Đặt stent mạch vành là kỹ thuật can thiệp tim mạch nhằm mở rộng đoạn mạch vành bị tắc nghẽn. Đồng thời giúp người bệnh tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim, cho phép người bệnh hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực. Vậy trường hợp nào chống chỉ định đặt stent mạch vành? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kỹ thuật đặt stent mạch vành là gì?

Stent mạch vành là các ống lưới làm bằng kim loại hay polyme có phủ thuốc hoặc không phủ thuốc, ống lưới này được sử dụng làm giá đỡ trong lòng động mạch để chống tắc hẹp.

Đặt stent động mạch vành giúp điều trị hẹp tắc mạch vành

Đặt stent mạch vành là một biện pháp can thiệp mạch vành qua da được áp dụng để cải thiện tình trạng động mạch tim bị tắc. Kỹ thuật đặt stent mạch vành được thực hiện bằng cách chèn và bơm phồng một quả bóng nhỏ vào nơi động mạch bị tắc tạm thời, sau đó kết hợp với việc đặt một ống lưới thép nhỏ gọi là stent để giúp mở rộng lòng động mạch và ngăn chặn tình trạng hẹp mạch vành.

Chỉ định và chống chỉ định đặt stent mạch vành

icon Chỉ định can thiệp mạch vành trong các trường hợp sau:

– Động mạch vành bị hẹp từ 70% trên phim chụp MSCT mạch vành hoặc chụp mạch vành can thiệp. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật khác trong phòng chụp mạch để đánh giá tổn thương hẹp trước khi quyết định đặt Stent mạch vành.

– Đau thắt ngực ổn định mà không khống chế được dù đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa tối ưu cũng được chỉ định can thiệp mạch vành.

– Đau thắt ngực ổn định, có bằng chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim  và tổn thương ở động mạch vành cấp máu cho một vùng cơ tím lớn.

– Nhồi máu cơ tim cấp không có ST (một phần của điện tim) chênh lên mà phân tầng nguy cơ cao hoặc đau thắt ngực không ổn định.

– Nhồi máu cơ tim cấp có một phần điện tim bị chênh lên.

– Đau thắt ngực sau khi thực hiện phẫu thuật cầu nối chủ vành.

– Có triệu chứng tái hẹp mạch vành sau khi can thiệp động mạch vành qua da.

icon Chống chỉ định đặt stent mạch vành trong các trường hợp sau:

– Tổn thương không thích hợp cho can thiệp đặt stent, có thể kể đến như:

– Tổn thương nhiều thân mạch vành.

– Tổn thương nặng lan tỏa.

– Tổn thương đoạn xa.

– Tổn thương mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu động mạch vành đó bị tắc lại trong quá trình thực hiện đặt stent.

– Người có thể trạng dễ chảy máu nặng như: bị rối loạn đông máu, người có số lượng tiểu cầu thấp,… cũng chống chỉ định đặt stent mạch vành.

– Những trường hợp không tuân thủ điều trị trước và sau khi làm thủ thuật can thiệp đặt stent mạch vành.

– Người bị tái hẹp nhiều vị trí sau khi can thiệp.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Quy trình đặt stent mạch vành

Thủ thuật can thiệp đặt stent động mạch vành được thực hiện theo quy trình sau đây:

Quy trình đặt stent mạch vành

+ Bước 1: Đầu tiên sẽ thực hiện mở đường vào mạch máu qua động mạch quay hoặc động mạch đùi.

+ Bước 2: Tiến hành đặt ống thông can thiệp.

+ Bước 3: Bác sĩ tiêm heparin.

+ Bước 4: Thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch vành. Trước tiên, bác sĩ cần tiến hành nong động mạch vành. Sau đó bác sĩ mới tiến hành đặt stent vào mạch vành, làm nở stent với áp lực phù hợp.

+ Bước 5: Bác sĩ sẽ chụp lại động mạch vành để đảm bảo người bệnh không gặp biến chứng như dòng chảy chậm, lóc tách động mạch vành…

+ Bước 6: Cuối cùng sẽ rút ống thông ra khỏi động mạch, khâu lại vị trí mở đường vào mạch máu lúc đầu. 

Sau khi đặt stent, người bệnh buộc phải sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu liên tục để phòng huyết khối trong stent. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tuyệt đối không được tự động ngừng thuốc, đổi thuốc nếu không có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành

Khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

✜ Nhắc người bệnh uống thuốc đúng chỉ định

Sau khi đặt stent mạch vành, cần chú ý cho người bệnh sử dụng thuốc chống đông đúng cách, đúng liều lượng để phòng huyết khối, ngăn ngừa tái tắc hẹp sau can thiệp, giảm thiểu nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim.

✜ Chăm sóc vết thương hở đúng cách

Tại vị trí đưa stent vào cơ thể sẽ để lại vết thương, nếu không biết cách chăm sóc sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành. Do đó, cần vệ sinh vết thường ít nhất 1 lần/ 1 ngày, giữ vết thương khô ráo, mặc quần áo rộng rãi, hạn chết tiếp xúc với nước, không bôi kem hay thuốc mỡ gì lên vết thường…

✜ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bạn cần giúp người thân ăn uống lành mạnh sau khi đặt stent mạch vành để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp vết thương mau lành bằng cách giảm ăn mặn, giảm đường. Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày. Không nên ăn nội tạng động vật, mỡ động vật, không nên uống rượu bia, chất kích thích…

Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch để giúp người bệnh nhanh hồi phục

✜ Hướng dẫn người thân tập thể dục đúng cách

Sau khi đặt stent mạch vành, người bệnh nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 1 tuần, sau đó mới bắt đầu tiến hành tập thể dục vừa sức. Người bệnh có thể đi bộ, chơi golf hoặc cầu lông…. Đây cũng là một bí quyết giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng và lượng cholesterol, giữ cho tâm trạng thư giãn, tránh áp lực, căng thẳng.

Trên đây là những thông tin về chống chỉ định đặt stent mạch vành. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh chóng.