Virus HPV là tác nhân gây ra u nhú ở người và có tốc độ lây lan nhanh qua nhiều con đường. Vậy, virus HPV có đặc điểm như thế nào và sống được bao lâu ngoài môi trường khi ra khỏi cơ thể người? Cùng hỏi đáp: virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường với các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Thái Dương qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại virus này. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những thông tin cần biết về virus HPV

Để biết được virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường thì trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm, con đường lây nhiễm của loại virus này. 

Đặc điểm của virus HPV

Đây là một loại virus gây u nhú ở người và có tỷ lệ lây lan cao thông qua con đường tình dục. Virus HPV thường phát triển âm thâm, không có biểu hiện đặc trưng nào nên rất khó phát hiện và chữa trị. 

Hiện nay, thông qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 100 chủng virus HPV khác nhau. Phần lớn trong số đó sẽ không gây hại tới sức khỏe con người và có khả năng tự biến mất. Tuy nhiên, trong số 100 chủng virus HPV thì có khoảng 40 chủng nguy cơ cao gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến các bộ phận sinh dục và cơ quan khác trên cơ thể. 

Virus HPV có khả năng lây lan nhanh qua đường tình dục hoặc các con đường khác như từ mẹ sang con, truyền máu. Cụ thể:

  • Virus HPV lây truyền trực tiếp thông qua các tiếp xúc trên bề mặt da, âm đạo, tử cung, dương vật hay hậu môn của người bị nhiễm bệnh. 

  • Virus HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng tỷ lệ xảy ra trường hợp này rất thấp.

  • Đối tượng thực hiện quan hệ tình dục thường xuyên với nhiều bạn tình hoặc quan hệ với người có nhiều bạn tình có nguy cơ nhiễm virus HPV cao.

Virus HPV gây ra những bệnh lý nào?

Trên thực tế, có nhiều người người nhiễm virus HPV không bộc phát triệu chứng bệnh và có khả năng tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp xuất hiện các bệnh lý vô cùng nguy hiểm đó là:

Virus HPV là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ giới

Virus HPV là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ giới

 Mụn cóc sinh dục

Bệnh thường xuất hiện với dấu hiệu điển hình là các vết sưng có hình dạng giống hệt bó bông cải với nhiều kích thước khác nhau ở vùng sinh dục. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà các mụn cóc sinh dục sẽ phát hiện lan rộng chậm hay nhanh. 

Khi thực hiện thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán, kiểm tra bằng cách quan sát bên ngoài bộ phận sinh dục của người bệnh. Sau đó, kết luận về tình trạng bệnh và kê toa một số loại thuốc phù hợp để cải thiện các triệu chứng mụn cóc sinh dục. 

✜ Ung thư

Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những nhóm bệnh ung thư liên quan đến hệ sinh dục của nam và nữ giới. Chẳng hạn như: ung thư dương vật ở nam giới; ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung đối với nữ giới; ung thư hậu môn, hầu họng, lưỡi, mặt sau cổ họng ở cả nam và nữ. 

Ung thư là căn bệnh được ví như án tử bởi hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bệnh có thể ngăn ngừa và nâng cao hiệu quả chữa trị khi sớm phát hiện ung thư bằng các kỹ thuật như: tầm soát ung thư, kiểm tra sức khỏe định kỳ,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Bác sĩ tư vấn] Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường?

Với sự đa dạng về con đường lây nhiễm, nhiều người thắc mắc rằng virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường sau khi tách khỏi cơ thể người? Theo chia sẻ từ các chuyên gia, HPV là loại virus HPV rất cứng đau và có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường tự nhiên. Tùy thuộc vào từng môi trường cụ thể mà tuổi thọ của virus HPV cũng sẽ thay đổi khác nhau. Cụ thể hơn: 

Bên ngoài cơ thể người

Tùy vào điều kiện độ ẩm và nhiệt độ mà thời gian virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường sẽ có sự thay đổi. Khi ra khỏi cơ thể con người, virus HPV thường sống không quá lâu. Thế nhưng, nếu được tiếp xúc với cơ thể người chúng có thể tấn công và bùng phát bệnh nhanh chóng sau một khoảng thời gian ủ bệnh. Trong điều kiện đó, virus HPV có thể tồn tại trong khoảng 1 ngày hoặc đến 1 tuần. 

Virus HPV sẽ nhanh chóng chết đi khi ở ngoài môi trường không khí

Virus HPV sẽ nhanh chóng chết đi khi ở ngoài môi trường không khí

Ở môi trường không khí

Cơ thể con người là điều kiện sống lý tưởng cho loại virus HPV, giúp chúng nhân đôi số lượng và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, virus HPV bắt buộc phải có vật chủ để ký sinh và hút chất dinh dưỡng nên sẽ không có khả năng sống quá lâu bên ngoài môi trường không khí. Do đó, nếu không có vật chủ thì virus HPV chỉ có thể sống trong một khoảng thời gian rất ngắn ở ngoài môi trường tự nhiên. 

Trong môi trường bệnh viện

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, virus HPV có khả năng tồn tại trên kẹp sinh thiết, găng tay phẫu thuật,… Tuy nhiên, nếu bị đưa vào môi trường có chứa nhiều hóa chất như cồn, chất diệt khuẩn, xà phòng, rượu,… virus HPV sẽ chết ngay lập tức. 

Thực tế, rất khó để xác định thời gian virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường? Bởi không có môi trường nào là an toàn tuyệt đối, virus HPV có thể sống lại và bùng phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, mọi người nên cẩn thận khi tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở hay dùng chung vật dụng cá nhân với người khác (khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,…).

Xem thêm: Hỏi đáp: Sùi mào gà bao lâu thì phát bệnh?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Làm sao để phòng ngừa lây nhiễm virus HPV?

Như đã đề cập ở trên, virus HPV nếu không được sớm phát hiện và điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mỗi cá nhân cần lắng nghe cơ thể, sớm phát hiện các triệu chứng bệnh và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để chủng động bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Tiêm vacxin ngừa HPV

Thực hiện tiêm đủ số liều vacxin HPV là giải pháp an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Để vacxin có thể phát huy tác dụng tối đa, bạn nên thực hiện tiêm phòng trước khi tiếp xúc với virus HPV. Theo tổ chức CDC khuyến cáo, tất cả mọi đối tượng đều nên thực hiện tiêm phòng HPV trong độ tuổi từ 9 – 14. 

Vacxin HPV đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện tiêm sớm trong độ tuổi từ 9 đến 14

Vacxin HPV đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện tiêm sớm trong độ tuổi từ 9 đến 14

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục là con đường làm lây truyền virus HPV chủ yếu, do đó cần chủ động thiết lập những giải pháp phù hợp để ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể. Theo đó, bản thân những người có sinh hoạt tình dục cần lưu ý:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ có thể giúp hạn chế được nguy cơ lây nhiễm HPV và các bệnh đường tình dục. Tuy nhiên, biện pháp này không có khả năng bảo vệ tối đa, mầm bệnh vẫn có thể lây lan nhanh thông qua bề mặt da vùng cơ quan sinh dục, nơi không có bao cao su. 

  • Quan hệ chung thủy 1 vợ – 1 chồng là một trong những giải pháp cần thiết để góp phần hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn tình đã nhiễm HPV nhưng không bộc phát dấu hiệu bệnh dẫn đến việc lây truyền. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên thực hiện thăm khám khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm HPV.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Mỗi người nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng một lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cơ thể. Riêng đối với nữ giới trong độ tuổi từ 21 – 65 nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ mỗi năm để kịp thời điều trị bệnh nếu có. 

Hy vọng thông qua hỏi đáp: virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại virus nguy hiểm này. Nếu cần được hỗ trợ hoặc đặt lịch hẹn khám, vui lòng liên hệ miễn phí với các chuyên viên y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua số Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Với trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, các chuyên viên sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất và hỗ trợ tận tình đến bạn.