Viêm khớp vùng chậu là một bệnh khớp thường có tiến triển mãn tính, kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Nam giới là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này vì thường hoạt động thể lực mạnh. Cùng tìm hiểu những thông tin về viêm khớp vùng chậu ở nam giới trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm khớp vùng chậu ở nam giới là gì?

Viêm khớp vùng chậu hay viêm cùng chậu ở nam giới chính là tình trạng nam giới bị viêm ở vị trí khớp nối giữa xương cùng với xương chậu. Viêm khớp vùng chậu có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên và có liên quan mật thiết đến một số bệnh lý viêm khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nam giới sẽ phải đối mặt với những biến chứng của viêm khớp cùng chậu như gây đau dây thần kinh tọa, teo cơ mông đùi, thậm chí có thể dẫn đến bại liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình cũng như sức khỏe của nam giới.

Viêm khớp vùng chậu ở nam giới là một bệnh khớp thường gặp

Nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu ở nam giới

Tưởng chừng chị em phụ nữ là đối tượng mắc viêm khớp cùng chậu nhiều hơn, nhưng bệnh vẫn xảy ra ở khá nhiều nam giới. Bệnh viêm khớp vùng chậu là bệnh lý thực chất về khớp, nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu ở nam giới có thể là do một số tác động sau:

Do tiền sử viêm khớp

Những nam giới đã từng mắc các bệnh lý về khớp như viêm khớp xuất hiện vảy nến, viêm khớp gây hao mòn… đều có nguy cơ dẫn đến bệnh viêm khớp cùng chậu.

Do tiền sử bệnh lý cột sống

Viêm khớp phản ứng, cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến…

Viêm cột sống dính khớp: Bệnh lý này gây ra các tổn thương ngoại vi tại khớp cùng chậu và dẫn đến tình trạng viêm khớp cùng chậu.

Viêm xương khớp cột sống: Các tổn thương tại cột sống nếu thường xuyên diễn ra sẽ gây viêm nhiễm khớp cùng chậu và gây đau đớn cho người bệnh.

Do chấn thương

Thông thường, nam giới có chế độ sinh hoạt và hoạt động mạnh hơn, nặng hơn so với nữ giới, nên khi vận động cơ thể quá sức sẽ dễ gây ra tình trạng tổn thương cơ khớp xương. Không những thế một số động tác mạnh, hay bị ngã xe, ngã cầu thang, tai nạn,… cũng gây tác động mạnh tổn thương các khớp cùng chậu.

Do nhiễm trùng khớp cùng chậu

Một số trường hợp nam giới bị viêm khớp vùng chậu do bị nhiễm trùng, viêm nhiễm và không được vệ sinh sạch sẽ. Một số trường hợp xuất hiện viêm khớp cùng chậu do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra.

Nhận biết biểu hiện viêm khớp vùng chậu ở nam giới

Khi bị viêm khớp cùng chậu, nam giới sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình sau đây:

Đau tại khớp cùng chậu

Triệu chứng viêm khớp vùng chậu ở nam giới điển hình và thường gặp nhất là xuất hiện tình trạng đau nhức tại vùng lưng dưới, sau đó cơn đau lan dần xuống vùng mông, đùi. Tuy nhiên triệu chứng đau nhức do viêm khớp cùng chậu không lan xuống quá đầu gối như các bệnh về xương khớp khác.

Đau nhức tại vùng lưng dưới là dấu hiệu điển hình của viêm khớp vùng chậu ở nam giới

Cơ cứng khớp

Cảm giác vùng khớp cùng chậu khó cử động, cơ cứng sau khi người bệnh ngủ dậy vào buổi sáng. Người bệnh phải mất khoảng 15 phút xoa bóp thì vận động vùng chi dưới mới bắt đầu trở lại bình thường.

Bỏng rát vùng khớp viêm nhiễm

Phần da bên ngoài khớp cùng chậu có biểu hiện ửng đỏ, cảm giác bỏng rát, rất khó chịu.

Hạn chế vận động

Khi mắc bệnh viêm khớp cùng chậu, người bệnh không thể gập, co, duỗi, khoanh chân như bình thường, dáng đi của người bệnh cũng bị thay đổi.

Triệu chứng toàn thân

Nam giới khi mắc bệnh viêm khớp cùng chậu sẽ thấy sốt, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rét run người về đêm…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chẩn đoán bệnh viêm khớp vùng chậu ở nam giới

Để chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới một cách chính xác, các bác sĩ chuyên khoa cần tiến hành thực hiện các bước sau đây:

– Kiểm tra các triệu chứng mà nam giới đang mắc phải và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành ấn vào những điểm ở vùng mông, hông của người bệnh đồng thời di chuyển hai chân để xem phản ứng của cơ thể người bệnh.

– Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc tê vào khớp để xác định chính xác cơn đau tại khớp cùng chậu ở thắt lưng của người bệnh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường cho kết quả chính xác không cao vì thuốc tê có thể lây lan sang một khu vực khác.

– Chụp X-quang để kiểm tra chính xác những tổn thương xảy ra ở khớp cùng chậu.

– Nếu nghi ngờ viêm cột sống dính khớp thì người bệnh cần thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ MRI.

Điều trị viêm khớp vùng chậu ở nam giới như thế nào?

Tùy vào từng tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị viêm khớp vùng chậu phù hợp cho từng trường hợp.

Tùy vào tình trạng bệnh sẽ có cách điều trị viêm khớp vùng chậu ở nam giới phù hợp

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Các thuốc thường được dùng trong điều trị viêm khớp cùng chậu ở nam giới gồm: kháng sinh, giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng corticoid…

Việc dùng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa được bác sĩ kê đơn, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc, ngưng thuốc…

Luyện tập kết hợp thường xuyên

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cũng nên thực hiện vật lý trị liệu hỗ trợ và luyện tập duy trì chức năng của khớp như:

– Chườm lạnh và nóng để giúp giảm đau viêm khớp cùng chậu tức thì.

– Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

– Sau khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh thực hiện các bài tập thể dục để khung chậu co giãn linh hoạt, duy trì chức năng cột sống, tránh tình trạng co cơ.

– Chiếu tia hồng ngoại và sóng ngắn cho vùng khớp cùng chậu, massage, chườm ấm hoặc chườm lạnh theo chỉ định bác sĩ.

– Thực hiện các bài tập chữa viêm khớp cùng chậu có vai trò thúc đẩy khả năng hồi phục của cơ thể và phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát.

+ Căng cơ khép háng: Đầu tiên người bệnh nằm ngửa đặt hai chân trên sàn nhà và gập gối, dạng rộng cho hai đầu gối cách xa nhau và giữ nguyên như vậy khoảng 15 – 30 giây sau đó lại lặp lại 3 lần nhằm giúp cho cơ trong đùi căng.

+ Tập cơ mông: Tư thế nằm sấp, người bệnh duỗi thẳng hai chân, gồng cơ mông cả hai bên và giữ như vậy trong khoảng 15 giây sau đó từ từ thả lỏng cơ thể. Tiếp tục thực hiện lặp lại 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.

Duỗi háng có đối kháng: Người bệnh buộc một dây thun vào cổ chân của chân bị đau đứng hướng về phía cửa, lấy dây thun móc vào cánh cửa và đóng cửa lại. Kéo chân được buộc dây về phía sau rồi lại đưa về vị trí cũ, vừa thực hiện vừa hóp bụng lại giúp căng cơ bụng. Thực hiện bài tập này 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.

+ Xoay nửa dưới chân mình: Người bệnh nằm ngửa, đặt hai chân và hai vai, lưng sát sàn nhà, sau đó gập gối và xoay hai chân về một phía, rồi xoay về phía ngược lại. Cứ thực hiện như vậy lặp lại khoảng 20 lần.

Kết hợp thực hiện các bài tập này sẽ giúp tăng cường khả năng dẻo dai cho khớp cùng chậu.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Ngoài việc dùng thuốc, tập các bài tập chữa viêm khớp cùng chậu, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung các đầy đủ chất dinh dưỡng có chứa nhiều canxi, thực phẩm giàu vitamin D, B12, kali, chất béo omega 3…vào bữa ăn hàng ngày. Không uống rượu bia, hút thuốc lá…

Trên đây là những thông tin về viêm khớp vùng chậu ở nam giới. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi nhanh đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.