Trễ kinh nguyệt là tình trạng khá thường gặp, khiến không ít chị em phụ nữ lo lắng, mệt mỏi và khó chịu. Đôi khi, trễ kinh trong thời gian dài có thể cảnh báo bất thường về sức khỏe sinh sản. Chế độ dinh dưỡng có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp máu kinh ra đều hơn. Vậy, bị trễ kinh nên uống gì để kinh nguyệt bình thường trở lại? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết sau đây.  

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trễ kinh nguyệt và nguyên nhân gây bệnh

Trễ kinh nguyệt là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất ở những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến trễ hơn so với dự báo hoặc so với cùng ngày tháng trước có thể chỉ một vài ngày thì thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trễ kinh đến một hoặc nhiều tháng liền thì là vấn đề nghiêm trọng, nữ giới cần lưu ý.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 ngày đến 32 ngày, được tính bắt đầu từ ngày có kinh nguyệt đầu tiên của tháng trước đến ngày có kinh đầu tiên ở tháng tiếp theo. Tuy nhiên, ở một số người, chu kỳ kinh có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng nếu diễn ra đều hàng tháng thì bình thường. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nguyệt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nguyệt

Phụ có thể bị trễ kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác, nhưng phổ biến nhất phải kể đến:

 Cân nặng thay đổi đột ngột: Sự tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột, nhanh chóng khiến cơ thể không kịp thích ứng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi nhanh của tỷ lệ chất béo trong cơ thể khiến nội tiết tố bị mất cân bằng, tùy vào mức độ rối loạn này mà kỳ kinh của nữ giới đến muộn hoặc dừng hoàn toàn. 

➜ Tinh thần căng thẳng: Khi tinh thần căng thẳng, stress, áp lực, não sẽ gửi tính hiệu đến hệ thống nội tiết tố để tăng giải phóng hormone cùng phản ứng “chống trả” hoặc “bỏ chạy”. Những hormone này sẽ ngăn chức năng không cần thiết ở cơ thể, tập trung năng lượng và tinh thần cho chức năng sinh tồn nhằm thoát khỏi mối đe dọa sắp xảy ra. Vì thế mà chức năng sinh sản bị ảnh hưởng, khiến chu kỳ kinh nguyệt đến trễ hoặc tắt hoàn toàn. 

➜ Chế độ ăn uống, luyện tập thiếu lành mạnh: Một số thói quen thiếu lành mạnh như: thiếu chất, suy dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích thường xuyên, làm việc quá sức, tập luyện khắt khe… có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt tới trễ. 

➜ Cho con bú: Sau khi con một thời gian, người phụ nữ sẽ có kinh có lại bình thường. Tuy nhiên, việc cho con bú hàng ngày có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và duy trì kinh nguyệt ổn định. Đặc biệt là trong những tháng đầu, em bé bú đêm nhiều khiến mẹ phải thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể là nguyên nhân cản trở kinh nguyệt xuất hiện. 

➜ Tác dụng phụ từ thuốc, biện pháp tránh thai: Một số phương pháp tránh thai như đặt vòng, tiêm thuốc, uống thuốc ngừa thai… cũng gây ảnh hưởng nhất định đến nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh như: thuốc trị huyết áp, thuốc chống dị ứng, trầm cảm…

➜ Do bệnh lý: Hội chứng đa nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi hormone sinh dục nữ thiếu hụt trong khi hormone sinh dục nam lại tăng cao. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe về tuyến giáp cũng thường gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, một số ra máu kinh nhiều, một số có ít kinh, không theo chu kỳ hoặc tắt kinh hoàn toàn.

➜ Thời kỳ tiền mãn kinh: Trong giai đoạn bước sang tuổi tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, có thể ngắn, dài và xuất hiện sớm hoặc vài tháng mới có kinh một lần.

Xem thêm: Tìm hiểu: Uống thuốc điều kinh bao lâu thì ra kinh?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Bị trễ kinh nên uống gì để máu kinh mau ra?

Tình trạng kinh nguyệt đến trễ có thể được khắc phục bằng chế độ ăn uống, luyện tập và thói quen sinh hoạt. Vậy, bị trễ kinh nên uống gì hiệu quả nhất? 

Uống nhiều nước

Cơ thể con người có khoảng 70% nước, giúp trung hòa, đảm bảo sự sống ổn định cho các cơ quan trong cơ thể. Việc cung cấp đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể của chị em đang bị trễ kinh đào thải chất độc, cặn bã ra ngoài bằng con đường bài tiết và mồ hôi; giảm căng thẳng, mệt mỏi; cung cấp nguyên liệu cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, đặc biệt cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài nước lọc, chị em nữ giới có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng nước chanh hoặc các loại nước rau củ…

Trà gừng

Tính ấm và khả năng sát khuẩn cao của gừng không những hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định mà còn làm giảm cảm giác đau bụng vào những ngày hành kinh. Vì thế, bị trễ kinh nên uống gì tốt, trà gừng là loại thức uống chị em không nên bỏ qua. 

Tuy nhiên, nữ giới cần lưu ý không nên uống nhiều trà gừng vì có thể gây viêm loét dạ dày, không tốt cho bao tử. 

Bị trễ kinh nên uống gì để kinh nguyệt trở lại bình thường?

Bị trễ kinh nên uống gì để kinh nguyệt trở lại bình thường?

Nước ép từ rau củ

Một số loại rau củ quả chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Vậy, bị trễ kinh nên uống gì cho nhanh có kinh trở lại?

✜ Rau mùi tây: Nước ép rau mùi tây giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bị trễ kinh và đau bụng khi đến tháng ở nữ giới do giàu vitamin A, K, C . 

✜ Rau diếp cá: Các khoáng chất như magie, sắt, canxi và vitamin có trong rau diếp cá giúp đẩy lùi tình trạng bị trễ kinh nguyệt do nóng trong người.

✜ Cà rốt: Có chứa các loại vitamin, omega-6, sắt, photpho, axit béo… giúp bổ máu, cân bằng hormone và ổn định chu kỳ kinh nguyệt khi bị trễ kinh do thiếu máu. 

✜ Nha đam: Đây là loại thực phẩm dồi dào vitamin A, C, E và các khoáng chất như magnesium, phosphorus… cho tác dụng: làm đẹp, tăng cường sức khỏe và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giúp chữa tình trạng trễ kinh nguyệt hiệu quả. Nữ giới có thể dùng phần lõi trong của lá lô hội ép nước uống hoặc làm sinh tố nha đam với mật ong.

 Nghệ: Trong nghệ có chứa chất curcumin giúp giảm prostaglandin trên tử cung nữ giới. Pha bột nghệ không rất khó uống, vì thế chị em nữ giới có thể dùng với mật ong hay bột nghệ cốt dừa… để dễ uống hơn. 

Thực phẩm Vitamin E

Trong danh sách bị trễ kinh nên uống gì không thể thiếu các loại thực phẩm giàu vitamin E. Việc bổ sung các loại thực phẩm dồi giàu vitamin E hàng ngày sẽ giúp điều hòa hoạt động và chức năng của cơ quan sinh dục nữ ổn định hơn. Nhờ đó, thúc đẩy kinh nguyệt trở lại và diễn ra ổn định hàng tháng.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin E như đậu nành, sữa chua, ngũ cốc… Đặc biệt, sữa đậu nành có thể giúp khắc phục tình trạng trễ kinh nguyệt khá tốt bởi trong loại sữa này có chứa hormone estrogen thực vật với công dụng: cân bằng nội tiết tố nữ và đẩy mạnh quá trình rụng trứng đúng chu kỳ. 

Thuốc điều hòa kinh nguyệt

Để kinh nguyệt trở lại bình thường thì chị em nữ giới có thể sử dụng một số loại thuốc tân dược. Các loại thuốc tân dược để điều hòa kinh nguyệt có nguồn gốc từ thuốc tránh thai với thành phần chính là: metformin, kết hợp giữa estrogen và progestatif…

Vì sử dụng thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó tốt nhất chị em nữ giới nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, tư vấn kỹ bị trễ kinh nên uống gì an toàn và kê đơn loại thuốc phù hợp. Không nên tự ý mua về sử dụng, bởi điều này có thể khiến tình trạng bị trễ kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị trễ kinh nguyệt khi nào nên đi thăm khám?

Trong trường hợp đã thử cải thiện bằng các loại nước uống trong danh sách bị trễ kinh nên uống gì kể trên nhưng kinh nguyệt vẫn không xuất hiện, tình trạng chậm kinh diễn ra trong nhiều ngày đến nhiều tháng thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Khi bị trễ kinh nguyệt nhiều tháng liền nữ giới nên đi khám sớm

Khi bị trễ kinh nguyệt nhiều tháng liền nữ giới nên đi khám sớm

Các trường hợp nghi ngờ bản thân mang thai cần tự kiểm tra bằng cách dùng que thử thai hoặc đi khám, không nên tự dùng thuốc hay thực phẩm thúc đẩy kinh nguyệt vì điều này có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai. 

Nếu bị trễ kinh nguyệt như sau có thể do nguyên nhân bệnh, cần được can thiệp điều trị sớm, vì thế nữ giới nên đi khám:

  • Chậm kinh nguyệt liên tục trong 3 chu kỳ liên tiếp.

  • Trễ kinh trong thời gian dài từ nửa tháng đến vài tháng.

  • Kinh nguyệt thay đổi đột ngột, có mùi hôi, màu nâu đậm hoặc trở nên nặng, thất thường hơn. 

  • Bị chảy máu âm đạo không phải do kinh nguyệt hoặc sau khi có hoạt động quan hệ tình dục.

  • Bị chảy máu âm đạo khi đang trong thời gian chữa trị bằng liệu pháp thay thế hormone. 

Qua những chia sẻ trong bài viết, mong rằng đã giúp chị em nữ giới biết được nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt là do đầu và bị trễ kinh nên uống gì để kinh nguyệt bình thường? Nếu còn thắc mắc gì về hiện tượng trễ kinh nguyệt, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng cách gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp nhanh chóng.