Rất nhiều chị em phụ nữ khi sinh con được bác sĩ thực hiện cắt tầng sinh môn và khâu lại hoàn chỉnh sau ca sinh nở. Tuy nhiên, có khi bị rách vết khâu tầng sinh môn, dẫn đến chảy máu khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn là gì và phải xử lý tình trạng này như thế nào?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao chị em phải rạch tầng sinh môn?

Ở cơ thể chị em phụ nữ, tầng sinh môn có chiều dài khoảng 3 – 5cm, đây chính là phần nông của sàn chậu, nằm ở phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Trong quá trình chị em sinh đẻ, việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi chị em phụ nữ mang thai xuất hiện các dấu hiệu sinh khó vì thai có kích thước quá lớn hay thai phụ bị hẹp xương chậu, lưỡng đỉnh rộng. Ngoài ra, rạch tầng sinh môn cũng giúp cho việc sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh nở như giác hút hay kẹp forcep được thực hiện dễ dàng hơn.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp thai phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn và có biểu hiện suy thai, sinh non hoặc thai nhi có đầu quá lớn hay ngôi thai ngược. Sau khi ca sinh kết thúc, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các vết khâu tầng sinh môn sau sinh cho các chị em. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị rách dẫn đến tình trạng đau đớn, chảy máu nhiều, khá nhiều chị em nữ giới cảm thấy lo lắng và không biết phải làm gì khi gặp phải tình trạng này.

Khi sinh nở nhiều chị em được chỉ định rạch tầng sinh môn

Nguyên nhân gây rách vết khâu tầng sinh môn

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị rách.

Vết khâu tầng sinh môn ở chị em phụ nữ sau sinh cũng giống như vết khâu sau phẫu thuật ở những vùng khác trên cơ thể. Thông thường, nếu chị em phụ nữ sau sinh được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào thì vết khâu tầng sinh môn của chị em sẽ tự lành sau khoảng 2 – 3 tuần. Sau khoảng 1 tháng, tầng sinh môn của chị em sẽ tương đối ổn định, phục hồi cảm giác. Hiện nay các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng loại chỉ tự tiêu để thực hiện khâu tầng sinh môn, điều này sẽ giúp chị em phụ nữ không cần phải cắt chỉ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thuận lợi để tầng sinh môn được tự lành hẳn. Trên thực tế, vết khâu tầng sinh môn của chị em sau sinh có thể bị rách do một số nguyên nhân như sau đây:

– Quá trình vệ sinh vết khâu tầng sinh môn chưa sạch, nhiều dị vật còn sót lại khiến cho vết thương ở tầng sinh môn khó hồi phục.

– Sau khi khâu tầng sinh môn, các mô mới tại tầng sinh môn khá yếu, dễ bị tổn thương bởi chỉ khâu, việc này sẽ khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị lỏng lẻo và đứt rách.

– Thói quen sinh hoạt chưa tốt của một số chị em nữ giới sau khi khâu tầng sinh môn như bế con sai tư thế, ngồi lệch một bên, phải thay tã hoặc đi lại nhiều, làm cho vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách hay đứt chỉ.

Nhận biết những dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn

Khi dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn xuất hiện sẽ làm cho vết thương bị nhiễm trùng, lên mủ, ngứa ngáy, chảy máu… Nếu chị em nhận thấy những bất thường sau đây, tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám:

Đau rát, ngứa ngáy, chảy máu... là những dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn thường gặp

– Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường, bắt đầu lên mủ và có mùi hôi (đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng ở tầng sinh môn).

– Có thể bị sốt, kèm theo cảm giác ớn lạnh.

– Đau vùng bụng dưới.

– Cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu cũng là dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn mà chị em cần lưu ý.

– Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện là biểu hiện rách vết khâu tầng sinh môn thường gặp.

– Chị em không thể kiểm soát trung tiện.

– Một dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn nữa mà nhiều chị em gặp phải đó là chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Rách vết khâu tầng sinh môn phải làm sao?

Nhiễm trùng là nguy cơ đầu tiên khi chị em xuất hiện những dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn. Hơn nữa, tình trạng này làm cho quá trình hồi phục vết thương của chị em bị ảnh hưởng, gây nhiều cảm giác đau đớn, để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Do đó, khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường xảy ra sau khi khâu tầng sinh môn thì các chị em cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng tổn thương ở tầng sinh môn của chị em để tư vấn những cách xử lý tình trạng bị rách vết khâu tầng sinh môn kịp thời. Tùy từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng biện pháp massage để giúp vết sẹo mềm mại hoặc tiến hành thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ lại. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên chú ý vấn đề vệ sinh ở vùng kín. Chú ý thực hiện vận động nhẹ nhàng, đúng cách và luôn giữ cho vùng kín được khô ráo, vì vết thương sau mổ ở vùng tầng sinh môn khá nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng.

Mặt khác, khi các chị em phụ nữ có vết khâu tầng sinh môn bị rách thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa. Việc lựa chọn một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng và có chuyên môn lâu năm cũng góp phần giúp cho vết khâu tầng sinh môn của chị em nhanh chóng hồi phục và mang tính thẩm mỹ cao.

Lưu ý cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách

Để quá trình hồi phục vết khâu tầng sinh môn diễn ra nhanh và an toàn nhất, chị em nữ giới cũng cần lưu ý những điều như sau để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cho đúng cách:

Vệ sinh đúng cách để tránh rách vết khâu tầng sinh môn

icon tick hồng Thời gian đầu sau khi khâu tầng sinh môn, có thể việc đi lại của chị em sẽ rất khó khăn và cảm thấy đau, nhưng chị em hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng vì điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, vết thương ở tầng sinh môn bớt sưng đỏ.

icon tick hồng Chị em không nên đi lại mạnh và lên xuống cầu thang quá nhiều, hạn chế vận động mạnh hay làm những việc nặng, ảnh hưởng đến tư thế, tránh đi giày cao gót.

icon tick hồng​​​​​​​ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, bởi vì việc này dễ làm cho vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ và rách.

icon tick hồng​​​​​​​ Lựa chọn đồ lót rộng rãi, chất liệu mềm mại, thoải mái, thoáng mát.

icon tick hồng​​​​​​​ Sau khi tiểu tiện hay đại tiện, chị em nữ giới nên rửa lại bằng nước sạch.

icon tick hồng​​​​​​​ Chị em cũng cần xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá.

icon tick hồng​​​​​​​ Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi tại nhà giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Để khắc phục tình trạng rách vết khâu tầng sinh môn an toàn, hiệu quả, các chị em có thể tìm đến Phòng khám đa khoa Thái Dương. Đây là địa chỉ chuyên khám chữa các bệnh phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em nữ giới có uy tín tại khu vực Đồng Nai. Không chỉ quy tụ nhiều bác sĩ phụ khoa giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, phòng khám còn có dịch vụ tốt, chi phí hợp lý, môi trường phòng khám khang trang… do đó được rất nhiều chị em tin chọn.

Hi vọng những thông tin về dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn trên đây sẽ hữu ích đối với chị em. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng.