Nhiễm nấm hệ niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan bài tiết khá phổ biến. Vậy, nấm đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về bệnh nấm hệ tiết niệu đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu nấm đường tiết niệu là bệnh gì?

Nấm đường tiết niệu được gây ra bởi chủng nấm men Candida. Loại nấm này chiếm 95% trong tổng các loại nấm chủ yếu gây bệnh trên cơ thể con người. Nấm Candida thường xuất hiện trên bề mặt da, vùng miệng, đường tiêu hóa, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục của nam và nữ giới. 

Nhiễm nấm Candida đường tiết niệu được hiểu đơn giản là hiện tượng nấm men xâm nhập và gây viêm nhiễm ở hệ niệu. Ban đầu, nấm sẽ tấn công vào niệu đạo, bàng quang, lúc này nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh sẽ phát triển nặng, thậm chí lan đến thận. 

Nấm Candida là tác nhân chính gây nên bệnh nấm đường tiết niệu 

Nấm Candida là tác nhân chính gây nên bệnh nấm đường tiết niệu 

Thực tế, ở trạng thái bình thường, nấm Candida có khả năng cân bằng với các vi sinh vật trong cơ thể và không gây ra tác hại nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, khi có điều kiện môi trường thuận lợi, nấm Candida sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển mạnh và gây ra các bệnh lý. 

Những đối tượng dễ bị nhiễm nấm Candida đường tiết niệu là: 

  • Người có thói quen vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ và không đúng cách. 

  • Người có đời sống tình dục không đảm bảo an toàn. 

  • Người mắc một số bệnh làm suy giảm sức đề kháng như đái tháo đường, HIV/AIDS,…

  • Phụ nữ vừa mới sinh con

  • Nam giới mắc bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo không bình thường (bị hẹp, chấn thương,…).

Triệu chứng nhiễm nấm đường tiết niệu như thế nào? 

Triệu chứng thường gặp ở người bị nhiễm nấm đường tiết niệu bao gồm:

✛ Luôn cảm thấy buồn tiểu, nhất là vào ban đêm nhưng lượng nước tiểu rất ít. 

✛ Tiểu đau, tiểu khó, tiểu nóng rát, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng,…

✛ Nước tiểu đục ở đầu bãi hoặc cuối bãi và có mùi hôi vô cùng khó chịu, đôi khi trong nước tiểu có lẫn máu.

✛ Quan hệ tình dục thấy đau rát và nam giới bị đau khi xuất tinh. 

✛ Cơ thể nam giới luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm giác đau ở bụng, đau dữ dội vùng thắt lưng, sốt cao, buồn nôn,… 

Khi xuất các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, người bệnh nên đi thăm khám sớm để tìm ra chính xác bệnh lý đang mắc phải. Bởi vì, triệu chứng nhiễm nấm Candida đường tiết niệu rất có thể nhầm lẫn sang một số bệnh lý viêm nhiễm khác hoặc còn có thể đi kèm với bệnh nguy hiểm khác mà bản thân đang mắc phải. 

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí  

Bị nấm đường tiết niệu có đáng lo ngại không?

Nhiễm nấm đường tiết niệu có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Bởi lẽ, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu do nấm men gây ra nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: 

Làm suy giảm chất lượng tình dục

Đường tiết niệu bị nhiễm nấm sẽ khiến nam giới phải đối mặt với những cơn đau nhói khi cương dương và xuất tinh. Trong khi đó, nữ giới có hiện tượng đau ở âm đạo và đau vùng bụng. Điều này khiến cho cả hai không còn hứng thú, ham muốn đối với chuyện chăn gối. Lâu dần sẽ làm chất lượng tình dục bị suy giảm và cả hai khó có cảm giác thăng hoa khi yêu. 

Gây viêm nhiễm nhiều cơ quan khác 

Nhiễm nấm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm và kịp thời, tác nhân gây bệnh ở hệ niệu có thể lây lan sang các cơ quan khác. Cụ thể, ở nam giới có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm ống dẫn tinh,… Còn ở nữ giới sẽ làm gia tăng nguy cơ bị viêm tử cung, viêm buồng trứng,… 

Nhiễm nấm đường tiết niệu lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương thận, nhiễm trùng máu

Nhiễm nấm đường tiết niệu lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương thận, nhiễm trùng máu

Gây tổn thương thận 

Viêm đường tiết niệu do nấm tấn công ở bàng quang rất dễ di chuyển lên thân thông qua đường niệu quản. Khi đó, nấm men sẽ gây viêm nhiễm các tế bào thận, làm chức năng thận bị suy giảm. Vì thế, khả năng bài tiết nước tiết và độc tốt bị ảnh hưởng nên chất độc, nước thải tích tụ không được đẩy hết ra ngoài. 

Những độc tố khi không được đẩy ra ngoài theo thời gian sẽ khiến thận bị xơ hóa và tổn thương. Do đó, nguy cơ bị suy thận ngày càng tăng cao và kéo dài theo bệnh tăng huyết áp. 

Nguy cơ nhiễm trùng huyết

Nhiễm nấm đường tiết niệu lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh di chuyển vào máu, dẫn đến toàn thân bị nhiễm trùng với những triệu chứng điển hình như: hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, sốt cao, tăng nhịp tim, ngất xỉu,… 

Gia tăng biến chứng thai kỳ

Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm đường tiết niệu thì không nên xem nhẹ. Bởi căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Có thể kể đến như: dọa sinh non, nguy cơ nhiễm trùng bào thai, bé nhẹ cân hoặc kém phát triển khi chào đời,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị bệnh nấm đường tiết niệu 

Nhiễm nấm đường tiết niệu mặc dù là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản nhưng nếu được phát hiện sớm và tiến hành điều trị khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ thì có thể chữa khỏi nhanh chóng. 

Hiện nay, bệnh nhiễm nấm Candida đường tiết niệu thường được bác sĩ chỉ định dùng một số loại uống, thuốc bôi và thuốc đặt. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh mà liều dùng, loại thuốc, thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau theo chỉ định của bác sĩ. 

Cụ thể, một số loại thuốc trị nấm Candida hệ tiết niệu thường được sử dụng là:

◆ Thuốc đặt: Clomaz, Lomexin, Canesten, Miko Penotran, Econazole,… 

◆ Thuốc uống: Canditral, Flucomedil, Sanuzo, Diflazon,… 

 Thuốc bôi dạng kem chống nấm: Imidazole, Clotrimazole, Miconazole,…

Phương pháp điều trị nấm đường tiết niệu chủ yếu là sử dụng thuốc 

Phương pháp điều trị nấm đường tiết niệu chủ yếu là sử dụng thuốc 

Bệnh cạnh sử dụng thuốc để tiêu diệt nấm men – tác nhân gây bệnh, những cách sau sẽ giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng nhiễm nấm đường tiết niệu một cách hiệu quả:

✔ Uống đủ nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước tiểu rửa trôi tác nhân gây bệnh ra ngoài. 

✔ Cung cấp Vitamin C cho cơ thể thông qua những loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi,…

✔ Tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như phô mai, sữa,…

✔ Thay vì tắm bồn, người bệnh nên tắm dưới vòi sen.

✔ Nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu, không được nhịn tiểu trong thời gian dài. 

✔ Mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi, làm từ chất liệu co giãn và hút ẩm tốt.

✔ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: không thụt rửa quá sâu để tránh làm tổn thương khu vực này, lựa chọn những sản phẩm vệ sinh vùng kín êm dịu, có độ pH phù hợp. Ngoài ra, sau khi đi đại tiện, người bệnh nên lau từ trước ra sau để tránh việc vi sinh vật xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo.

✔ Nên đi tiểu cũng như vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục. 

 Có đời sống tình dục lành mạnh: không nên giao hợp qua hậu môn, chỉ nên có một bạn tình và sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.

Nếu còn băn khoăn, phân vân không biết nên đi khám bệnh nấm đường tiết niệu ở đâu thì chuyên khoa Tiết niệu của phòng khám Đa khoa Thái Dương là một địa chỉ uy tín để bạn tin tưởng. Phòng khám Thái Dương Biên Hòa quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tận tâm, tận tình. 

Song song với đó là hệ thống trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại, giúp hỗ trợ phát hiện sớm cũng như điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nấm đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không? Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh nấm đường tiết niệu, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 và khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ tận tình.