Herpes môi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, làm vùng miệng, môi bị đau rát, ngứa ngáy và xuất hiện mụn rộp. Vậy, nguyên nhân gây bệnh Herpes môi là do đâu? Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả là gì? Cùng tìm hiểu một cách chi tiết nhất về bệnh Herpes môi qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

 Herpes môi là bệnh lý gì?

Tác nhân gây bệnh Herpes môi là virus có tên quốc tế Herpes Simplex – chủng virus này thường gây tình trạng mụn rộp ở người. Trong đó, Herpes virus chủng 1 (HSV 1) gây ra khoảng 80% trường hợp bị mụn rộp trên môi, còn chung HSV 2 chủ yếu gây mụn rộp sinh dục ở cơ quan sinh dục. 

Người bệnh bị Herpes môi do nhiễm virus này từ người mắc bệnh qua các tiếp xúc như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng,… hoặc tiếp xúc gián tiếp khi ăn uống chúng, sử dụng chung vật dụng cá nhân, mỹ phẩm. 

Người bị nhiễm virus HSV và mọc mụn rộp ở môi có thể khắc phục các triệu chứng song không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Chính vì thế mà bệnh Herpes môi có nguy hiểm không là mối quan tâm của rất nhiều người. Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra cách để chữa trị triệt để bệnh, do đó mụn rộp Herpes môi hoàn toàn có thể tái phát trở lại nhiều lần.

Bệnh mụn rộp ở môi do virus HSV gây ra và lây chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng

Bệnh mụn rộp ở môi do virus HSV gây ra và lây chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng

Virus HSV thường gây tái phát bệnh Herpes môi nếu gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Hệ miễn dịch của cơ thể kém khi mắc bệnh, dị ứng với thực phẩm, bệnh suy giảm miễn dịch hoặc khi đang mang thai, thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt. 

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhất là khu vực vùng môi, miệng.

  • Tổn thương ở vùng nướu, miệng, môi hoặc mắc bệnh lý răng miệng. 

  • Căng thẳng, áp lực kéo dài hay cơ thể mệt mỏi.

  • Thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ vùng môi, miệng, mặt ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của vùng da này. 

Việc quan hệ tình dục không an toàn không chỉ gây lây nhiễm virus HSV mà còn dễ lây truyền các virus gây bệnh nguy hiểm khác như: sùi mào gà, lậu cầu, HIV,… Vì thế, nên tự bảo vệ bản thân bằng những biện pháp quan hệ an toàn. 

Triệu chứng đặc trưng của bệnh Herpes môi

Khi bị Herpes môi, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau rát trên vùng môi. Và sau khoảng vài ngày, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những vết phồng rộp nhỏ mọc thành từng đám, có màu đỏ, bên trong chứa chất dịch, khi để càng lâu chúng càng lây lan ra nhiều khu vực xung quanh như mũi, cằm.

Những mụn rộp này sau khi mọc được khoảng 1 đến 2 tuần, chúng sẽ tự vỡ ra gây chảy dịch, sau đó đóng vảy và dần biến mất. Ngoài ra, bệnh Herpes môi còn có các triệu chứng phổ biến khác như: miệng luôn có cảm giác đau rát, khó chịu, ăn không ngon miệng, sưng hạch bạch huyết, sốt cao, đau họng, mệt mỏi và khiến tinh thần người bệnh không được ổn định. 

Xem thêm: Hỏi đáp: Bị Herpes môi kiêng ăn gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp: Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không?

Đối với vấn đề bệnh Herpes môi có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết, mụn rộp ở môi tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng nó lại đây ra những tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể hơn.

Ảnh hưởng xấu đến tinh thần người bệnh

Chắc hẳn những người bị Herpes môi đều rất tự ti về diện mạo của mình và họ ngại giao tiếp cũng như xuất hiện trước đám đông. Điều này sẽ làm cho người bệnh luôn cảm thấy mặc cảm, xấu hổ, khiến họ hay suy nghĩ nhiều và lo lắng quá mức. Nếu tình trạng này càng kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. 

Bệnh Herpes môi khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp

Bệnh Herpes môi khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp

Sử khỏe bị suy giảm đáng kể

Khi bị Herpes môi kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu sẽ làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Và khi ăn uống không điều độ, không đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra tác động xấu đối với sức khỏe của người bệnh. 

Gây mất thẩm mỹ, biến dạng mặt

Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không, nếu như không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì tình trạng mọc mụn rộp ở môi ngày càng nặng hơn, làm xuất hiện nguy cơ mắc các bệnh viêm amidan, viêm loét, làm cho mặt bị biến dạng,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị và phòng ngừa bệnh Herpes môi như thế nào?

Nhìn chung, bệnh Herpes môi có nguy hiểm không, bệnh không đe dọa đến tính mạng song có thể gây ra một vài biến chứng về da và hệ miễn dịch nếu không được điều trị tốt. Trẻ em là đối tượng dễ bị tái phát Herpes môi nhiều lần và gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn cả, vì thế việc chữa trị tích cực cũng như phòng ngừa là rất cần thiết khi không may mắc bệnh lý này. 

Phương pháp điều trị bệnh Herpes môi 

Mặc dù chưa có biện pháp điều trị bệnh Herpes môi hoàn toàn, song chăm sóc và điều trị tích cực, đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng bệnh. Dưới đây là những phương pháp chữa trị bệnh Herpes môi thường được áp dụng:

 Dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi

Mụn rộp ở môi thường gây ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu cho người bệnh. Để kiểm soát cơn ngứa và đau rát do virus HSV gây ra và thúc đẩy quá trình tự làm lành tổn thương thì dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da là rất cần thiết.

Thuốc thường sử dụng điều trị Herpes môi là Acyclovir được dùng ngay khi mụn rộp ở môi khởi phát, triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả và nhanh chóng. 

Bệnh Herpes môi thường được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống 

Bệnh Herpes môi thường được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống 

 Sử dụng thuốc uống kháng virus 

Bệnh Herpes môi do virus gây nên, vì thế sử dụng thuốc kháng virus sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng là Acyclovir. Loại thuốc này có tác dụng nhanh với bệnh Herpes môi song có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì thế người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Nếu người bệnh có hệ miễn dịch quá kém hoặc cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, đang mang thai. thì bác sĩ cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc điều trị Herpes môi. Nếu không chữa trị tốt, bệnh Herpes môi sẽ kéo dài dai dẳng gây biến chứng, lúc này người bệnh cần điều trị với thuốc liều cao hơn. 

Ở giai đoạn đầu của bệnh Herpes môi có thể rất đau đớn, gây khó khăn trong ăn uống và ngủ nghỉ. Đối với trẻ em bị bệnh Herpes môi có thể bị sốt và mụn rộp lở loét trong miệng, trường hợp này cần phải khuyến khích bé uống nhiều nước hay các chất lỏng khác để tránh tình trạng cơ thể mất nước. 

Ngoài ra, với người trưởng thành và trẻ lớn ở giai đoạn đầu của bệnh Herpes môi, đôi khi cần được chỉ định dùng toa thuốc súc miệng mạnh để giải quyết triệu chứng đau đớn.

Làm gì để phòng ngừa bệnh Herpes môi tái phát?

Lây nhiễm virus HSV từ người bệnh hoặc tạo yếu tố thuận lợi cho virus phát triển gây bệnh sẽ khiến mụn rộp ở môi khởi phát. Các biện pháp sau có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm virus HSV và tái phát bệnh Herpes môi hiệu quả:

 Tránh hôn với người đang có dấu hiệu bệnh hoặc bản thân đang mắc bệnh Herpes môi. 

✔ Cẩn thận khi chạm vào mụn rộp của người mắc bệnh dù ở môi hay bất cứ bộ phần nào trên cơ thể. Nếu có thì hãy đeo găng tay và rửa tay sát khuẩn ngay sau đó. 

✔ Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian quá lâu, có thể đeo khẩu trang và dùng son dưỡng môi có thành phần chống tia UV nếu buộc phải ra ngoài trời. 

✔ Sử dụng bao cao su hay màng chắn miệng khi quan hệ tình dục và hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người.

Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết này, mong rằng đã bạn đọc biết được bệnh Herpes môi có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh Herpes môi, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ chu đáo.