Trĩ là căn bệnh về hậu môn – trực tràng rất phổ biến hiện nay, cứ 10 người thì có đến 9 người bị trĩ. Vì vậy, khi có nhu cầu làm nội soi đại tràng, người bị trĩ có nội soi đại tràng được không cũng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Thắc mắc này sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết sau đây, mời bạn đọc theo dõi!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu nội soi đại tràng là gì? 

Nội soi đại tràng là một xét nghiệm bằng hình ảnh thông qua đường hậu môn để quan sát được bên trong lòng đại tràng của người bệnh. Mục đích chính của nội soi đại tràng là sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến trực tràng như Polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng (  thường là những tổn thương hình thành ở dạng lành tính). Đây cũng có thể là các tổn thương tiền ung thư của đại trực tràng nếu như người bệnh không phát hiện và loại bỏ kịp thời. 

Hiện nay, có hai phương pháp nội soi đại tràng được áp dụng phổ biến đó là:

 Nội soi thông thường

Luồn ống mềm từ hậu môn vào trong vòng đại tràng rồi di chuyển vị trí của ống để thu thập được nhiều ảnh hưởng trực quan về bộ phận này. Trong quá di chuyển ống sẽ gây đau nhẹ và căng tức. 

✜ Nội soi gây mê

Quá trình tiến hành nội soi giống như nội soi thông thường, chỉ khác là trước khi nội soi người bệnh sẽ được gây mê để không có cảm giác khó chịu gì trong suốt quá trình thực hiện. 

Giải đáp băn khoăn: Người bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Như đã đề cập ở trên, nội soi đại tràng là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thông qua đường hậu môn nên có rất nhiều bệnh nhân bị trĩ lo lắng khi cần thực hiện. Vậy, người bị trĩ có nội soi đại tràng được không?  

Những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ có thể thực hiện nội soi đại tràng

Những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ có thể thực hiện nội soi đại tràng

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, đối với người bị bệnh trĩ, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định có thực hiện nội soi đại tràng được hay không. Nếu mắc bệnh trĩ nhẹ thì người bệnh có thể làm nội soi đại tràng. Còn trường hợp bị trĩ nặng thì nội soi đại tràng là điều không nên thực hiện.

Nguyên nhân là do các búi trĩ nằm ở trực tràng rất dễ bị chảy máu, tổn thương và viêm nhiễm. Nếu búi trĩ lớn (ở bệnh trĩ mức độ nặng) bị tác động bởi một lực mạnh của ống nội soi đại tràng thì có thể khiến búi trĩ căng phồng quá mức dẫn đến vỡ búi trĩ, gây chảy máu nhiều, đau đớn dữ dội và khó chịu cho người bệnh.

Vì thế, người bị trĩ có nội soi đại tràng được không, việc luồn ống nội soi đại tràng cần phải cân nhắc kỹ càng, tùy thuộc vào từng mức độ bệnh trĩ để giảm thiểu tối đa những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân bị trĩ. 

Xem thêm: Mụn ở mông là dấu hiệu của bệnh gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Quy trình nội soi đại tràng đối với người bị trĩ

Quy trình nội soi đại tràng đối với bệnh nhân bị trĩ được tiến hành như sau: 

Bước 1: Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Đầu tiên, những người mắc bệnh trĩ sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng (thông qua việc kiểm tra hậu môn, búi trĩ bằng mắt thường) và các phương pháp khám cận lâm sàng (chụp X-quang, siêu âm,…) nếu cần thiết. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định bị trĩ có nội soi đại tràng được không, tư vấn phương pháp nội soi đại tràng phù hợp và thời điểm thực hiện tốt nhất. 

Bước 2: Chuẩn bị nội soi đại tràng

Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh sẽ được dùng thuốc xổ đường uống để loại bỏ các chất thải còn tồn đọng bên trong đại trực tràng. Từ đó, giúp việc thu thập hình thành và phát hiện bệnh ở cơ quan đại tràng dễ dàng hơn. 

Quy trình nội soi đại tràng gây mê thường kéo dài từ 10 đến 15 phút

Quy trình nội soi đại tràng gây mê thường kéo dài từ 10 đến 15 phút

Bước 3: Tiến hành nội soi đại tràng

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm nội soi đại tràng vào buổi sáng sớm vì lúc này cơ thể đã đào thải gần hết cặn bã. Đồng thời, người bệnh có thể nhịn ăn được, không bị mất sức do nhịn ăn trong thời gian kéo dài. 

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài vòng cơ và đường lược hậu môn. Người bệnh được bác sĩ hướng dẫn tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang bên trái, trong đó: 

  • Tư thế nằm ngửa giúp người bệnh dễ thở hơn và bác sĩ chuyên khoa kiểm tra được phần thành bụng do ánh sáng có thể chiếu qua. 

  • Tư thế nằm nghiêng sang trái giúp kiểm tra được phần đại tràng Sigma có vấn đề bất thường gì không?

Bước 4: Kết luận 

Dựa vào các hình thành thu thập được và mẫu sinh thiết (đã kiểm tra, nếu có) bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng đại tràng của người bệnh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi đại tràng?

Với những trường hợp bị trĩ có nội soi đại tràng được không là có thì cần lưu ý một số điều sau trước khi thực hiện: 

Đặt lịch khám và tìm hiểu thêm kiến thức

Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm và đưa thuốc xổ để làm sạch đại tràng tại nhà. Vì vậy, người bệnh cần đặt lịch khám trước và tìm hiểu thật kỹ các thông tin về phương pháp nội soi đại tràng. 

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương pháp nội soi gây mê để giảm đau đớn nên người bệnh cần một người thân đi cùng để có thể chăm sóc và đưa về nhà, tránh trường hợp thuốc mê còn tác dụng gây mất an toàn. 

Ăn uống hợp lý trước khi nội soi

Người bệnh chỉ nên ăn nhẹ nhàng trước khi nội soi đại tràng từ 1 – 3 ngày tùy theo thể trạng. Nên ăn ít chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa như trứng, thịt nạc, trái cây không hạt, bánh mì,… Cần tránh những loại thực phẩm như ngô, bỏng ngô, ngũ cốc, các loại quả có hạt,… Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng vitamin, các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nếu đang dùng thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. 

Trước khi làm nội soi đại tràng 1 ngày, người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm cứng và rắn. Nên uống nhiều nước nhưng tránh những nước có màu tím, xanh, đỏ vì các màu này khiến việc quan sát của bác sĩ khó khăn hơn. Đồng thời, trước khi dùng kỹ thuật nội soi đại tràng người nên không nên ăn gì trong 4 – 6 giờ. 

Trước ngày thực hiện nội soi bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống thuốc nhuận tràng

Trước ngày thực hiện nội soi bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống thuốc nhuận tràng

Làm sạch ruột trước khi nội soi

Để làm sạch đường tiêu hóa trước khi thực hiện nội soi đại tràng, người bệnh sẽ được bác chỉ định dùng thuốc nhuận tràng. Việc này giúp các bác sĩ có thể quan sát rõ nét hơn đại tràng. Thông thường, thuốc nhuận tràng được uống vào đêm hôm trước khi nội soi đại tràng. Một số loại thuốc được dùng như sau:

 Thuốc xổ Fortran: Pha 1 gói Fortran với 1 lít nước, tùy cơ địa uống từ 3 – 4 gói chia thành 2 lần uống cách nhau 12 tiếng. Cứ 2 lít phải uống hết trong vòng 2 giờ hoặc uống hết cả 4 lít/1 lần trong 2 giờ.

➔ Fleet Phospho – Soda: Người bệnh cần pha thuốc với 300ml nước và sau 3 giờ tiếp theo dùng 3 lít nước nửa để làm sạch đường ruột. 

Sau khi dùng thuốc, người bệnh phải nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh sẽ đi tiểu liên tục và khi nước tiểu chuyển sang màu trong có nghĩa là đường ruột đã được làm sạch hoàn toàn. 

Qua những chia sẻ về vấn đề người bị trĩ có nội soi đại tràng được không, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Nếu cần tìm hiểu sâu hơn về nội soi đại tràng, bạn hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương. Các chuyên viên y tế luôn sẵn lòng giải đáp chi tiết, giúp bạn có được tâm lý thoải mái và yên tâm khi thực hiện nội soi đại tràng.