Áp xe ngực là tình trạng nhiễm trùng dễ gặp ở phụ nữ đang cho con bú. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mà đôi khi còn có thể phát triển thành ung thư nếu không chữa trị kịp thời. Vậy áp xe ngực khi cho con bú phải làm sao?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân và triệu chứng áp xe ngực khi cho con bú

Áp xe ngực là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ ở bên trong ngực do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp ít gặp, áp xe ở ngực có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp như người bệnh sốt cao, buồn nôn, hiện tượng nóng đỏ, đau ở sâu trong tuyến vú do có hạch, đau nhói cục cứng khi cho con bú, có dịch vàng chảy từ sữa,.. Với tình trạng này trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa mẹ và gây ra tình trạng đau đớn cho người mẹ.

Áp xe ngực khi cho con bú là hiện tượng thường gặp

Áp xe ngực thường xuất hiện ở những phụ nữ đang cho con bú vì những nguyên nhân sau đây:

  • Cho con bú không đúng cách.
  • Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa bị tích tụ lại bên trong vú.
  • Người mẹ mặc áo ngực chật.
  • Núm vú bị trầy xước, bị nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tắc ống dẫn sữa, khiến sữa không thoát ra ngoài được, dẫn đến viêm nhiễm, áp xe.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Áp xe ngực khi cho con bú phải làm sao?

Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện những triệu chứng áp xe ngực trong thời gian cho con bú như vừa kể trên, các chị em phụ nữ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có cách chữa áp xe đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh áp xe ngực bằng khám tổng quát và thực hiện siêu âm để xác định chính xác tình trạng bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện chọc hút ổ áp xe ngực để xác định tình trạng ổ áp xe có mủ.

Nếu áp xe ngực được phát hiện sớm, mức độ nhẹ có thể được chữa trị bằng kháng sinh và thực hiện chọc hút mủ qua hướng dẫn của siêu âm mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.

Áp xe ngực khi cho con bú phải làm sao?

Khi ổ áp xe lớn hơn, người bệnh cần được gây tê và tiến hành phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa kháng sinh và giảm đau. Người bệnh chú ý phải điều trị kháng sinh cho đủ liệu trình mà bác sĩ chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy bớt đau.

Thông thường, các bác sĩ đều khuyến cáo các bà mẹ cho con bú bị áp xe ngực  tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ với bên ngực không bị áp xe trong suốt quá trình điều trị nhiễm trùng.

Vì áp xe ngực có khả năng phát triển khi ngực không được làm trống, ứ tắc, do đó để phòng tránh bệnh các mẹ nên cho con bú thường xuyên.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề áp xe ngực khi cho con bú phải làm sao, hy vọng sẽ hữu ích đối với các chị em nữ giới. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh chóng.