Sùi mào gà do virus HPV gây ra là một trong những căn bệnh xã hội có mức độ lây nhiễm khá nhanh. Vậy, sùi mào gà lây lan qua con đường nào? Và bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Những thông tin xoay quanh căn bệnh sùi mào gà sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sùi mào gà và triệu chứng đặc trưng của bệnh

Trước khi đi vào vấn đề chính là bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không thì cùng sơ lược qua về tác nhân gây bệnh xã hội này và dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở nam, nữ giới. 

Sùi mào gà do chủng virus HPV gây ra và con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn và đường máu. Khi mới xâm nhập vào cơ thể, virus HPV chưa gây ra triệu chứng ngay mà sẽ ủ bệnh trong một thời gian khá dài, khoảng 3 tuần – 9 tháng. 

Triệu chứng điển hình của bệnh sùi mào gà là xuất hiện các hạt mụn cóc, u nhú có hình dạng giống mào gà hoặc hoa súp lơ. Ở bệnh nhân nam, bệnh sùi mào gà thường biểu hiện sớm hơn. 

Biểu hiện sùi mào gà ở nam giới và nữ giới

Biểu hiện sùi mào gà ở nam giới và nữ giới

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam

Ban đầu, những nốt sùi mọc riêng lẻ, mềm, có màu hồng và mọc nhô cao xuất hiện ở bộ phận sinh dục, chẳng hạn như tại bao quy đầu, nếp gấp bẹn… Tuy nhiên, những nốt sùi mào gà không gây ra biểu hiện ngứa ngáy, do đó rất khó phát hiện. 

Qua một thời gian, các nốt sùi sẽ ngày càng phát triển về kích thước và số lượng, chúng tập trung thành từng mảng lớn có hình dạng giống mào gà hoặc súp lơ. Bên trong nốt sùi có chứa dịch, khi ấn mạnh thì dịch chảy ra. Thậm chí, một số trường hợp nốt sùi mào gà có chảy máu và dịch với mùi hôi khó chịu. 

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ

  • Xuất hiện các nốt sùi có màu hồng nhạt và bên trong chứa dịch. 

  • Những nốt dịch này thường xuất hiện ở âm đạo, môi lớn, môi bé, tử cung, gây ngứa ngáy và đau rát. Nếu không được chữa trị, những nốt sùi sẽ mọc lên ngày càng dày đặc, phát triển thành từng đám trông giống như bông súp lơ hoặc mào gà. 

  • Các nốt sùi có thể dễ chảy máu khi cọ xát trực tiếp và có mùi hôi rất khó chịu. 

  • Ngoài xuất hiện ở bộ phận sinh nữ thì các nốt sùi mào gà có thể mọc ở hậu môn, miệng, lưỡi… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bác sĩ giải đáp: Sùi mào gà có nguy hiểm không?

Về vấn đề bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không, các bác sĩ cho biết sự xuất hiện của các nốt mụn sùi mào gà trên cơ thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể tác hại của sùi mào gà đối với nam giới và nữ giới như sau:

Bệnh sùi mào gà gây ra nhiều biến chứng khó lường nếu chậm điều trị

Bệnh sùi mào gà gây ra nhiều biến chứng khó lường nếu chậm điều trị

Tác hại bệnh sùi mào gà đối với phái mạnh

✛ Tổn thương bộ phận sinh dục: Các u nhú, mụn sùi xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam dễ bị trầy xước, chảy máu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. 

✛ Lây nhiễm cho bạn đời: Thông qua các tiếp xúc trong quá trình quan hệ, virus HPV gây sùi mào gà có thể xâm nhập vào cơ thể bạn tình để phát bệnh.

✛ Ung thư dương vật: Nam giới mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ cao bị ung thư dương vật nếu không chủ động đi khám và điều trị bệnh sớm.

Tác hại bệnh sùi mào gà đối với phụ nữ

✛ Tổn thương cơ quan sinh dục: Nếu nữ giới bị sùi mào gà nhưng để bệnh kéo dài hoặc bệnh tái phát nhiều lần rất dễ gây ra sẹo và những tổn thương khó lành ở bộ phận sinh dục. 

✛ Viêm nhiễm phụ khoa: Các khối u nhú ở cơ quan sinh dục nếu bị trầy xước chảy mủ lẫn máu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập gây ra viêm nhiễm, cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng âm hộ, âm đạo. 

✛ Lây nhiễm sang con: Thai phụ nhiễm virus HPV có nguy cơ bị sảy thai, sinh non và thai chết lưu. Ngoài ra, em bé khi sinh ra dễ bị nhiễm bệnh sùi mào gà bẩm sinh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, thanh quản, trí tuệ…

✛ Ung thư cổ tử cung: Đối với chị em phụ nữ, virus HPV – 16 và HPV – 18 làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đây là một căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ. 

Như vậy, bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không, căn bệnh xã hội này tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp. 

Xem thêm: Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Với sự phát triển vượt bậc của ngành y học, bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng nhiều phương pháp và phòng ngừa bằng một số loại vacxin. 

Các phương pháp trị bệnh sùi mào gà hiệu quả hiện nay

Bệnh sùi mào gà rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn, dứt điểm. Mục đích của các phương pháp chữa sùi mào gà hiện nay là điều trị triệu chứng, tổn thương và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp:

  • Sử dụng thuốc

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân bị sùi mào gà ở mức độ nhẹ sử dụng một số loại thuốc dạng uống hoặc thuốc bôi về tự điều trị tại nhà. Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà thường chứa thành phần có tác dụng làm giảm sự phát triển của các u nhú, nốt sùi và ngăn ngừa virus phát triển.

Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo lớp da ở những khu vực bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, các loại thuốc này chỉ bán theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng.

  • Điều trị ngoại khoa

Tiểu phẫu là phương pháp điều trị sùi mào gà được chỉ định cho các trường hợp bệnh đã trở nặng hoặc các khối u nhú xuất hiện ở khu vực nhạy cảm, không thể bôi thuốc. Cụ thể những phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng để chữa sùi mào gà là: liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng, tia laser, dùng dao mổ điện, phẫu thuật cắt bỏ và công nghệ ALA-PDT.

ALA-PDT là phương pháp chữa sùi mào gà hiện đại, hiệu quả

ALA-PDT là phương pháp chữa sùi mào gà hiện đại, hiệu quả

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà bằng biện pháp nào? 

Sau khi đã nắm rõ sùi mào gà có nguy hiểm không thì bạn nên tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa bệnh lý này. Như đã đề cập ở trên, sùi mào gà do virus HPV gây ra và lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh mào gà bằng các biện pháp tiêm vacxin và quan hệ tình dục an toàn. Cụ thể như sau:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh

Quan hệ tình dục an toàn là chung thủy 1 vợ – 1 chồng và sử dụng bao cao su mỗi khi ân ái, đồng thời hạn chế quan hệ bằng miệng hoặc bằng hậu môn.

  • Tiêm phòng vacxin HPV

Chị em phụ nữ nên tiêm vacxin phòng ngừa virus HPV sớm. Loại vacxin này không chỉ phòng bệnh mụn cóc sinh dục mà còn phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Độ tuổi chích ngừa vacxin HPV được khuyến cáo là nữ giới từ 9 – 26 tuổi, chưa có hoặc đã có quan hệ tình dục. 

  • Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần sẽ giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe từ sớm. Hoặc nếu bạn thường xuyên có quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn thì nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc khoa học

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, làm việc khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo đó, chuyên gia y tế khuyến cáo nên chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ưu tiên những loại thực phẩm tươi sống, trái cây, rau xanh… Đồng thời, luyện tập thể dục thể thao ít nhất là 30 phút mỗi ngày và giữ tâm trạng luôn ổn định. 

Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh sùi mào gà và có được đáp án bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay đặt lịch hẹn tái khám, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ tận tình nhất.