Những cơn sốt vào chiều tối kéo theo nhiều triệu chứng nóng lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy sốt nóng lạnh về đêm phải làm sao?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây sốt nóng lạnh về đêm

Sốt nóng lạnh là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, bắt buộc cơ thể điều chỉnh thân nhiệt để thích ứng cũng như đào thải với các tác nhân gây bệnh.

Khi mới bị sốt, người bệnh cảm thấy lạnh do lúc đầu các dây thần kinh nhiệt độ trên cơ thể sẽ cảm nhận thân nhiệt là thấp. Sau đó, khi đẩy lùi các tác nhân gây bệnh thì thân nhiệt bắt đầu hồi phục thì người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể nóng lên.

Sốt nóng lạnh về đêm có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Tình trạng sốt nóng lạnh về đêm có thể do những nguyên nhân sau đây:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Tình trạng sốt nóng lạnh về chiều tối kèm mệt mỏi là chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng thanh quản hay phế quản… Tình trạng này thường giảm dần sau khoảng 4 – 5 ngày.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng trong cơ thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, nếu nhiễm trùng da ngoài các đợt sốt về đêm có thể thấy những diễn biến bất thường trên da như phát ban, lở loét, mẩn đỏ…

Dị ứng

Khi cơ thể bị dị ứng sẽ tự động phòng vệ bằng cách tạo ra những cơ sốt về đêm, mệt mỏi. Nếu là phản ứng dị ứng của cơ thể thì ngoài triệu chứng sốt, người bệnh cũng sẽ bị sưng đỏ, phù nề tại một số vị trí nhất định.

Viêm nhiễm trong cơ thể

Khi cơ thể mắc viêm nhiễm đều khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Rối loạn mô liên kết

Những rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây sốt lạnh run người ở người lớn, toàn thân mệt mỏi, đặc biệt là về đêm khi nằm ngủ.

Nhiễm trùng đường tiểu

Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, ngoài triệu chứng sốt và mệt mỏi còn gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới.

Stress, căng thẳng quá mức

Áp lực trong học tập và làm việc vào ban ngày cũng có thể gây sốt nóng lạnh về đêm.

Ngoài ra, nguyên nhân gây sốt nóng lạnh về đêm còn có thể do thời tiết giao mùa, trúng gió…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sốt nóng lạnh về đêm cần phải làm gì?

Khi không biết người lớn bị sốt nóng lạnh phải làm gì, người bệnh nên lưu ý thực hiện những điều sau đây:

Bổ sung nước

Sốt nóng lạnh khiến cơ thể mất rất nhiều nước, vì thể bổ sung nước là việc cần thiết để giúp cơ thể loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự phát triển của tác nhân gây bệnh và tránh cơ thể bị kiệt sức do thiếu nước.

Tốt nhất thì người bệnh nên dùng nước đun sôi để nguội pha với hydrite hoặc oresol để bổ sung điện giải.

Sốt nóng lạnh về đêm nên uống nhiều nước

Ăn thức ăn lỏng

Khi bị sốt, bạn nên ăn những thức ăn lỏng như soup, cháo, phở, đồ ăn loãng… Những món ăn này rất dễ nuốt cũng như dễ tiêu hóa, lại đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian bị sốt.

Ăn nhiều trái cây

Trong trái cây có chứa rất nhiều vitamin, giúp hạ sốt và bù điện giải đã bị mất.

Những loại trái cây tốt nhất cho người đang bị sốt nóng lạnh là cam, chanh, cà chua, chuối, dâu tây…

Ăn nhiều rau xanh

Các loại rau xanh cũng có tác dụng hạ nhiệt vô cùng hữu hiệu như cà chua, rau mồng tơi, rau cải, rau muống, rau dền… chế biến dưới dạng luộc hoặc nấu thành canh rất dễ ăn và tốt cho người bị sốt.

Lau mát

Dùng khăn thấm nước để lau những khu vực như nách, bẹn cũng là một trong những cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn và trẻ em hiệu quả.

Xông hơi bằng nước lá

Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người bị sốt áp dụng, có khả năng cân bằng nhiệt độ cho cơ thể rất tốt. Một nồi nước xông từ các loại lá chanh, lá ngải cứu hay lá bưởi mỗi ngày có thể giúp cơn sốt mau chóng tiêu biến.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề sốt nóng lạnh về đêm phải làm sao. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.