Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến, không ngoại trừ giới tính và thường xảy ra khi con người bước vào tuổi trung niên. Vậy, sỏi tiết niệu là bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp lo lắng: sỏi tiết niệu có nguy hiểm không và cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh lý này đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sỏi tiết niệu là bệnh gì?

Hệ tiết niệu của con người được cấu thành từ những bộ phận như: thận phải, thận trái, bàng quang, niệu đạo và hai niệu quản. Bất cứ một bộ phận nào có sự xuất hiện của sỏi thì đều được gọi chung và bệnh sỏi tiết niệu. 

Hầu hết các loại sỏi đều được hình thành ở thận, sau đó di chuyển đến các bộ phận như bàng quang, niệu đạo,… theo dòng nước tiểu. Trong đó, những loại sỏi được tìm thấy nhiều nhất phải kể đến: 

  • Sỏi Calcium: Loại sỏi này được tạo thành chủ yếu do nồng độ Calci tăng (chứa trong nước tiểu) và một số yếu tố khác. Sỏi Calcium chiếm đến 80% tổng các trường hợp mắc bệnh sỏi tiết niệu. 

  • Sỏi Phosphat: Không chiếm đa số như loại sỏi Calcium, sỏi Phosphat chỉ có khoảng 5 – 15% các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, sỏi Phosphat thường có hình san hô cỡ lớn, cản quang, thường được tạo nên do vi khuẩn Proteus hoặc bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu. 

  • Sỏi Oxalat: Thường gặp ở những người sinh sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khi kết hợp với sỏi Calci sẽ hình thành nên sỏi Oxalat Calci.

  • Sỏi Cystin: Dị tật ở ống thận sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và tăng nguy cơ hình thành sỏi Cystin. 

  • Sỏi Acid Uric: Lượng bài tiết axit Uric trong nước tiết quá nhiều, bị cô đặc khiến cơ thể người bệnh nóng bức và mất nước. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên ăn lòng bò, lòng heo, thịt cá khô mắm cũng là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân gây hình thành sỏi tiết niệu

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây hình thành sỏi đường tiết niệu chủ yếu là do: 

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều nhưng lại không thể chuyển hóa hết sẽ tích tụ chất ở đường tiết niệu. Một số người còn có thói quen nhịn đi tiểu trong thời gian dài, uống quá ít nước lâu dần tình trạng nước tiểu ứ đọng, hệ quả là dẫn đến hình thành sỏi đường tiết niệu. 

Tác dụng phụ của thuốc 

Thường những người từ 30 – 35 tuổi sẽ bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa canxi để tăng sức bền cho xương. Tuy nhiên, khi cơ thể không hấp thu hết được lượng canxi có trong thuốc, chúng sẽ đào thải qua thận. Điều này khiến cho chức năng của thận phải hoạt động liên tục làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi ở đường tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi ở đường tiết niệu

Do tính chất công việc

Những người thường xuyên phải ngồi liên tục trong nhiều giờ liền như công nhân, thợ may, nhiễm viên văn phòng,… Môi trường làm việc tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng có khả năng tạo sỏi bên trong cơ thể, bao gồm sỏi tiết niệu. 

Dị tật bẩm sinh

Các dị tật ở đường tiết niệu cũng là nguyên nhân thuận lợi để làm ứ đọng, gây tạo sỏi và tình trạng nhiễm khuẩn như hẹp vùng bể thận – niệu quản, hẹp cổ bàng quang, hẹp/phòng niệu quản, thận đa nang, thận móng ngựa, bệnh Cacchi, Ricci,… 

Mắc các bệnh lý về đường tiết niệu

Những người bị u tuyến tiền liệt hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu dễ mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn người bình thường. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao do thức ăn giàu đạm tạo nên thì người bệnh dễ bị sỏi đường tiết niệu hơn. 

Ngoài ra, một số yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi tiết niệu bao gồm: gia đình có người mắc bệnh, ăn uống quá mặn, môi trường sống và làm việc nóng bức, thường xuyên căng thẳng, áp lực,… 

Khi nước tiểu bị cô đặc lại hoặc nồng độ pH trong chất thải thay đổi thì việc hoàn tan hoạt chất trở nên khó khăn hơn, chúng bị ứ đọng dẫn đến kết tụ sỏi. Vấn đề rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng nội tiết tố cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý ở đường tiết niệu hơn. 

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Về vấn đề sỏi tiết niệu có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết, bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như:

Ứ đọng nước tiểu

Nước tiểu bị ứ đọng do kích thước của viên sỏi to dần, làm tắc nghẽn ống dẫn tiểu và gây nên tổn thương ở chức năng của thận. 

Viêm đường tiết niệu 

Ma sát của sỏi sẽ làm niêm mạc bên trong đường tiết niệu bị rách, gây chảy máu tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại xâm nhập khiến hệ tiết niệu bị nhiễm trùng. 

Khi sỏi phát triển to dần có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu và suy thận

Khi sỏi phát triển to dần có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu và suy thận

Suy thận

Đáp án cho vấn đề bệnh sỏi tiết niệu có nguy hiểm không là có, khi sỏi phát triển to dần, người bệnh có nguy cơ bị suy thận. Sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu, vô niệu dẫn đến tình trạng suy thận cấp. Một số trường hợp viên sỏi cọ xát làm tế bào thận bị tổn thương gây ra tình trạng suy thận mãn tính.

Giãn đài bể thận và thận ứ niệu

Soi gây cản trở hoạt động bài tiết, khiến đường niệu ứ trệ và phình đại. Tình trạng giãn đài bể thận xảy ra làm suy giảm chức năng, căng giãn quá mức và chèn ép lên như mô thận. Nghiêm  trọng hơn làm mất hoàn toàn chức năng lọc và đào thải chất độc của thận.

 Ngoài ra, sỏi tiết niệu có nguy hiểm không, người bệnh còn có thể đối mặt với biến chứng viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, thận ứ mủ, áp xe, phù nề thận,… đe dọa tính mạnh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết sỏi tiết niệu như thế nào?

Để không phải lo lắng sỏi tiết niệu có nguy hiểm không hay sỏi tiết niệu có chữa khỏi được không thì ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau người bệnh hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt:

 Đi tiểu bất thường: Khi bị sỏi tiết niệu, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiểu tiện. Cụ thể bị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đi tiểu ra máu, nước tiểu đổi sang màu vàng đậm hoặc nâu sẫm,… Nước tiểu đục, có thể ứ mủ ở bể thận,.. là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh sỏi tiết niệu, nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt và đe dọa đến tính mạng. 

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sỏi tiết niệu 

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sỏi tiết niệu 

 Đau cấp tính: Xuất hiện cơn đau quặn ở vùng hông đến lưng theo từng cơn, chúng xảy ra đột ngột và có thể kéo dài, thậm chí lan sang các khu vực xung quanh gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. 

✜ Đau nhức ở cơ quan sinh dục: Do sỏi cọ xát vào niệu đạo nên gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng hông và nam giới sẽ có cảm giác đau nhức ở dương vật.

Một số triệu chứng đi kèm khác như chóng mặt, buồn nôn, cao huyết áp, cơ thể nóng bức, khó chịu cũng xuất hiện khi sỏi đường tiết niệu hình thành. 

Trên đây là những thông tin giải đáp lo lắng: sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Vì thế, ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh sỏi đường tiết niệu, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Phòng khám Đa khoa Thái Dương với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, quy tụ đội ngũ y bác sĩ tài giỏi, cơ sở hạ tầng khang trang,… chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn trong việc hỗ trợ tư vấn và chăm sóc các vấn đề về sức khỏe. Hãy liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết thêm các thông tin chi tiết về những vấn đề sức khỏe đang gặp phải.