám thai định kỳ.

Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết mà mẹ bầu nên biết

Ở giai đoạn này, các mẹ bầu cần nhớ rõ về lịch khám thai 3 tháng cuối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không chủ quan với việc kiểm tra, siêu âm thai 3 tháng cuối. Dưới đây là lịch khám thai 3 tháng cuối mà thai phụ nên biết:

Thai nhi 28 – 32 tuần tuổi: Khám 1 lần

Khám thai: Đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung,nghe tim thai

Tiêm ngừa uốn ván, tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi tiêm thứ hai cách ngày dự sinh ít nhất là một tháng.

Xét nghiệm:

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện và điều trị những bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu – đường sinh dục.

Siêu âm thai:

Xác định ngôi thai của thai nhi và hướng dẫn xoay ngôi thai.

Đo độ dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.

Xác định vị trí nhau bám cũng như độ trưởng thành của bánh nhau.

Ước lượng cân nặng của thai nhi thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như chiều dài xương đùi, vòng đầu, vòng bụng…

Siêu âm màu: Để bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa.

Thai nhi 32 – 36 tuần tuổi: Khám 2 tuần/ lần

Khám thai:

Bác sĩ thực hiện đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung, nghe tim thai

Khám trong để kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu nguy cơ chuyển dạ sinh non

Xét nghiệm:

Bác sĩ cũng thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện cũng như điều trị những bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục.

Siêu âm thai:

Xác định ngôi thai, hướng dẫn xoay ngôi thai

Xác định vị trí nhau bám cũng như độ trưởng thành của bánh nhau

Ước lượng cân năng của thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, vòng bụng, chiều dài xương đùi…

Có thể sẽ tiến hành xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) tùy trường hợp nếu có chỉ định. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Lịch khám thai 3 tháng cuối thai phụ nên biết

Thai nhi 36 – 39 tuần tuổi: Khám 1 tuần/ lần

Khám thai:

Bác sĩ cũng thực hiện đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung, nghe tim thai.

Khám trong và tiến hành kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu sắp sinh.

Xét nghiệm:

Cũng thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện và chữa trị các bệnh như nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ. 

Siêu âm thai:

Bác sĩ vẫn siêu âm để xác định ngôi thai, hướng dẫn xoay ngôi thai.

Xác định vị trí nhau bám, độ trưởng thành của bánh nhau.

Ước lượng cân nặng của thai nhi trong bụng thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như chiều dài xương đùi, vòng đầu, vòng bụng, …

Thực hiện xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy không.

Thai nhi sau 39 tuần tuổi: Khám 3 ngày/ lần

Mục đích:

Các bước khám thai 3 tháng cuối trong giai đoạn này nhằm giúp tìm dấu hiệu chuyển dạ sinh.

Bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng thai phụ có thể sinh thường hay không.

Bác sĩ cũng cân nhắc việc tiếp tục theo dõi chờ thai phụ chuyển dạ tự nhiên hay sẽ can thiệp chấm dứt thai kỳ đối với những trường hợp thai quá ngày sinh dự kiến.

Các trình tự khám thai và các xét nghiệm cần thiết cũng tương tự như giai đoạn từ 36 – 39 tuần tuổi. Những thăm khám và xét nghiệm đặc biệt trong giai đoạn này bao gồm:

Khám trong và chụp X-quang khung chậu để kiểm tra khung chậu.

Khi thai từ 40 tuần trở lên sẽ tiến hành siêu âm màu để kiểm tra nước ối và tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng cuối cần khám ngay

Ngoài lịch khám thai 3 tháng cuối và những xét nghiệm quan trọng cần thực hiện, thai phụ cũng cần chú ý nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường và cần tiến hành thăm khám ngay. Bởi bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong giai đoạn này cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.

Một số dấu hiệu bất thường ở 3 tháng cuối thai kỳ mà thai phụ cần đi khám ngay là:

– Ra máu âm đạo bất thường.

– Có cảm giác đau tức, nặng vùng bụng dưới và đau lưng.

– Xuất hiện những cơn co giật kèm cảm giác đau, khó chịu.

– Chảy dịch nhầy ở âm đạo bất thường.

– Thai nhi đạp bất thường.

– Sưng, phù nề.

– Đau bụng nhiều.

Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng bất thường, thai phụ cần chủ động đi khám ngay

Những lưu ý cho thai phụ khi mang thai 3 tháng cuối

Cùng với những lưu ý trong lịch khám thai 3 tháng cuối của bác sĩ chuyên khoa, thai phụ cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt, chế độ ăn uống, vận động hàng ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh và chuẩn bị thật tốt cho quá trình chuyển dạ thuận lợi. Cụ thể là:

Thai phụ cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

– Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khoa học theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

– Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho quá trình chuyển dạ như đi bộ, tập yoga.

– hực hiện đếm cử động của thai nhi mỗi ngày 3 lần.

– Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở.

– Có thể tham gia các lớp học để chuẩn bị trước sinh.

– Bổ sung dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên địa bàn thành phố Biên Hòa hiện nay, Phòng khám đa khoa Thái Dương là địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn. Không chỉ quy tụ nhiều bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại mà phòng khám còn mang đến cho chị em một dịch vụ y tế chất lượng cao với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, bảo mật thông tin, phục vụ chu đáo, chi phí công khai…

Trên đây là những thông tin về lịch khám thai 3 tháng cuối thai phụ nên biết. Nếu còn điều gì băn khoăn thắc mắc, chị em hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng.