Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ giới, gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Cùng tìm hiểu về nhiễm trùng đường tiết niệu là gì một cách chi tiết nhất qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiểu thêm về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến hiện nay có thể xảy ra ở cả trẻ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Vậy, nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Và nguyên nhân gây bệnh là do đâu?

Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh gì?

Để hiểu về nhiễm trùng đường tiết niệu là gì, bạn cần biết về hệ tiết niệu trong cơ thể con người. Dựa theo giải phẫu, hệ tiết niệu bao gồm hai quả thận ở 2 bên, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. 

Theo đúng quy trình, thận có chức năng lọc máu, chất độc hại và đẩy ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu sẽ đi qua các đường ống lọc cô đọng lại rồi trữ tại bàng quang. Khi đến một lượng nhất định, theo phản xạ của cơ thể thì nước tiểu sẽ được thoát ra bên ngoài. 

Bình thường nước tiểu đã được vô trùng, không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe. Nhưng nếu có sự hiện diện của vi khuẩn trong dòng nước tiểu thì chính là trình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến xảy ra ở mọi độ tuổi 

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến xảy ra ở mọi độ tuổi 

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu được phân chia thành các nhóm sau:

  • Phân loại theo vị trí: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (thận và niệu quản), nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo). 

  • Phân loại theo diễn biến: Bao gồm nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng và nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng. Trong đó, có biến chứng là tình trạng viêm tiết niệu tái phát nhiều lần do các nguyên nhân khác nhau hoặc biến chứng từ nhiều biện pháp. 

  • Phân loại theo độ tái phát: Gồm nhiễm trùng tiết niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn nhiều lần và có xu hướng gây biến chứng khác. 

Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu khác nhau mà người bệnh có thể gặp phải. Vậy, cụ thể nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu là gì:

 Do vệ sinh cá nhân kém: Việc không giữ gìn cơ quan sinh dục sạch sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh tấn công vào cơ thể thông qua niệu đạo. Bên cạnh đó, nhiều nữ giới còn có thói quen vệ lau chùi từ dưới lên trên khi đi vệ sinh, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở hậu môn xâm nhập vào vùng kín và gây bệnh.

➔ Do quan hệ tình dục không an toàn: Những thói quen tình dục không lành mạnh như lạm dụng thủ dâm, sử dụng đồ chơi tình dục, quan hệ với nhiều bạn tình,… không chỉ dẫn đến bệnh viêm nam khoa, viêm phụ khoa mà còn tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu. 

➔ Do thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu quá lâu sẽ tạo điều kiện cho chất thải trong dòng nước lắng đọc lại tạo thành sỏi tiết niệu. Đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển cùng sỏi tạo thành ổ viêm nhiễm ở hệ tiết niệu. 

➔ Do uống quá ít nước: Việc uống ít nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu hơn do thiếu nước, hệ bài tiết hoạt động khó khăn. Đồng thời, các chất độc lắng đọng và không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại tạo thành sỏi thận. 

➔ Do cấu tạo niệu đạo: Niệu đạo của nữ giới chỉ dài khoảng 3 – 4cm, ngắn hơn so với nam giới (18 – 20cm) và nằm gần với âm đạo, hậu môn nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh tiết niệu. Đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu cao hơn nam giới. 

Xem thêmXét nghiệm viêm đường tiết niệu ở đâu tại Biên Hòa – Đồng Nai?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? 

Hệ tiết niệu bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan khi bị nhiễm trùng có thể gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung khi mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau: 

Những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu

Những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu

✜ Rối loạn tiểu tiện: Đi tiểu liên tục trong ngày nhưng khi đi lại ra rất ít và có cơn đau buốt ở niệu đạo. Số lần đi vệ sinh tròng ngày có thể lên đến 20 lần, cảm giác buồn tiểu xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. 

✜ Màu nước tiểu khác lạ: Có màu đục, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ và kèm theo mùi hôi nồng, khó chịu. 

✜ Đau rát: Dấu hiệu này xuất hiện rõ ràng nhất khi quan hệ tình dục, lúc nam giới cương dương và xuất tinh. 

✜ Ngứa ngáy vùng niệu đạo: Lúc này tình trạng bệnh đã tiến triển nặng, vi khuẩn bắt đầu di chuyển đến nhiều vị trí khác. 

✜ Lỗ sáo chảy mủ: Ở nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ thấy chảy mủ ở miệng sáo. Tuy nhiên, triệu chứng viêm tiết niệu này dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu. 

 Triệu chứng toàn thân khác: Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể bị sốt, da xanh xao, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ dừng lại ở việc gây khó khăn cho việc tiểu tiện, bất tiện trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà còn dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn, nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, người bệnh hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. 

Trước khi chỉ định phương pháp điều trị tương ứng, bác sĩ sẽ yêu cần người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu, xét nghiệm mẫu, soi bàng quang, chụp CT, chụp MRI,… Sau đó, dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu là gì cho từng bệnh nhân.

Những phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu được áp dụng phổ biến là: 

 Sử dụng thuốc

Dùng thuốc kháng sinh là điều trị ưu tiên đối với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính. Nhóm thuốc này thường được chỉ định dùng trong 7 – 14 ngày tùy vào mức độ nhiễm trùng tiết niệu và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc của bác sĩ để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. 

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sốt cao, tiểu tiện đau, mệt mỏi,… Để làm giảm các triệu chứng này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Ibuprofen, Acetaminophen,… cho người bệnh sử dụng. 

Dùng kháng sinh là điều trị ưu tiên đối với trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu cấp tính

Dùng kháng sinh là điều trị ưu tiên đối với trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu cấp tính

◆ Liệu pháp estrogen

Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần do suy giảm hormone estrogen, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định liệu pháp estrogen để ngăn ngừa tình trạng này. 

◆ Phẫu thuật 

Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu xảy ra do sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc do cấu trúc hệ tiết niệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình hoặc mổ lấy sỏi để giảm nguy cơ viêm nhiễm tái phát thường xuyên. 

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu đều có đáp ứng tốt sau khi điều trị. Ngoài ra, để giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu tái phát, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như uống nhiều nước, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, xây dựng lối sống lành mạnh và hạn chế căng thẳng kéo dài. 

Trên đây là những tìm hiểu về nhiễm trùng đường tiết niệu là gì, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh nhiễm trùng tiết niệu, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng cách nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi trực tiếp tới Hotline: 037.891.5690 để được các chuyên gia y tế giải đáp và hỗ trợ tận tình.