Bạch cầu là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, sau khi được xét nghiệm máu và được chẩn đoán là số lượng bạch cầu cao đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy bệnh bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bạch cầu là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không thì hãy tham khảo một số thông tin về bạch cầu là gì.

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ, nó đóng nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng.

Bạch cầu là tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ

Số lượng bạch cầu bình thường dao động trong khoảng 4.000 đến 10.000/mm3 máu. Nguyên nhân bạch cầu tăng cao là do các bệnh nhiễm khuẩn do ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc trong trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan… Ngoài ra, bạch cầu tăng cao còn xuất hiện trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh bạch cầu mãn tính.

Chỉ số bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, bạch cầu cao được hiểu là một hiện tượng trong đó số lượng các tế bào bạch cầu tăng cao hơn so với mức bình thường. Hiện tượng rất phổ biến và thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng và khi cơ thể hết bị viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường như ban đầu.

Số lượng bạch cầu tăng lên khá cao trong một số trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm ruột thừa, viêm phổi, áp-xe gan…. Có trường hợp số lượng bạch cầu tăng trên 20.000/ml. Tuy nhiên, nếu số lượng bạch cầu tăng lên quá cao, trên 100.000/ml, bạn phải nghĩ đến một bệnh khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu mãn tính hoặc bạch cầu cấp tính.

Bệnh bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?

Trường hợp nguy hiểm hơn là sự gia tăng số lượng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Mặc dù số lượng bạch cầu tăng lên nhiều, nhưng những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, kể cả những sự nhiễm trùng bình thường. Chúng tích tụ lại gây cản trở quá trình lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể bao gồm cả việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia về máu, nguyên nhân khiến số lượng bạch cầu tăng cao là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng, trong trường hợp xuất hiện nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan…

Hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu. Về lâu dài, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (máu trắng), đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng bạch cầu tăng cao

Tùy vào mức độ cũng như nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao mà người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như sau:

Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, giảm cân không rõ nguyên nhân… hoặc cảm giác chung của việc cơ thể không khỏe.

Người bệnh có số lượng bạch cầu tăng cao sẽ bị sốt vặt không rõ nguyên nhân và kèm theo sự xuất hiện tình trạng nhiễm trùng có trên cơ thể.

Người bệnh có hiện tượng khó thở, vết thương khó lành, yếu cơ và hay xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể mặc dù không bị va đập.

Người bệnh bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Để xác định chính xác bạn có bị bạch cầu cao hay không thì cần tiến hành làm xét nghiệm máu. Việc thực hiện xét nghiệm sẽ giúp loại trừ những trường hợp bạch cầu tăng cao nguy hiểm hơn như bạch cầu cấp, ung thư máu…

Mắc chứng bạch cầu cao phải làm gì?

Khi thấy có những biểu hiện bất thường khi ngờ bạch cầu tăng cao, bạn nên đi khám, tiến hành xét nghiệm máu để biết chính xác có phải bạn bị bạch cầu cao hay không. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ có cách chăm sóc và cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao riêng biệt. Cụ thể:

Thăm khám, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả

icon Cách chăm sóc

– Trước tiên, bạn cần được tiến hành xét nghiệm máu và xác định chính xác nguyên nhân khiến bạch cầu tăng. Điều này phải có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa.

– Nếu do viêm nhiễm, chỉ cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định bác sĩ để giúp chống nhiễm trùng. Khi hết viêm nhiễm, số lượng bạch cầu sẽ tự hạ xuống.

– Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin B-9 hoặc B-12 nếu có nguy cơ bị thiếu máu.

icon Cách điều trị

Trong những trường hợp đã phát triển thành bệnh, bạn cần được điều trị tại cơ sở y tế. Tùy vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ sử dụng những phương pháp sau:

– Truyền máu.

– Thực hiện phẫu thuật cấy ghép tủy xương.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bệnh bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không. Nếu còn điều gì thắc mắc xin vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng.