Sức khỏe sinh sản là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn thai kỳ vì sự an toàn, phát triển toàn diện của mẹ và bé. Viêm tiết niệu khi mang thai vì thế cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi mức độ phổ biến với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu viêm đường tiết niệu khi mang thai: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân nào gây viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở các mẹ bầu chủ yếu là do: 

Do niệu đạo ngắn

Ở phụ nữ, khoảng cách từ niệu đạo đến vùng hậu môn rất ngắn. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, vi khuẩn có thể tấn công vào niệu đạo và di chuyển đến các bộ phận khác ở hệ tiết niệu như bàng quang, thận gây viêm nhiễm. 

Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn nam giới

Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn nam giới

Thay đổi hormone

Sự rối loạn hormone trong thai kỳ có thể dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của hệ tiết niệu, điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho bà bầu. 

Do áp lực lên bàng quang

Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển to dần gây áp lực trực tiếp lên bàng quang và khiến cho ống dẫn tiểu bị thu hẹp lại. Lượng nước tiểu còn sót lại có thể chứa vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm đường tiết niệu. 

Một số nguyên nhân khác

Thói quen lau chùi hậu môn từ sau ra trước, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, suy giảm hệ miễn dịch, thụt rửa âm đạo quá sâu, dùng xà bông và dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh,… cũng là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu. 

Xem thêm: Khám viêm đường tiết niệu ở đâu uy tín?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai

Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, các mẹ bầu thường gặp những triệu chứng như:

➔ Rối loạn tiểu tiện: Mẹ bầu luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng đi tiểu ra rất ít, bị tiết buốt, tiểu rắt, nóng rát mỗi khi đi tiểu.

➔ Nước tiểu có màu và mùi lạ: Nước tiểu đục, có mùi khai bất thường, một số trường hợp nặng có thể lẫn cả máu trong nước tiểu.

➔ Đau bụng, đau lưng: Bụng lúc nào cũng có cảm giác bị đầy, bụng ì ạch, xuất hiện cơn đau lưng, vùng dưới sườn.

 Triệu chứng toàn thân: Người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sốt nhẹ hoặc sốt cao,… đây là những dấu hiệu viêm đường tiết niệu đã lan đến thận. 

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai có đáng lo ngại không?

Các bác sĩ sản khoa cho biết, tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai không chỉ ảnh đến sức khỏe mẹ mà còn tác động xấu tới sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cụ thể: 

Sản phụ mắc bệnh viêm đường tiết niệu có nguy cơ bị thai chết lưu, sinh non cao

Sản phụ mắc bệnh viêm đường tiết niệu có nguy cơ bị thai chết lưu, sinh non cao

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

  • Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác trong hệ tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận,…

  • Viêm nhiễm lâu ngày ở ống niệu đạo có thể để lại vết sẹo và gây chứng hẹp niệu đạo.

  • Tình trạng nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác của hệ tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: áp xe thận, nhiễm trùng thận, suy thận,… đặc biệt là gây bể thận cấp.

  • Có thể xảy ra hiện tượng giật tiền sản và tán huyết cho mẹ bầu rất nguy hiểm. 

Ảnh hưởng đến thai nhi

Người mẹ trong giai đoạn mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai. Không chỉ vậy, viêm đường tiết niệu khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết trong tử cung. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chẩn đoán và điều trị viêm tiết niệu khi mang thai 

Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn biện pháp chữa trị phù hợp, an toàn, từ đó kịp thời ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Phương pháp chẩn đoán viêm tiết niệu khi mang thai 

Bên cạnh thăm khám lâm sàng các triệu chứng viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm một số xét nghiệm chẩn đoán như:

✜ Xét nghiệm nước tiểu: Đây là phương pháp xét nghiệm thông thường được tiến hành khi đi thăm khám thai định kỳ. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện các bất bất thường có trong nước tiểu mẹ bầu. Khi có mặt các chất này, bác sĩ sẽ tiến hành các loại xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác. 

✜ Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu: Khi có nghi ngờ sản phụ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy nước tiểu. Kết quả nuôi cấy sẽ giúp định danh chính xác loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu, từ đó bác sĩ kê đơn loại thuốc điều trị phù hợp. 

✜ Nội soi: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào để quan sát đường tiết niệu của sản phụ. Nhờ đó có thể phát hiện trực tiếp các vấn đề bất thường ở hệ tiết niệu mẹ bầu. 

 Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm hoặc chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang cho thấy rõ các vị trí viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Nhờ đó, biết được tình trạng bệnh viêm  tiết niệu ở mẹ bầu nặng hay nhẹ. Tia X-quang và sóng siêu âm ít gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên lạm dụng kỹ thuật này quá nhiều. 

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?

Việc chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai thường được tiến hành ngay lập tức. Mẹ bầu sẽ dùng thuốc kháng sinh trong vòng 3 – 7 ngày hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Các loại kháng sinh như Penicillin, Amoxicillin và Erythromycin được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Đối với sản phụ bị viêm đường tiết niệu thường điều trị chủ yếu bằng kháng sinh

Đối với sản phụ bị viêm đường tiết niệu thường điều trị chủ yếu bằng kháng sinh

Các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu có thể biến mất sau 3 ngày sử dụng thuốc kháng sinh. Mẹ bầu nên dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Không nên ngừng dùng thuốc sớm, ngay cả khi triệu chứng viêm đường tiết niệu đã thuyên giảm bớt bởi điều này có thể gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Nếu tình trạng nhiễm trùng đã lan đến thận, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định mẹ bầu dùng một số loại thuốc kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch.

Cùng với việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để việc chữa bệnh viêm đường tiết niệu đạt hiệu quả cao nhất:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để giúp làm loãng nước tiểu, nước tiểu nhanh đào thải ra ngoài và loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây tươi như bưởi, cam, quýt,… Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa chua chứa probiotic để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hạn chế ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Mẹ bầu nên đi vệ sinh ngay khi thấy buồn tiểu, không nên nhịn quá lâu vì có thể gây hại cho thận.

Các mẹ bầu vào cuối thai kỳ bụng rất to nhưng không vì thế mà bỏ qua việc vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng kín.

Sau khi đi vệ sinh, cần lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín gây bệnh.

Các mẹ nên mặc quần áo dành cho bà bầu; sử dụng đồ lót với kích cỡ phù hợp, làm từ chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển. 

Qua những thông tin chia sẻ về viêm đường tiết niệu khi mang thai: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh viêm tiết niệu khi mang thai, bạn hãy liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế giải đáp chi tiết và hỗ trợ tận tình.