Đau xương cụt khi đang mang thai là một hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu. Tình trạng đau nhức xương cụt không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn cảm thấy lo lắng không yên. Vậy, đau xương cụt khi mang thai có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tình trạng đau nhức xương cụt đến các mẹ bầu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thế nào là đau xương cụt khi mang thai?

Cơn đau xương cụt khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng cũng có một số trường hợp bị đau xương cụt vào những tháng cuối thai kỳ. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà mức độ cơn đau xương cụt sẽ khác nhau.

Thế nhưng, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông. Cơn đau có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối, thậm chí là mắt cá chân nữa khiến các mẹ bầu vô cùng khó chịu, mệt mỏi. 

Những nữ giới từng “trải nghiệm” qua cơn đau này đều cho biết, họ luôn có cảm giác cơn đau bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra các khu vực xung quanh. 

Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa đau xương cụt và đau hông. Nhưng thực tế con đau xương cụt được tạo nên bởi 5 đốt sống hình tam giác nối liền với xương hông, nằm ở giữa xương sống và xương hông. 

Nguyên nhân gây đau xương cụt khi mang thai là do đâu?

Theo chia sẻ từ bác sĩ sản khoa, các mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: 

Thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone estrogen và relaxin, cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến cho mẹ gặp phải những cơn đau khó chịu. 

Đau xương cụt là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Đau xương cụt là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Căng cứng cơ

Sự căng cứng cơ vùng xương chậu và hông cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau xương cụt khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế vận động, sinh hoạt không hợp lý hay là do đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế trong thời gian dài. 

Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi thường chèn vào xương cụt của mẹ bầu. Đây chính là lý do khiến chó các bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp. Bất kỳ hoạt động nào như đạp xe, đi bộ, thậm chí đơn giản là đứng hay ngồi đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận khi làm bất cứ việc gì trong giai đoạn này.

Mắc bệnh lý trong thai kỳ

Các bệnh cơ xương khớp, rối loạn chức năng xương mu hay ung thư vùng chậu cũng có thể góp phần gây ra cơn đau này ở bà bầu, nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu và đau nhức vùng xương cụt. 

Xem thêm: Đau bụng dưới khi mang thai cảnh báo điều gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Đau xương cụt khi mang thai có đáng lo ngại không?

Tình trạng đau xương chậu khi mang thai dù gây nhiều đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu nhưng hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Mức độ cơn đau có thể từ đau nhẹ đến dữ dội và nghiêm trọng, nhưng có thể chữa trị được ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho mẹ bầu. 

Tình trạng đau xương cụt không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Tình trạng đau xương cụt không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Vì thế, nếu có các triệu chứng đau xương cụt khi mang thai trong 3 tháng đầu sau, mẹ nên đi thăm khám sớm:

✛ Đau ở vùng mu, đau lưng, đau hông, đau khu vực giữa hai chân, đau sâu bên trong đùi hoặc đau đầu gối. 

✛ Khó cử động hoặc có tiếng kêu ở khu vực khung chậu khi vận động. 

✛ Đau dữ dội hơn khi vận động, chẳng hạn như lúc đi lại hoặc phải đi quãng đường dài, thay đổi tư thế nằm, leo cầu thang, thay quần áo,…

✛ Đau xương cụt nặng hơn về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ bầu có thể cảm thấy rất đau nếu phải tỉnh dậy đi vệ sinh giữa đêm. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biện pháp khắc phục tình trạng đau xương cụt khi mang thai 

Tin tốt cho các mẹ bầu là có thể tự làm giảm cơn đau xương cụt khi mang thai bằng một số biện pháp như: 

Chườm ấm

Chườm ấm là một biện pháp giảm đau nhanh chóng, an toàn và được áp dụng rất phổ biến. Cách này phù hợp với những bà bầu bị đau xương cụt, đau khớp gối, đau thắt lưng, mắt cá chân kèm theo cứng khớp khó vận động.

Việc chườm ấm có tác dụng giãn mạch, kích thích quá trình tuần hoàn máu, thư giãn khớp xương, giảm căng cơ và đau nhức. Ngoài ra, thường xuyên chườm ấm còn giúp các mẹ bầu phòng ngừa tình trạng khô khớp, cứng khớp khó hoạt động, giảm viêm và tăng khả năng vận động. 

Để chườm ấm, các mẹ bầu có thể sử dụng khăn ấm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm ở nhiệt động khoảng 50 – 60 độ C rồi áp lên khu vực bị đau trong 15 phút. Thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xương cụt xuất hiện. 

Massage vùng xương cụt

Đẻ giảm đau xương cụt khi mang thai, mẹ bầu có thể massage khu vực tổn thương đều đặn 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Cách này có tác dụng thư giãn dây chằng và các khớp xương, giảm căng thẳng và xoa dịu cảm giác đau nhức. 

Ngoài ra, massage nhẹ nhàng vùng xương chậu mỗi ngày còn giúp thư giãn đầu óc, cải thiện tâm trạng, tăng tuần hoàn máu và hạn chế phát sinh các cơn đau cho mẹ bầu. 

Để thực hiện, mẹ cần thoa lên vùng xương cụt một ít dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược (trà, bạc hà, gừng,…). Sau đó, dùng lòng bàn tay ấn nhẹ kết hợp xoa theo chuyển động vòng tròn và lên xuống, cơn đau sẽ nhanh chóng được cải thiện. 

Một số bài tập đơn giản có thể giúp mẹ bầu bớt đau xương cụt

Một số bài tập đơn giản có thể giúp mẹ bầu bớt đau xương cụt

Thực hiện các bài tập giúp giảm đau

Một số bài tập đơn giản tại nhà cũng có thể giúp các mẹ bầu thoát khỏi cơn đau xương cụt khi mang thai. Chẳng hạn như: 

  • Bài tập Standing Pelvic Tilt: Thực hiện tư thế đứng thẳng, hai chân ngang vai, gồng hông sau đó thả lòng và lặp lại động tác nhiều lần. 

  • Bài tập Torso Twist: Mẹ ngồi bắt chéo chân trên thảm hoặc ở trên giường, tay trái giữ chân phải. Tiếp theo, đặt lòng bàn tay còn lại lên trên sàn và xoay phần cơ thể phía về bàn tay này. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây rồi thực hiện tương tự với chân kia. Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần rồi thả lỏng, thư giãn. 

Ngoài ra, bơi lội và một vài bài tập yoga cũng được xem là phương thuốc chống đau xương sống hiệu quả cho các bà bầu. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ bài tập nào, các bà bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Đeo đai hỗ trợ vùng bụng

Sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng là một trong những biện pháp đơn giản giúp cải thiện cơn đau và giảm tần suất phát sinh cơn đau xương cụt khi mang thai. Bởi sản phẩm này có khả năng hỗ trợ nâng đỡ thai nhi, giảm áp lực lên khu vực thắt lưng và vùng xương cụt của mẹ. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng còn giúp thai phụ điều chỉnh và duy trì các tư thế đúng trong sinh hoạt thường ngày. Từ đó giúp phòng ngừa tình trạng bị vẹo cột sống, hạn chế đau nhức lưng và mệt mỏi. 

Ngủ nằm nghiêng bên trái

Trong khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, đồng thời sử dụng một chiếc gối đặt giữa hai chân để đảm bảo cơ thể được cân bằng và đối xứng. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên khu vực xương cụt và hạn chế đau nhức phát sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng thêm một chiếc gối hoặc tấm đệm đặt giữa mông khi nằm nhằm tạo đường cắt cho vùng xương cụt, nhờ đó cơn đau sẽ được cải thiện đáng kể. 

Như vậy, đau xương cụt khi mang thai có nguy hiểm không, hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng và có thể kiểm soát hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần đến cơ sở y tế khi bị đau nhức xương cụt nghiêm trọng, tăng theo thời gian và kèm theo một số triệu chứng bất thường. 

Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đau xương cụt khi mang thai hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các chuyên gia y tế của phòng khám sẽ giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ tận tình đến mẹ trong thời gian sớm nhất.