Hiện tượng rong kinh kéo dài 1 tuần được xem là vấn đề tương đối nghiêm trọng. Thế nhưng, có không ít nữ giới bị rong kinh cả 1 tháng. Vậy, nguyên nhân gây rong kinh 1 tháng là do đâu? Bị rong kinh cả tháng có sao không? Cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng rong kinh 1 tháng qua bài viết dưới đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao nữ giới bị rong kinh cả tháng?

Rong kinh là một dạng bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới với đặc điểm đặc trưng là kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml (ngưỡng bình thường chỉ từ 50 – 80ml).

Trong nhiều trường hợp, tình trạng rong kinh sau đó thuyên giảm dần rồi dứt kinh nhưng cũng có một số nữ giới bị rong kinh kéo dài cả tháng. Điều này gây ra không ít bất tiện trong sinh hoạt thường ngày và mang đến triệu chứng khó chịu cho nữ giới. 

Hiện tượng rong kinh kéo dài cả tháng có liên quan tới các vấn đề về sức khỏe sản phụ khoa, hormone và nhiều yếu tố khác. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rong kinh cả tháng sẽ giúp nữ giới điều trị hiệu quả và nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh này. Vậy, lý do tại sao bị rong kinh cả tháng:

Rối loạn hormone

Trong cơ thể nữ giới, các loại hormone progesterone và estrogen có vai trò điều chỉnh sự tích tụ cũng như bong tróc của lớp nội mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ diễn ra bình thường khi các loại hormone này ở mức ổn định, cân bằng. Ngược lại, tình trạng giảm hoặc tăng của bất kỳ thành phần nội tiết  tố nào đều có thể khiến cho nội mạc tử cung phát triển quá nhiều và gây ra hiện tượng rong kinh suốt cả tháng. 

Bị rong kinh cả tháng có sao không?

Bị rong kinh cả tháng có thể là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc tránh thai sai cách, lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến rong kinh kéo dài 1 tháng. Ngoài ra, hiện tượng rong kinh cả tháng còn được xem là một tác dụng phụ xảy ra ở những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng viêm, thuốc điều trị nội tiết tố hay thuốc chống đông máu trong thời gian lâu dài. 

Chức năng buồng trứng bị suy giảm

Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng không có quá trình phóng noãn trong chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, cơ thể không sản xuất hormone progesterone gây mất cân bằng nội tiết tố. Bị rong kinh cả tháng được xem là một hệ quả tất yếu, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. 

Đang mắc bệnh lý phụ khoa

Trường hợp bị rong kinh cả tháng kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì chị em nên thận trọng bởi đây có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh lý phụ khoa. Cụ thể đó là: 

Polyp tử cung: Khối polyp có thể kích thích lớp niêm mạc tử cung bong tróc liên tục khiến cho nữ giới bị rong kinh cả tháng hoặc kéo dài lâu hơn.

● U xơ tử cung: Đây là một dạng khối u lành tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. U xơ tử cung gây rong kinh kéo dài, đau lưng dưới, đau vùng chậu, rối loạn tiểu tiện và có thể bị đau khi quan hệ tình dục. 

● Lạc nội mạc tử cung: Người bệnh có thể cảm thấy bị đau bụng dữ dội và chảy máu nhiều khi hành kinh, số ngày “rụng dâu” cũng kéo dài hơn bình thường, thậm chí suốt cả tháng. 

● Ung thư phụ khoa: Chẳng hạn như bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Tất cả những bệnh ung thư này đều có thể gây rong kinh kéo dài, âm đạo ra nhiều máu và dịch bất thường, sụt cân nhanh chóng, đau vùng chậu,… 

Ngoài ra, nữ giới bị rong kinh cả tháng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Khi phôi thai được hình thành và làm tổ ngoài dạ con sẽ gây chậm kinh, kỳ kinh nguyệt kéo dài, đau bụng dưới âm ỉ ở một bên. Trường hợp thai chết lưu cũng có thể khiến chị em nữ giới bị rong kinh trong thời gian dài nếu không được mổ lấy thai sớm. 

Xem thêm: Làm sao để hết rong kinh nhanh nhất?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kỳ kinh nguyệt kéo dài cả tháng có nguy hiểm không?

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản về sau của nữ giới: 

Ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống

Ám ảnh về tình trạng rong kinh cả tháng khiến chị em nữ giới bức bối, khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng, công việc hàng ngày. Không chỉ vậy, tình trạng bị rong kinh cả tháng khiến nữ giới tự ti, ngại quan hệ tình dục, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân. 

Bị rong kinh cả tháng có sao không?

Rong kinh cả tháng sẽ khiến cơ thể nữ giới bị thiếu máu và dễ mắc bệnh viêm phụ khoa 

Gây thiếu máu

Hiện tượng rong kinh kéo dài suốt cả tháng sẽ khiến cơ thể nữ giới mất đi một lượng máu lớn, điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu với các biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, khó thở, đau đầu, da xanh xao, ngất xỉu,… 

Dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa khác

Do bị rong kinh cả tháng nên vùng kín nữ giới luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây nên nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng,… 

Khó thụ thai, tăng nguy cơ bị vô sinh

Tình trạng rong kinh suốt cả tháng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng và quá trình phóng noãn khiến trứng khó rụng hoặc không rụng. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên xảy ra và làm gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách xử lý khi bị rong kinh cả tháng

Đối với tình trạng rong kinh cả tháng, tốt nhất nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám và điều trị sớm. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây rong kinh suốt cả tháng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc tây

Để cải thiện hiện tượng rong kinh suốt cả tháng, điều trị nguyên nhân và các triệu chứng liên quan, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc phù hợp như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc cầm máu, thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc bổ sung sắt,… 

Bị rong kinh cả tháng có sao không?

Điều trị rong kinh cả tháng bằng phương pháp nào?

Can thiệp phẫu thuật

Đôi khi, phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở có thể được bác sĩ đề nghị để điều trị các nguyên nhân bệnh lý gây rong kinh kéo dài suốt cả tháng cho nữ giới. Ca phẫu thuật được tiến hành nhằm mục đích loại bỏ u xơ, u nang hay polyp tử cung, buồng trứng. 

Trường hợp bị rong kinh cả tháng do ung thư, phẫu thuật sẽ được thực hiện sớm để cắt bỏ khối u ác tính và những tế bào bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể được chỉ định làm hóa trị, xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật nhằm mục đích thu nhỏ khối u và tiêu diệt toàn bộ những mô bệnh còn sót lại. 

Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng rong kinh kéo dài, bên cạnh tuân thủ các chỉ định của bác sĩ thì nữ giới cần chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà. Theo đó, chị em nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động thể chất mạnh vào thời điểm máu kinh ra nhiều, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn, ngủ sớm, giữ tinh thần vui vẻ,… 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về nguyên nhân vì sao rong kinh cả tháng và bị rong kinh cả tháng có sao không? Hiện tượng rong kinh kéo dài suốt cả tháng nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của nữ giới bị giảm sút. Nghiêm trọng hơn là làm giảm khả năng đậu thụ, dẫn đến vô sinh và đe dọa tính mạng.

Để được tư vấn thêm về các vấn đề xoay quanh tình trạng rong kinh cả tháng, nữ giới có thể gọi tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương. Các chuyên viên y tế dày dặn kinh nghiệm sẽ giải thích cặn kẽ và hỗ trợ nhanh chóng đến chị em nữ giới.