Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nam giới với khoảng 35.000 người chết mỗi năm vì căn bệnh này (theo thống kê của Globocan – Cơ quan trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2018). Vì thế, tìm hiểu về ung thư tuyến tiền liệt: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị là việc mà các nam giới không nên bỏ qua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh gì?

Tuyến tiền liệt là một trong các cơ quan sinh dục của người đàn ông và nặng khoảng 20 – 25g. Kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo độ tuổi, phát triển từ lúc dậy thì và ổn định dần ở tuổi 30, sau đó tiếp tục lớn hơn khi nam giới về già. 

Vị trí tiền liệt tuyến nằm ở phía dưới bàng quang, phía trên trực tràng và cạnh túi tinh. Đường dẫn nước tiểu đi xuyên qua trung tâm của tuyến tiền liệt để ra ngoài dương vật nam giới. Chức năng chính của cơ quan tuyến này là tạo ra tinh dịch. 

Sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tiền liệt tuyến sẽ hình thành nên khối u ác tính tại đây, dẫn đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Căn bệnh này thường phát triển rất chậm và không có biểu hiện nào ở giai đoạn đầu.

Giai đoạn phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Giai đoạn phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Theo chia sẻ từ chuyên gia y tế, ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới phát triển qua 4 giai đoạn với những biểu hiện riêng biệt.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, ung thư chỉ ở tuyến tiền liệt và không thể cảm nhận trọng DRE hoặc nhìn thấy thông qua xét nghiệm hình ảnh. Mô ung thư trong thời kỳ đầu giống mô tuyến tiền liệt bình thường và đa số là phát hiện khi thực hiện phẫu thuật mổ phì đại tiền liệt tuyến.

Giai đoạn 2

Được chia ra là giai đoạn IIA và giai đoạn IIB. Ở giai đoạn 2, các xét nghiệm hình ảnh cũng rất khó để phát hiện bệnh do kích thước khối u còn rất nhỏ. Nếu kích thước khối u lớn hơn một chút thì có thể cảm nhận thông qua DRE.

Tế bào ung thư chưa lan ra khỏi cơ quan tuyến tiền liệt nhưng có xu hướng phát triển khá nhanh và bất thường hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Khối u đã lớn hơn so với giai đoạn 1, có thể thấy thông qua thăm khám trực tràng và thường phát hiện khi thực hiện sinh thiết có tăng PSA.

Giai đoạn 3

Tế bào ung thư tuyến tiền liệt đã hình thành khối u với kích thước lớn, xâm lấn ra các mô xung quanh và có thể lây lan sang túi tinh.

Giai đoạn 4

Ung thư tiền liệt tuyến đã di căn rộng, thường đến hạch bạch huyết, trực tràng, bàng quang hoặc thậm chí tới xương, gan và phổi. Việc chữa trị và kiểm soát di căn của ung thư tiền liệt tuyến lúc này rất khó khăn, người bệnh thường chỉ có thể điều trị để kéo dài thời gian sống.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến là do đâu?

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, bệnh đã được chứng minh là có mối liên quan mật thiết với những yếu tố sau đây:

Tuổi tác

Càng lớn tuổi, nam giới càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao. Dưới 54 tuổi thì chỉ có 10% trường hợp phát hiện bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến nhưng con số tăng mạnh đến 65% ở tuổi từ 33 – 74.

Tiền sử gia đình

Các trường hợp trong gia đình có bố hoặc anh trai có tiền sử bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.

Chủng tộc 

Nguy cơ người da màu bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn nhóm da trắng ở cùng độ tuổi. Người Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh ung thư này thấp hơn người da trắng và da đen. 

Nguyên nhân khác

Hiện nay, các nghiên cứu y học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về sinh bệnh học. Trong đó có nguyên nhân liên quan đến một số gen trong quá trình hình thành, phát triển của tế bào ung thư và một số yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với hóa chất, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng (ăn nhiều thịt, ít rau xanh), hút thuốc lá, béo phì, mắc bệnh lây nhiễm từ đường tình dục, thắt ống dẫn tinh…

Làm sao để nhận biết bị ung thư tuyến tiền liệt?

Làm sao để nhận biết bị ung thư tuyến tiền liệt?

Triệu chứng nhận biết bị ung thư tuyến tiền liệt 

Các yếu tố gây ra những triệu chứng lâm sàng về đường tiết niệu thường gặp chính là do sự phát triển của khối ung thư tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu, tắc nghẽn bàng quang. 

Phần lớn các trường hợp bị ung thư tuyền liệt tuyến đều gặp phải những triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: có cảm giác đi tiểu không hết, còn sót lại nước tiểu sau khi tiểu, tiểu không tự chủ, tia nước tiểu yếu, nước tiểu lẫn máu, tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu cấp tính…

Khi khối ung thư đã di căn, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau cột sống, đau vùng xương vật, đau buốt khi xuất tinh, xuất tinh có máu, phù nề tứ chi… Bệnh nhân còn có thể bị thiếu máu, suy thận, giảm cân không rõ nguyên nhân… nên thường đi thăm khám tại các chuyên khoa khác. 

Xem thêm: Tuyến tiền liệt là gì? Vai trò và chức năng tuyến tiền liệt

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp nào?

Dù là căn bệnh khó điều trị và tiến triển phức tạp nhưng tin vui là nếu phát hiện sớm, chữa trị tích cực thì tỷ lệ sống lên đến 90%. Bác sĩ chuyên khoa cần loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư và ngăn chặn đường di căn của khối ung thư bằng cách xạ trị, cắt bỏ hạch bạch huyết ở vùng chậu…

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể điều trị bằng nhiều phương pháp

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể điều trị bằng nhiều phương pháp

Nhưng khi ung thư tuyến tiền liệt đã chuyển sang thời kỳ cuối, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh rất thấp. Dù bác sĩ chuyên khoa kết hợp điều trị nhiều phương pháp song rất khó để loại bỏ hoàn toàn khối ung thư tồn tại trong cơ thể bệnh nhân. Vì thế, ung thư tiền liệt tuyến rất dễ tái phát, xâm lấn nhiều cơ quan gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hiện nay:

Điều trị nội tiết

Tuyến tiền liệt là một cơ quan của hệ sinh dục người đàn ông và chịu ảnh hưởng của nội tiết tố nam. Vì thế, giảm nội tiết tố nam sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của khối ung thư. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay và cách đơn giản là cắt tinh hoàn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc nội tiết tố như estrogen hay chất kháng androgen…

Phẫu thuật 

Thông thường người bệnh cần phải cắt bỏ tuyến tiền liệt hoàn toàn, có thể phải cắt cả túi tinh, nạp hạch 2 bên vùng chậu để loại bỏ tối đa tế bào ung thư. Biện pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường được chỉ định điều trị cho trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, mới khởi phát.

Xạ trị

Dùng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Các hai phương pháp mà bác sĩ thường áp dụng là xạ ngoài và xạ trị áp sát với thời gian thực hiện kéo dài từ 6 – 7 tuần. 

Khi thực hiện phương pháp xạ trị điều trị ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, rối loạn cương dương, rối loạn triệu chứng tiểu tiện…

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về ung thư tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh nam khoa nguy hiểm này để điều trị kịp thời cũng như phòng tránh ung thư tiền liệt tuyến.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến, bạn đọc hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ chu đáo và miễn phí.