Sa tử cung là hiện tượng thường gặp đối với những chị em phụ nữ sau sinh, gây ra đau, tiểu khó, sưng phù tử cung. Vậy bệnh sa tử cung sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sa tử cung sau sinh là gì?

Sa tử cung (hay còn gọi là sa sinh dục, sa thành âm đạo, sa dạ con) là hiện tượng thường xảy ra ở những chị em phụ nữ sau sinh, khi thành tử cung của chị em tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có trường hợp tử cung của chị em lộ ra ngoài âm đạo.

Sa tử cung sau sinh là gì?

Sa tử cung sau sinh thường được chia làm 3 mức độ:

+ Sa tử cung độ 1: Tử cung của chị em sa xuống, thập thò vùng âm đạo.

+ Sa tử cung độ 2: Tử cung của chị em lộ ra ngoài âm đạo, thân vẫn nằm trong âm đạo.

+ Sa tử cung độ 3: Toàn bộ tử cung của chị em sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân sau tử cung sau sinh là gì?

Sa tử cung sau sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

icon tick hồng Can thiệp y khoa trong quá trình sinh nở: bao gồm phẫu thuật nội soi, phẫu thuật sinh mổ, thao tác bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

icon tick hồng Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung của chị em trong quá trình sinh nở. Đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu.

icon tick hồng Chị em phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc bj rối loạn đại tiện, dẫn đến tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh sa tử cung.

icon tick hồng​​​​​​​ Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tử cung sau sinh. Ví dụ như tử cung có 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung của chị em có dấu hiệu bất thường,…

Biểu hiện sa tử cung sau sinh là gì?

Để kịp thời chữa trị bệnh thì chị em cần nắm rõ những triệu chứng sa tử cung sau sinh là gì.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị sa tử cung sau sinh, các chị em nữ giới sẽ có những biểu hiện sau đây:

Xuất hiện khối lồi ở âm đạo

Biểu hiện sa tử cung sau sinh dễ nhận biết nhất đó là xuất hiện một khối lồi ở âm đạo. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà khối lồi sẽ nằm ở vị trí trong âm đạo, ngoài cửa âm đạo hay thậm chí ở ngoài âm đạo. 

Khó chịu ở vùng kín

Tử cung của chị em dịch chuyển, sa xuống âm đạo gây tức, khó chịu ở vùng kín khiến chị em có cảm giác bứt rứt, ngứa, tức nặng phần bụng dưới.

Rối loạn tiểu tiện

Tử cung của chị em tụt dần xuống âm đạo, kéo theo bàng quang và niệu đạo bị sa theo gây ra triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: Són tiểu, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu… Bệnh lâu ngày dẫn đến tình trạng bí tiểu, phải nhập viện điều trị.

Chảy máu khi quan hệ

Do tử cung bị tụt sâu xuống và nằm trong âm đạo, sẽ cản trở và làm chảy máu khi quan hệ và dễ gây viêm nhiễm âm đạo, đau buốt vùng kín. 

Khí hư loãng, ra nhiều hơn bình thường

Nếu thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu, dịch nhầy loãng, có màu trắng thì đây có thể là biểu hiện cảnh báo sa tử cung mà các chị em nên lưu ý.

Đầy bụng

Khi bị sa tử cung sau sinh, chị em có thể thấy bị đầy bụng, khó chịu, thấy bụng căng cứng và phình to ra ở vùng xương chậu.  Nguyên nhân do rối loạn tiểu tiện, nước tiểu không thoát được ra ngoài gây ra tình trạng đầy bụng, tức bụng.

Sa tử cung sau sinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho chị em

Đau rát khi quan hệ

Sau sinh một thời gian, quan hệ tình dục luôn gặp tình trạng đau buốt kèm triệu chứng chảy máu thì đây là dấu hiệu cảnh báo sa tử cung sau sinh.

Đau thắt lưng

Sa tử cung sau sinh có thể khiến chị em cảm thấy vùng thắt lưng bị đau thường xuyên, đau nhói như thời kỳ mang thai.

Táo bón mãn tính

Táo bón thường xảy ra với bà bầu, tuy nhiên nếu sau sinh bị sa tử cung thì chị em cũng có thể gặp phải tình trạng táo bón.

Khó chịu khi đi bộ

Ở giai đoạn nặng, tử cung sa xuống trong âm đạo sẽ gây khó chịu, cảm giác như có vật cản, khiến chị em gặp khó khăn trong việc đi bộ.

Đau lâm râm bụng dưới

Khi tử cung tụt xuống dưới âm đạo sẽ gây những cơn co thắt nhẹ làm các chị em có cảm giác đau bụng dưới lâm râm như đau bụng kinh, khiến chị em thấy khó chịu, mệt mỏi.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sa tử cung sau sinh có nguy hiểm không?

Bên cạnh vấn đề sa tử cung sau sinh là gì thì sa tử cung sau sinh có nguy hiểm không cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em nữ giới đang gặp phải tình trạng này.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh sa tử cung sau sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chị em không nắm rõ sa tử cung sau sinh là gì để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau đây:

Loét âm đạo

Biến chứng này dễ gặp phải khi chị em bị sa tử cung sau sinh ở mức độ nặng. Lúc này, tử cung của chị em bị sa xuống, nhô hẳn ra bên ngoài âm đạo gây cọ xát với quần. Lâu dài, tình trạng lở loét âm đạo sẽ xảy ra và rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Các cơ quan khác ở vùng chậu cũng sa xuống

Khi không có cách chữa sa tử cung sau sinh kịp thời khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng, các cơ quan khác ở vùng chậu của người bệnh có thể bị sa xuống, bao gồm bàng quang và trực tràng. Điều này có thể khiến việc bài tiết của chị em trở nên khó khăn, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường bài viết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em.

Cách chữa sa tử cung sau sinh hiệu quả

Để biết được phương pháp điều trị sa tử cung sau sinh là gì, chị em cần chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể.

Sau khi chẩn đoán chính xác, tùy theo mức độ bệnh, độ tuổi và sức khỏe của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Tùy vào tình trạng sa tử cung mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp

Đối với mức độ nhẹ

Sa tử cung sau sinh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá khó chịu thì lựa chọn tối ưu cho các chị em là điều trị không phẫu thuật. Phương pháp này thích hợp với những chị em lớn tuổi hay sức khỏe kém.

Dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và không lao động quá sức.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Tập luyện động tác giúp hỗ trợ nâng tử cung. Bài tập Kegel hỗ trợ tăng độ dẻo dai cũng như cải thiện sức khỏe cơ quan sinh dục. Bài tập này cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh sa tử cung sau sinh rất tốt.

Đối với mức độ nặng

Đối với trường hợp sa tử cung ở mức độ nặng, liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ là lựa chọn hiệu quả nhằm giúp dây chằng và cơ khỏe hơn.

Dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo để cố định tử cung của người bệnh đúng vị trí.

Nếu tử cung của người bệnh có dấu hiệu viêm loét hay có các biến chứng nguy hiểm thì phải tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề bệnh sa tử cung sau sinh là gì? Có nguy hiểm không? Hy vọng đã cung cấp cho chị em nữ giới những kiến thức hữu ích. Nếu chị em còn bất cứ điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí.