Bệnh tiểu đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, xét nghiệm tiểu đường là một trong những loại xét nghiệm cơ bản và không thể thiếu trong thời gian mang thai. Vậy, nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về xét nghiệm thai kỳ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vì sao bà bầu nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Như chúng ta đã biết, hormone nhau thai có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Khi lượng hormone  này quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ. Vì thế các mẹ bầu cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra đối với cả mẹ và bé:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh

Đối với thai phụ

Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra cho mẹ bầu đó là nguy cơ tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

Hơn nữa, khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên mẹ bầu nên sinh mổ. Phương pháp sinh mổ lấy thai cũng giống như các loại phẫu thuật khác, sẽ có tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định đối với mẹ và cả thai nhi. 

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà bệnh tiểu đường thai kỳ còn tác động xấu tới sức khỏe của mẹ bầu trong tương lai. Sau khi sinh con, người mẹ có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và gây ra những ảnh hưởng nhất định về sức khỏe. Đó là lý do những trường hợp bị tiểu đường trong thời gian mang thai nên đi xét nghiệm tiểu đường sau khi sinh. 

Đối với thai nhi

Bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động tới sự phát triển và sức khỏe thai nhi. Cụ thể:

  • Khi mẹ bị tiểu đường, thai có nguy cơ phát triển to hơn so với bình thường và bé tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. 

  • Có nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non khá cao. 

  • Bé có thể bị suy hô hấp hoặc hạ đường huyết khi còn đang trong bụng mẹ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Với tầm quan trọng của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ kể trên, các mẹ bầu nên lưu ý về thời gian làm xét nghiệm này hợp lý theo khuyến cáo từ chuyên gia. Vậy, làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Theo chia sẻ từ các bác sĩ sản phụ khoa, thời điểm vàng để mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. 

Khi đủ 24 - 18 tuần, mẹ bầu nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Khi đủ 24 – 18 tuần, mẹ bầu nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh đó, những trường hợp có nguy cơ cao như người bị thừa cân, béo phì, có tiền sử bị tiểu đường thì có thể đi khám và làm xét nghiệm tiểu đường sớm hơn. Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp phải một số triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, khát nước nhiều hơn, ngứa ngày vùng kín, bị nấm men, các vết xước khó lành hay sụt cân không rõ nguyên nhân thì cũng nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường sớm. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được tiến hành như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? Các mẹ bầu cũng nên tìm hiểu thêm về phương pháp xét nghiệm này thực hiện như thế nào để có sự chuẩn bị chu đáo nhất. 

Hiện nay có hai phương pháp xét nghiệm tiểu đường được thực hiện phổ biến đó là:

Phương pháp làm xét nghiệm tiểu đường một bước

Với phương pháp này, các mẹ bầu sẽ thực hiện nghiệm pháp dung glucose đường uống với liều lượng 75 gram. Nồng độ glucose trong huyết tương sẽ được đo tại thời điểm mẹ bầu đang đói, chưa uống glucose và 1 giờ, 2 giờ sau khi uống glucose. 

Nghiệm pháp này thường được thực hiện vào buổi sáng sớm khi thai phụ đã nhịn ăn qua đêm, thời gian ít nhất là 8 tiếng đồng hồ. Kết quả có thể chẩn đoán mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Nồng độ glucose trong huyết tương khi đói trên 92 mg/ dL.

  • Nồng độ glucose trong huyết tương sau 1 giờ bổ sung glucose đường uống từ 180 mg/dL trở lên. 

  • Nồng độ glucose trong huyết tương sau 2 giờ bổ sung glucose đường uống từ 153 mg/dL trở lên. 

Phương pháp làm xét nghiệm tiểu đường hai bước

Với phương pháp này, bà bầu sẽ đồng thời thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi đói và không nhịn đói để đánh giá.

 Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi mẹ bầu không nhịn đói

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đo glucose huyết tương trước khi uống glucose và sau 1 giờ uống, từ đó so sánh để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Nếu đường huyết đo được sau khi uống glucose 50g sau 1 giờ là 130 mg/dL (hoặc 149 mg/dL khi uống 100g glucose) thì được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. 

✛ Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi  mẹ bầu đói

Mẹ bầu được yêu cầu nhịn đói và uống 100g glucose pha với nước, đồng thời đo đường huyết để kiểm tra. Các thời điểm tiến hành đo đường huyết là lúc đói, sau khi uống glucose 1 giờ và 2 giờ. Kết quả bất thường, đường huyết cao cho thấy bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ cần điều trị.

Xem thêm: Các mốc siêu âm định kỳ mẹ bầu cần ghi nhớ

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phòng chống tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên biết

Bên cạnh xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu hợp lý? thì mẹ bầu nên lưu ý thêm về biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và giúp con phát triển khỏe mạnh nhất. 

Nên làm gì để phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ?

Nên làm gì để phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ?

Nên kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai 

Trước khi mang thai, nữ giới nên giảm cân, đưa cân nặng về mức hợp lý. Điều này không chỉ giúp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh lý về tim mạch. Còn khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 đến 12 ký là tốt nhất. Cần loại bỏ quan điểm “ăn cho hai người” dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Trong thời gian mang thai, bà bầu cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ cần lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và bổ sung cân bằng 4 loại dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, các bà bầu đừng quên bổ sung canxi, sắt, axit folic trong suốt thai kỳ. 

Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức nhưng cần vận động khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tập luyện những bài tập phù hợp với thể trạng chính là cách rèn luyện sức khỏe cực kỳ tốt, giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn. 

Hơn nữa, việc vận động cũng là cách giúp thai phụ tiêu thụ lượng đường nạp vào cơ thể, từ đó kiểm soát glucose, giảm sự đề kháng của insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khám thai định kỳ

Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai. Qua những lần khám thai định kỳ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả. Đồng thời, thăm khám thai định kỳ còn giúp phát hiện sớm một số bất thường ở mẹ và thai nhi, từ đó có hướng điều trị kịp thời. 

Mong rằng những thông tin chia sẻ ở bài viết này đã giúp các mẹ bầu biết được nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là hợp lý? Và chủ động phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách nào? Nếu còn thắc mắc về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp tận tình.