Giang mai là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến và để lại nhiều tác hại, biến chứng nặng nề. Vậy, cụ thể biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh xã hội này. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Đôi nét về giang mai và nguyên nhân gây bệnh

Giang mai không phải là một căn bệnh mới nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đối với tính mạng những các biến chứng bệnh giang mai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Vậy, giang mai là bệnh gì?

Giang mai là căn bệnh được gây nên bởi một loại xoắn khuẩn có tên gọi quốc tế Treponema Pallidum. Loại xoắn khuẩn này có hình dạng như lò xo với nhiều vòng xoắn tròn, thường dao động từ 6 đến 14 vòng. Khác với virus HPV, xoắn khuẩn Treponema Pallidum có khả năng sống ngoài môi trường rất kém. 

Vi khuẩn giang mai vẫn hoạt động bình bình thường khi ở trong nước lạnh

Vi khuẩn giang mai vẫn hoạt động bình thường khi ở trong nước lạnh

Tuy nhiên, khi tồn tại trong nước lạnh, xoắn khuẩn giang mai vẫn hoạt động bình thường. Ở nhiệt độ cao khoảng 45 độ C, vi khuẩn Treponema Pallidum có thể sống được 30 phút. Bên cạnh đó, chúng sẽ chết sau vài phút khi bị tấn công bởi các loại dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa. 

Cũng giống như các bệnh xã hội khác, giang mai chủ yếu lây truyền qua con đường quan hệ tình dục. Do đó, bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ nữ nhiễm bệnh giang mai cao hơn nam. Theo các chuyên gia, âm hộ, âm đạo, tử cung của phụ nữ có cấu tạo dạng mở và thường nhận tinh dịch từ bạn tình nên rất dễ bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhận biết của bệnh giang mai là gì?

Theo một số nghiên cứu, bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với sùi mào gà. Tuy nhiên, bệnh nhân thường phát bệnh giang mai trong khoảng 3 tháng với những triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của bệnh. Cụ thể như sau:

Giang mai giai đoạn 1

Đối với sùi mào gà, thời gian ủ bệnh khá lâu, có thể kéo dài đến 9 tháng nhưng giang mai thì ngắn hơn, khoảng 3 tuần. Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ dần xuất hiện các biểu hiện như nổi săng giang mai, hạch. 

Các dấu hiệu của bệnh tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục, điển hình như âm đạo, âm hộ, dương vật, bao quy đầu, bìu,… Ngoài ra, một số bệnh nhân xuất hiện săng giang mai ngay cả ở khu vực miệng như họng, môi và lưỡi.

Săng giang mai có đặc điểm là những vết loét hình tròn hay bầu dục, chỉ nổi sần trên da, hơi nông và trợt. Theo thời gian, chúng lan rộng trên da khắp cơ thể với kích thước khoảng 0.5 – 2cm, tạo thành từng mảng đều và nằm riêng biệt. Phần đáy của săng giang mai thường có màu hồng đậm hoặc đỏ, cứng, khi chạm vào gây ra cảm giác đau và khó chịu.

Sau khoảng thời gian ủ bệnh, săng giang mai xuất hiện được 5 – 6 ngày thì sẽ tạo hạch. Ở vùng bẹn của cả nam và nữ giới, hạch thường sưng to và tạo thành từng chùm chi chít các hạch nhỏ, hạch lớn. Trong đó, hạch có kích thước lớn nhất được gọi là hạch chúa. 

Vi khuẩn giang mai vẫn hoạt động bình bình thường khi ở trong nước lạnh

Các triệu chứng bệnh giang mai có thể tự biến mất nên khiến người bệnh chủ quan

Giang mai giai đoạn 2

Thời điểm được xác định là giai đoạn 2 của bệnh giang mai nằm trong khoảng thời gian 45 ngày sau khi xuất hiện săng. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai tấn công da gây viêm, nhiễm trùng, để lại các tổn thương trên niêm mạc và da. Tuy nhiên, vết thương này thường không để lại sẹo sau khi lành lại. Ngoài ra, xoắn khuẩn Treponema Pallidum còn tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, cơ thể nổi hạch,…

Thời kỳ 2 của bệnh giang mai có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm với những triệu chứng lâm sàng như hình thành các mảng có màu đỏ hoặc hồng nằm tách biệt trên da. Các mảng này có thể xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau như vết sẩn màu đỏ nhạt trông giống vảy nến hoặc trứng cá. Đồng thời, xung quanh viền của các vết sẩn có thể xuất hiện cả vảy. Các vết sẩn này có kích thước lớn, lan rộng và thường chủ yếu tập trung ở các khu vực quanh bộ phận sinh dục.

Ngoài ra, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 2 người bệnh còn gặp triệu chứng rụng tóc, các hạch bị viêm lây lan chỗ khác. Một số trường hợp, vùng da xuất hiện săng mai bị lở loét nghiêm trọng, tràn lan và có thể mạo mủ. Khi vận động hoặc có sự ma sát mạnh, nhất là vùng bẹn rất dễ bị chảy mủ, ngứa ngáy và lây nhiễm bệnh cho người bệnh.

Giang mai giai đoạn 3

Giai đoạn 3 thường xuất hiện sau khi có triệu chứng săng giang mai khoảng 5, 10 hoặc 15 năm. Thời kỳ này còn được coi là giai đoạn cuối của bệnh với nhiều biến chứng bệnh giang mai nghiêm trọng đến cơ thể. 

Các triệu chứng không chỉ tác động lên xung quanh cơ quan sinh dục hay miệng mà còn ảnh hưởng tới tim, gan, thận, kể cả cơ bắp người bệnh. Một số trường bệnh nặng, xoắn khuẩn Treponema Pallidum còn tấn công lên não, gây ra những ảnh hưởng về mặt thần kinh và nhiều biến chứng bệnh Treponema Pallidum nguy hiểm khác. 

Xem thêm: Bệnh giang mai sống được bao lâu nếu không chữa?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những biến chứng bệnh giang mai có thể gặp phải

Thực sự, giang mai là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng để lại nhiều ảnh hưởng nặng nề nếu bạn không điều trị sớm. Cụ thể những biến chứng bệnh giang mai người bệnh có thể gặp phải nếu chậm trễ khám chữa bệnh là: 

Tác động tiêu cực về tâm lý người bệnh

Người mắc bệnh giang mai không chỉ phải gánh chịu những triệu chứng khó chịu của bệnh và các nguy hiểm tiềm ẩn gây hại đến sức mà còn khiến họ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, lo sợ sự dị nghị, dò xét của mọi người xung quanh vì đây là căn bệnh xã hội. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh căng thẳng, stress, chất lượng cuộc sống suy giảm và gây cản trở đến quá trình điều trị bệnh giang mai sau này. 

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

Một trong các biến chứng bệnh giang mai đáng lo ngại đó là ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, suy giảm thị giác, bại liệt,… Cụ thể:

  • Rối loạn cảm giác: Những người bị bệnh giang mai thường có cảm giác đau nhức ở phần chi dưới. Các cơn đau xuất hiện và biến mất đột ngột khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại.

  • Rối loạn chức năng co thắt: Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào xương tác động gián tiếp và cản trở quá trình hoạt động của bàng quang, dẫn đến tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát ở người bệnh.

Gây tổn thương nặng nề cơ quan nội tạng

Căn bệnh xã hội này nếu chậm trễ điều trị sẽ gây ra biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm đó là làm tổn thương cơ quan nội tạng. Mà trước hết, người bệnh sẽ gặp các vấn đề ở dạ dày với những triệu chứng như lồng ngực co thắt liên tục, buồn nôn, đau đột ngột vùng bụng, kiệt sức, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau buốt trực tràng, khó khăn khi ăn uống và hô hấp. 

Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị?

Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị?

Phá hoại hệ xương khớp 

Theo thời gian, xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ tiếp tục sinh sôi, xâm nhập và phá hủy hệ thống xương khớp gây viêm khớp. Sau đó, người bệnh phải đối diện với biến chứng bệnh giang mai nghiêm trọng là cấu trúc xương bị tổn thương, gãy xương. 

Suy giảm chức năng sinh sản

Khi xâm nhập vào cơ quan sinh dục, vi khuẩn giang mai sẽ làm suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn quá trình rụng trứng ở nữ và gây ra các bệnh phụ khoa, nam khoa nguy hiểm. Trầm trọng hơn, xoắn khuẩn Treponema Pallidum có thể phá hủy một số cơ quan sinh dục như ống dẫn tinh, tinh hoàn, ống dẫn trứng, vòi trứng,… làm gia tăng nguy cơ bị vô sinh ở bệnh nhân.

Biến chứng nghiêm trọng ở thai kỳ

Một biến chứng bệnh giang mai không thể bỏ qua nữa đó là gây ra các vấn đề ở thai phụ và thai nhi. Theo đó, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể lây truyền sang cho con thông qua nhau thai từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Tùy vào mức độ nhiễm vi khuẩn giang mai nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng sẽ khác nhau:

  • Nếu thai nhi bị nhiễm vi khuẩn giang mai nặng thì có thể bị sảy thai ở tháng thứ 5, 6 hoặc chết lưu.

  • Nếu nhiễm trùng nhẹ hơn thì thai nhi có thể sinh đủ tháng nhưng nguy cơ cao tử vong ngay khi chào đời.

  • Giang mai bẩm sinh sớm: Nếu nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức độ nhẹ, thai nhi sinh ra bình thường nhưng có thể xuất hiện biểu hiện bệnh ở giai đoạn 2 trong vòng 6 – 8 tuần như bụng to, gầy gò, gan lách to, nổi bọng nước lòng bàn tay, chảy nước mũi hoặc viêm xương sụn,… 

  • Giang mai bẩm sinh muộn: Trẻ thường mang đặc trưng của giang mai giai đoạn 3, xuất hiện lúc bé được 3 – 4 tuổi hoặc muộn hơn 5 – 6 tuổi. Lúc này, bé có thể gặp các biến chứng bệnh giang mai như thủng vòng miệng, điếc cả 2 tai, xương chày lưỡi kiếm do tổn thương xương,… 

Qua những thông tin giải đáp thắc mắc biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào có lẽ bạn đã phần nào hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh xã hội này. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu kể trên, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh giang mai và có hướng điều trị kịp thời. 

Nếu còn câu hỏi nào về bệnh giang mai hay muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, bạn hãy gọi tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được sự hỗ trợ tận tình và nhanh chóng từ các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương nhé.