Việc tìm hiểu và nắm rõ thời gian chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày được xem là bình thường sẽ giúp nữ giới có thể tự theo dõi và kịp thời thăm khám khi kỳ kinh có biểu hiện bất thường. Vậy, 1 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Vấn đề này sẽ được chúng tôi thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giúp chị em hiểu hơn về hiện tượng kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ nguyệt san là sự thay đổi về mặt sinh lý diễn ra liên tục ở cơ thể người phụ nữ và được điều hành bởi hệ hormone sinh dục. Kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và xuất hiện đều đặn hàng tháng cho đến độ tuổi mãn kinh. Nói cách khác, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra từ tuổi dậy thì và đến cuối tuổi sinh sản sẽ chấm dứt. 

Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì

Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì

Kinh nguyệt là một hiện tượng hoàn toàn bình thường của một quá trình phát triển tự nhiên theo chu kỳ ở cơ thể nữ giới. Hàng tháng, chu kỳ kinh nguyệt vẫn xuất hiện chứng tỏ nữ giới không mang thai. 

Trong chu kỳ kinh ở phụ nữ trưởng thành về mặt giới tính sẽ phóng ra từ 1 – 2 quả trứng. Trước khi thực hiện quá trình phóng noãn, nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng là đồng bộ hóa. 

Sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung lại thay đổi để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và hình thành nên kỳ thai nghén. Nếu không có sự thụ tinh thành công, tử cũng sẽ hủy bỏ lớp nội mạc và tiếp tục cho một chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

 Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

Về thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Các bác sĩ phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm cho biết, chu kỳ nguyệt san ổn định thường quay lại trong vòng 28 ngày đến 32 ngày. Một vài trường hợp có thể ít hơn (khoảng 21 ngày) hoặc nhiều hơn (từ 32 ngày – 35 ngày).

Trong kỳ kinh nguyệt bình thường, số ngày hành kinh sẽ kéo dài từ 3 ngày – 5 ngày hoặc 2 ngày – 7 ngày. Ngoài ra, có những nữ giới có độ dài ngày hành kinh từ 7 ngày – 10 ngày với lượng máu ít, hiện tượng này cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra trong vòng 28 - 32 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra trong vòng 28 – 32 ngày

Những thay đổi nhỏ giữa các chu kỳ kinh nguyệt cũng không có gì nghiêm trọng. Ví dụ như nếu khoảng cách giữa 2 chu kỳ trước là 28 ngày nhưng sau lại 30 ngày thì cũng hết sức bình thường, nữ giới không cần lo lắng.

Một số nguyên nhân do căng thẳng, áp lực, lối sống sinh hoạt hoặc bệnh lý có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc lỡ kỳ kinh ở nữ giới. Nếu thời gian giữa 2 chu kỳ nguyệt san kéo dài hơn 40 ngày mà không phải là do mang thai thì chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay.

 Những dấu hiệu bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt gồm có: tâm trạng thay đổi thất thường, thèm ăn, khó chịu, đau bụng, nổi mụn, đau bụng… Các triệu chứng này có thể thay đổi tùy theo cơ địa của từng nữ giới. 

Xem thêm: Trễ kinh nguyệt nên ăn gì để mau có kinh?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kỳ kinh nguyệt như thế nào thì cần đi thăm khám?

Sau khi đã nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt bình thường là bao nhiêu ngày, chị em nữ giới đừng bỏ qua việc tìm hiểu về kỳ kinh nguyệt như thế nào thì cần đi thăm khám? Việc thăm khám sớm sẽ giúp kịp thời phát hiện các bệnh lý, từ có hướng điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản. 

Theo đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện những biểu hiện bất thường sau đây thì chị em tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:

Rong kinh, rong huyết

Rong kinh là hiện tượng ngày hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, lượng máu ra nhiều và không đông. Nếu tình trạng rong kinh diễn ra hơn 7 ngày và ra huyết ở bộ phận sinh dục được gọi là rong huyết.

Nguyên nhân gây ra rong kinh, rong huyết là do lượng estrogen trong cơ thể tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Đồng thời lượng hormone progesterone tiết ra không cân đối so với estrogen. Lúc này, nội mạc tử cung dày lên nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu để nuôi dưỡng dẫn đến bị hoại tử và bong tróc ra từng mảnh, gây chảy máu kéo dài nhiều ngày.

Khi bị rong kinh, rong huyết, nữ giới còn gặp một số triệu chứng khác như đau bụng dưới, chóng mặt do mất máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Ngoài ra, một số trường hợp còn bị sốt cao, ra khí hư bất thường, chảy máu chân răng, chảy máu cam… 

Cường kinh, thiểu kinh

Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh nguyệt vừa ra nhiều vừa kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguyên nhân gây cường kinh thường là do tử cung đang gặp các vấn đề như bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Ngoài ra, một số bệnh mãn tính như rối loạn đông máu, thận, huyết áp cao… cũng có thể gây cường kinh.

Ngược lại với cường kinh, thiểu kinh là tình trạng số lượng máu ra ít và thời gian hành kinh ngắn (thường là dưới 2 ngày). Nữ giới bị thiếu kinh có thể là đang mắc bệnh dính buồng tử cung sau nạo hút thai hoặc sau sinh, dị tật tử cung… 

Các dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Các dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Thống kinh

Thống kinh là hiện tượng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới trong ngày hành kinh và kèm theo một số triệu chứng đau lưng, tức  ngực, buồn nôn, căng xúc, dễ xúc động… Tình trạng này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi hết kinh nguyệt vài ngày. 

Nguyên nhân gây thống kinh là do trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc ở tử cung tiết ra nhiều prostaglandin hơn bình thường (được gọi là thống kinh nguyên phát). Cũng có thể nữ giới bị thống kinh là do cơ thể thiếu canxi, mắc bệnh l… (thống kinh thứ phát).

Kinh nguyệt thưa

Kinh nguyệt thưa là tình trạng vòng kinh dài hơn 35 ngày, thậm chí là vài tháng mới có kinh nguyệt một lần. Nguyên nhân thường là do gặp bất thường ở trực tuyến dưới đồi và tuyến yên ở trong não bộ vì đây là những cơ quan chi phối sự bài tiết progesterone và estrogen ở buồng trứng. 

Nữ giới bị kinh nguyệt còn có thể là do rụng trứng ít, noãn bào chậm phát dục nên kéo dài thời gian noãn chính. Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân khiến phái nữ bị kinh nguyệt thưa.

Vô kinh

Vô kinh xảy ra do bất thường về sự phát triển của bộ phận sinh dục, chẳng hạn như bộ phận sinh dục không phát triển hoặc chỉ phát triển 1 phần. Nếu bộ phận sinh sản không hoàn thiện như không có buồng trứng hoặc không có tử cung sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. 

Nếu nữ giới có kinh sau 16 tuổi được xem là kinh nguyệt muộn, nguyên nhân là do dậy thì trễ, buồng trứng kém phát triển, cơ thể thiếu chất hoặc do bệnh lý. Còn nếu qua 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh nguyên phát. Kinh nguyệt đang diễn ra bình thường nhưng tự nhiên ngưng xuất hiện hơn 3 tháng liên tiếp thì gọi là vô kinh thứ phát.

Bế kinh

Trường hợp máu kinh hàng tháng vẫn được bài xuất ổn định nhưng do những cản trở mang tính giải phẫu gây nên khiến cho máu kinh không thể ra ngoài được gọi là bế kinh. Bế kinh gây ra hiện tượng đau vùng bụng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần kéo dài từ 3 – 4 ngày và sau đó trở lại bình thường. Những lần sau, mức độ đau sẽ tăng lên, khoảng 5 – 6 lần đau như vậy nữ giới sẽ thấy khối u ở trên xương. 

Nếu bế kinh là do màng trinh không thủng thì cơn đau nghiêm trọng hơn, nữ giới bị căng tức ở âm đạo và khi vạch 2 môi bé ở âm hộ sẽ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh, xuất hiện màu tím. Huyết kinh ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nhiễm ổ bụng. 

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết thời gian chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày được xem là bình thường? sẽ giúp ích cho chị em nữ giới trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Ngoài, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường, nếu còn thắc mắc nào thì phái nữ hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tận tình.