Bị sảy thai là đều không ai mong muốn, tuy nhiên hiện tượng này hoàn toàn có thể xảy ra với mọi thai phụ trong suốt kỳ thai nghén. Vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu và nắm rõ dấu hiệu sảy thai sớm để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con và có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về các dấu hiệu nhận biết sảy thai ở từng giai đoạn thai kỳ cùng cách khắc phục hiệu quả khi bị dọa sảy thai đến mẹ bầu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sảy thai tự nhiên và nguyên nhân gây sảy thai

Sảy thai tự nhiên (hay sảy thai sớm, hư thai, sẩy thai) là tình trạng không còn thai trước tuần thứ 20 của kỳ thai nghén. Trong y học, sảy thai được hiểu là cái chết hoàn toàn tự nhiên trước khi bước sang quá trình phát triển tiếp theo. 

Hiện nay, tỷ lệ thai phụ bị sảy thai không ngừng gia tăng, chiếm khoảng 15% trong tổng số thai kỳ (dựa theo số liệu thống kê từ Hiệp hội thai sản).

Sảy thai có thể xảy ra ở cả kỳ thai nghén

Sảy thai có thể xảy ra ở cả kỳ thai nghén

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu có dấu hiệu sảy thai hoặc bị hư thai sớm. Tuy nhiên, thực tế đa phần các trường hợp bị sảy thai đều xuất phát từ nguyên nhân nhiễm sắc thể trong phôi thai, gọi là nhiễm sắc thể bất thường. Có thể nói, đến 70% phụ nữ mang thai bị sảy thai sớm là do nguyên nhân này, kết quả là phôi thai không thể phát triển giống như bào thai bình thường.

Một số thai phụ bị sảy thai là do họ mắc bệnh liên quan đến tử cung hoặc cấu trúc tử cung phát triển bất thường, dị dạng cơ quan sinh sản. Trong đó có thể kể đến một vài vấn đề như: tử cung có sừng, tư cung đôi… Ngoài ra, ở những người bị bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung có nguy cơ sảy thai sớm cao hơn thai phụ bình thường.

Những vấn đề khác về sức khỏe cũng có khả năng gây ra hiện tượng dọa sảy thai, hư thai sớm đó là rối loạn nội tiết tố, mắc bệnh mãn tính, buồng trứng phát triển bất thường… Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: sử dụng chất kích thích, thức khuya, tập thể dục với cường độ cao… cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ xuất hiện dấu hiệu sảy thai sớm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu sảy thai theo tuần mà mẹ nên biết

Hầu hết, thai phụ đều lầm tưởng sảy thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, không chỉ trong những tuần đầu thai kỳ mà suốt cả kỳ thai nghén mẹ bầu cũng có nguy cơ bị sảy thai. 

Dấu hiệu sảy thai sớm mẹ bầu cần hết sức lưu ý

Dấu hiệu sảy thai sớm mẹ bầu cần hết sức lưu ý

Biểu hiện sảy thai từ 1 đến 6 tuần tuổi

Đây là giai đoạn mà nhiều nữ giới vẫn chưa biết mình đã mang thai. Từ tuần 1 đến tuần thứ 6, thai nhi đang ở trong quá trình hình thành phôi thai và đang di chuyển vào tử cung làm tổ. Lúc này, thai nhi chỉ bằng hạt đậu xanh và có kích thước khoảng 4mm – 7mm.

Trong những tuần đầu mang thai, đa số thai phụ có các triệu chứng ốm nghén như: ngực căng đau, buồn nôn, tâm trạng thay đổi, chán ăn… Nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy những biểu hiện đó biến mất, không còn nữa và xuất hiện cơn đau bụng, cơ thể mệt mỏi thì nên đi thăm khám ngay. Bởi vì rất có thể đây là dấu hiệu sảy thai hoặc thai nhi gặp vấn đề. 

Biểu hiện sảy thai từ 6 đến 12 tuần tuổi

Từ tuần thứ 6 đến 12, cơ thể thai nhi gần như phát triển tương đối đầy đủ tất cả các bộ phận như chân, tay, mắt, mũi, miệng… và bắt đầu có những cử động, phản xạ nhẹ nhàng. Chẳng hạn như bé đạp, duỗi chân, tuy nhiên mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được. Ở tuần thứ 11 của thai kỳ, trẻ có kích thước khoảng 41mm – 51mm.

Nếu thai phụ xuất hiện cơn đau bụng dưới, bị chuột rút, chảy máu âm đạo bất thường thì khả năng cao đã sảy thai. Thông thường chuột rút và chảy máu âm đạo là tình trạng phổ biến, thường gặp ở cả 3 tháng đầu tiên của kỳ thai nghén. Nhưng khi bị sảy thai lượng máu không ngừng tăng lên, cao hơn cả trong chu kỳ kinh nguyệt.  

Biểu hiện sảy thai từ 12 đến 20 tuần tuổi

Thai nhi ở tuần thứ 12 trở đi đã dần đạt đến bước hoàn thiện cuối cùng và mẹ bầu có thể cảm nhận rõ hơn những cú đạp của con. Các giác quan của thai nhi phát triển giúp bé nghe được gióng từ bố mẹ và trọng lượng lúc này trên 241 gram.

Dù đã trải qua 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng nhạy cảm, nguy cơ sảy thai thấp và các biểu hiện ốm nghén suy giảm, tuy nhiên nếu mẹ bầu gặp phải những dấu hiệu sảy thai sau thì không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm.

  • Đau ở bụng dưới dữ dội kèm khó thở.

  • Khí hư của mẹ bầu tiết ra nhiều bất thường.

  • Thai phụ bị chuột rút nặng và chảy máu âm đạo.

Đây là giai đoạn nhiều thai phụ lầm tưởng sắp vượt cạn, nhưng với nhiều tình huống khi thấy vỡ nước ối, thậm chí là chảy máu thì chưa hẳn là dấu hiệu sắp sinh vì tử cung lúc bấy giờ còn khá yếu. Vì thế, không thể loại trừ khả năng mẹ bầu bị sảy thai. 

Xem thêm: Ăn gì tốt cho bà bầu và thai nhi?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khi có dấu hiệu dọa sảy thai sớm nên làm gì?

Khi bị sảy thai, hư thai mọi can thiệp y tế đều không thể giúp mẹ bầu tiếp tục mang thai, đây là một điều vô cùng đau lòng. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện dọa sảy thai, dấu hiệu sảy thai tuần đầu, thai phụ vẫn có cơ hội đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con nếu:

Khi có dấu hiệu dọa sảy thai mẹ bầu nên đi thăm khám sớm

Khi có dấu hiệu dọa sảy thai mẹ bầu nên đi thăm khám sớm

Đi khám thai sản

Hãy tới phòng khám hoặc bệnh viện sản khoa để được kiểm tra, thăm khám tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu không thể can thiệp giữ thai, việc dừng thai kỳ sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và đảm bảo chức năng sinh sản sau này. Trường hợp còn hy vọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn biện pháp giữ thai phù hợp cùng như những điều mẹ bầu nên và không nên làm để tránh xuất hiệu dấu hiệu dọa sảy thai.

Cần thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái

Khi có các biểu hiện sảy thai, hầu như mẹ bầu nào cũng lo lắng, nghĩ ngợi nhiều, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý. Việc này chỉ khiến cho tình trạng của thai nhi thêm tồi tệ hơn và tăng nguy cơ cao bị hư thai.

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề nằm nghỉ ngơi tại chỗ hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng trong thời điểm nhạy cảm này, đôi khi có thể kéo dài cả thai kỳ để đảm bảo an toàn cho bé. 

Cử động và làm việc nhẹ

Mọi cử động đột ngột như ngồi, đứng dậy hoặc thực hiện các công việc nặng nhọc, bê vác quá sức… đều dễ dẫn đến sảy thai khi mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai.

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Thai phụ cần được ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng và chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng và sử dụng chất kích thích. Cần bổ sung đầy đủ các chất xơ, protein, canxi, folic, vitamin… trong giai đoạn này.

Kiêng khem quan hệ

Quan hệ vợ chồng và các hành động thân mật đều gây kích thích tử cung co bóp mạnh, điều này sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi trong thời kỳ nhạy cảm này, đặc biệt là khi thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung. 

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết các dấu hiệu nhận biết sảy thai ở từng giai đoạn thai kỳ đã giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc thai sản để từ đó có được một kỳ thai nghén khỏe mạnh. 

Nếu còn điều gì chưa rõ liên quan đến dấu hiệu sảy thai hay các vấn đề về thai kỳ, mẹ bầu hãy gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ tận tình và miễn phí.