So với giai đoạn 1 và 2, bệnh giang mai thời kỳ cuối đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Lúc này, nếu người bệnh không tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, tính mạng có thể bị đe dọa. Vậy, bệnh giang mai giai đoạn 3 nhận biết như thế nào? Những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về tình trạng giang mai giai đoạn cuối. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tổng quan về bệnh giang mai

Giang mai là căn bệnh xã hội thường gặp do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể gây ra. Xoắn khuẩn này có hình dạng giống như lò xo, bao gồm nhiều vòng xoắn. Bệnh lây truyền qua các con đường chính là quan hệ tình dục, đường máu, từ mẹ sang con, tiếp xúc với dịch tiết ra từ người bệnh.

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường chính làm lây truyền giang mai

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường chính làm lây truyền giang mai

Bệnh được các nhà khoa học xác định là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây nhiễm nhanh. Ở nước ta, tỷ lệ người nhiễm bệnh giang mai được ghi nhận có hơn 11.000 ca (theo số liệu thống kê của bệnh viện Da Liễu – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 – 2016) và có xu hướng ngày càng tăng cao.

Về đối tượng mắc bệnh giang mai, so với nam giới, do bộ phận sinh dục của nữ có kết cấu là dạng mở nên dễ dàng lây nhiễm hơn. Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh giang mai cao gấp 3 lần so với nam giới. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biểu hiện giang mai giai đoạn 3 ra sao?

Bệnh giang mai hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn với những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Trong đó, nếu ở giai đoạn 1 và 2, những dấu hiệu ngoài da vẫn còn mờ nhạt, không gây tổn thương thì khi bệnh bước sang giai đoạn 3 tốc độ ăn sâu của xoắn khuẩn giang mai diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn.

Chúng dần tàn phá cơ thể, các cơ quan nội tạng, thậm chí cả xương khớp, hệ thần kinh của người bệnh. Những vết loét, ổ viêm nhiễm có xu hướng lan rộng, gây ra các tổn thương không thể hồi phục.

Theo nhiều nghiên cứu, giang mai giai đoạn 3 sẽ bắt đầu từ năm thứ 3 đến năm thứ 10 kể từ khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Và lúc này, người bệnh sẽ có những triệu chứng giang mai giai đoạn 3 như sau: 

Giang mai củ

Giang mai củ là những tổn thương tại chỗ ở cấu trúc da, niêm mạc, mắt, cơ, khớp, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, gan. Nếu là cục giang mai thì có màu đỏ đồng, số lượng ít và không nằm theo quy luật nhất định trên vùng da lưng, chân hoặc tay. Đôi khi các nốt săng giang mai nổi trên bề mặt da, có hình tròn, đường kính khoảng 1cm, nhẵn hoặc thâm nhiễm và có vảy  giống vảy nến. 

Gôm giang mai

Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, gôm thường là một khối tròn có kết cấu cứng, tạo thành đường viền rõ ràng với vùng da xung quanh. Sau đó, các gôm giang mai mềm dần theo từng lớp từ nông đến sâu, nó tiết ra dịch mủ như kẹo cao su, lở loét và bám chặt vào da khiến vùng da tấy đỏ. Khi mủ khô lại, gôm giang mai sẽ biến thành sẹo và kéo da xung quanh ở các vị trí thường gặp như: mông, đùi, chân, mặt, da đầu… 

Ở giai đoạn 3 xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương nghiêm trọng ph

Ở giai đoạn 3 xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương nghiêm trọng phủ tạng

 Ngoài ra, ở giai đoạn 3 các gôm giang mai còn có thể xuất hiện trên niêm mạc môi, má trong, vòm họng, lưỡi và cơ quan sinh dục. Các hạch vùng xung quanh thường cứng, không gây đau đớn và có mật độ xuất hiện dày. 

Giang mai tim mạch

Nếu không được điều trị, có khoảng 10% bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn 3 gặp các tổn thương về tim mạch. Khi đó, có thể xác định bệnh nhân đã bị giang mai trong thời gian dài, ít nhất là từ 10 năm, đôi khi lên đến 40 năm. Tổn thương giang mai tim mạch phổ biến nhất là tình trạng viêm động mạch chủ. Triệu chứng lâm sàng có thể không đặc hiệu ngoài những triệu chứng tim mạch thông thường.

Nếu giang mai giai đoạn 3 tiến triển nghiêm trọng, người bệnh có thể bị suy tim trái do hở van động mạch chủ. Khám bệnh sẽ cho thấy có tiếng thổi tổn tâm trương của hở van động mạch chủ ở vùng cạnh xương ức 2 bên, huyết áp tâm thu cao và huyết áp tâm thu thấp khi được đo. 

Khi chụp X- quang sẽ thấy trung thất rộng do giãn vòm động mạch, siêu âm tim nhìn rõ hiện tượng trào ngược qua các lá vào động mạch chủ trong thời kỳ tâm trương kèm theo phì đại ở thất trái. 

Nếu hiện tượng hở van tim không được khắc phục, lượng máu chảy ngược vào động mạch theo thời gian sẽ vượt quá sức căng của thành và làm giãn rộng động mạch hơn. Khi thành mạch càng yếu thì nguy cơ bị vỡ càng tăng cao, tiên lượng tử vong gần như chắc chắn. 

Giang mai thần kinh

Hình thái giang mai thần kinh xảy ra khi xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập sâu vào tủy sống, nhu mô não gây viêm màng não – tủy, viêm não và viêm tủy. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện rất muộn.

Trong giai mang thần kinh, người bệnh có các biểu hiện tổn thương hệ thần kinh trung ương như yếu cơ, teo cơ, mất cảm giác cơ, giảm trương lực cơ; rối loạn chức năng tiểu tiện và sinh lý khi tủy sống bị tổn thương. 

Đôi khi giang thần kinh ở giai đoạn 3 còn khiến người bệnh gặp tình trạng bị rối loạn tâm  thần. Dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về thần kinh khác nếu không tìm ra nguyên nhân. 

Xem thêmChi phí xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chẩn đoán và điều trị giang mai giai đoạn 3

Khi có dấu hiệu giang mai giai đoạn 3, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay lập tức vì càng để lâu bệnh càng gây ra nhiều biến chứng khó lường. 

Chẩn đoán giang mai giai đoạn 3 như thế nào?

Để có thể phát hiện chính xác giang mai giai đoạn 3, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng những phương pháp chẩn đoán sau: 

 Dựa vào biểu hiện lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào triệu chứng của của săng giang mai, củ giang mai, sẩn ướt để chẩn đoán tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ còn dựa vào các nốt sưng hạch ở cổ nách và toàn thần để đưa ra kết luận chính xác hơn. 

✜ Xét nghiệm tim xoắn khuẩn: Để tiến hành loại xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm ở vết loét hoặc sẩn giang mai và soi dưới kính hiển vi. Nếu trong mẫu bệnh phẩm có tồn tại xoắn khuẩn Treponema pallidum nghĩa là bạn đã mắc bệnh giang mai nghiêm trọng.

✜ Xét nghiệm máu: Việc lấy máu để làm xét nghiệm huyết thanh nhằm tìm kiếm kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai sẽ cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối. Phương pháp này còn tìm kiếm được xoắn khuẩn Treponema pallidum trong nước ổi nên thường áp dụng cho cả phụ nữ mang thai. 

Dựa vào kết quả khám, xét nghiệm bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp

Dựa vào kết quả khám, xét nghiệm bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp

Biện pháp chữa trị giang mai giai đoạn 3 

Tương tự như giai đoạn 1 và 2, điều trị giang mai giai đoạn 3 vẫn sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin là chủ yếu. Đối với những người bệnh bị xoắn khuẩn giang mai xâm nhập sâu vào cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch liều cao.

Trong quá trình điều trị bệnh giang mai giai đoạn 3, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của bác sĩ. Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục cho đến hoàn thành phác đồ điều trị bằng kháng sinh và các vết loét giang mai lành hẳn. Đồng thời, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để  tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện. 

Như vậy, bệnh giang mai giai đoạn 3 nhận biết như thế nào, lúc này triệu chứng bệnh đã xuất hiện rầm rộ và với mức độ nghiêm trọng. Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh cần chủ động đi khám và thực hiện điều trị ngay từ khi thấy xuất hiện dấu hiệu giang mai.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về bệnh giang mai hay đặt lịch hẹn khám bệnh sớm, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương qua số Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm của phòng khám sẽ giải đáp chi tiết và hỗ trợ tận tình.