Lậu là căn bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục và xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Tác nhân gây bệnh lậu chính là song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Vậy, vi khuẩn lậu là gì? Đặc điểm và cách phát hiện vi khuẩn như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây, mời bạn đọc tham khảo!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Đặc điểm của vi khuẩn lậu cầu

Vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae được tìm thấy vào năm 1879 bởi một nhà khoa học có tên là Albert Neisser. Loại vi khuẩn này có những đặc tính điển hình như:

✛ Khi quan sát dưới kính hiển vi, lậu cầu khuẩn có dạng song cầu hình hạt cà phê đứng với nhau tạo thành cặp, bắt màu hồng Gram âm.

✛ Kích thước của vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae: Chiều dài khoảng 1.6μm và rộng 0.8μm.

✛ Cấu tạo lớp vỏ ngoài là Lipoprotein, còn màng trong là lớp Polysacarit.

✛ Ở môi trường bên ngoài, vi khuẩn lậu cầu rất dễ chết và chỉ tồn tại trong vài phút.

✛ Ở môi trường bên trong cơ thể thì vi khuẩn lậu lại có sức sống mãnh liệt và có thể phát triển lâu dài.

✛ Trong môi trường nuôi cấy, lậu cầu khuẩn có thể tồn tại ở điều kiện nhiệt là 35 – 37 độ C, 5- 10% CO2, PH 7.3, độ ẩm 70% và môi trường chứa các dưỡng chất thích hợp.

Vi khuẩn lậu thường đứng với nhau tạo thành một cặp

Vi khuẩn lậu thường đứng với nhau tạo thành một cặp

Tùy vào từng điều kiện môi trường và các chất tiếp xúc mà khả năng tồn tại của song cầu khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae cũng khác nhau. 

Vi khuẩn lậu có thể lây truyền qua đường nào?

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra bệnh lậu và chủ yếu lây truyền qua những con đường sau đây. 

Quan hệ tình dục

Đa số các trường hợp nhiễm bệnh lậu là do lây truyền khi quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục không dùng các biện pháp an toàn hoặc quan hệ tình dục bằng hậu môn, đường miệng rất dễ lây nhiễm vi khuẩn lậu, khả năng có thể lên đến 95%. 

Từ mẹ sang con

Đối với những thai phụ mắc bệnh lậu và sinh thường, nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách rất dễ lây bệnh cho con. Trong quá trình chăm sóc mẹ cũng cần chú ý không để dịch mủ, máu dính vào cơ thể bé. 

Vi khuẩn lậu cầu có thể lây truyền nhanh chóng qua rất nhiều con

Vi khuẩn lậu cầu có thể lây truyền nhanh chóng qua rất nhiều con

Sử dụng chung đồ cá nhân

Các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, quần lót, khăn tắm, dao cạo râu,… của người bệnh nếu như dùng chung có thể khiến bạn bị lây nhiễm bệnh lậu. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh lậu cần phải đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân. 

Lây qua đường máu hoặc vết thương hở

Tuy tỉ lệ lây vi khuẩn lậu theo đường máu và vết thương hở từ người mắc bệnh rất thấp nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra khi người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với vết thương hở trên của người bệnh và để dính vào niêm mạc mắt hoặc dính vào các vết thương trên cơ thể mình. Lúc này, người khỏe vẫn có nguy cơ mắc bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae đã xâm nhập vào cơ thể. 

Ngoài ra, việc người bị bệnh lậu giai đoạn đầu không triệu chứng vẫn có thể tham gia hiến máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm khiến người nhận máu có khả năng mắc bệnh rất cao. 

Xem thêm: Bệnh lậu có tự khỏi không? Phương pháp điều trị bệnh lậu

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phát hiện sớm vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây bệnh lậu

Việc phát hiện sớm vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae sẽ giúp cho công tác điều trị trở nên dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm để phát hiện lậu cầu khuẩn, cụ thể đó là:

Nuôi cấy vi khuẩn

Đây là phương pháp xét nghiệm có giá trị chẩn đoán bệnh cao. Dịch sinh dục, trực tràng, mắt sau khi lấy sẽ bảo quản theo quy định và đưa vào phòng xét nghiệm. Tại đây, mẫu dịch sẽ được tiến hành nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để kích thích sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn lậu nếu có. 

Sau khi đã định danh vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành làm kháng sinh đồ để tìm ra kháng sinh hiệu quả nhất tiêu diệt Neisseria Gonorrhoeae. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của phương pháp nuôi cấy vi khuẩn. 

Tuy nhiên, nhược điểm của nuôi cấy đó là thời gian cho kết quả lâu, thường mất từ 5 – 7 ngày và vi khuẩn lậu khó mọc trong một số môi trường. Đồng thời, khả năng mọc của lậu cầu khuẩn cũng phụ thuộc vào cách lấy mẫu cũng như bảo quản mẫu bệnh phẩm. 

Nhuộm Gram âm

Đây là phương pháp xét nghiệm cơ bản và phổ biến trong phát hiện vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae. Kỹ thuật này sử dụng bộ thuốc nhuộm Gram để giúp quan sát hình thành của vi khuẩn rõ nét hơn dưới kính hiển vi. 

Khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy vi khuẩn lậu có dạng hình hạt cà phê đứng với nhau thành đôi, bắt màu hồng Gram âm và nằm bên trong hoặc ngoài bạch cầu. 

Song cầu khuẩn lậu có thể được phát hiện bằng nhiều phương pháp xét nghiệm

Song cầu khuẩn lậu có thể được phát hiện bằng nhiều phương pháp xét nghiệm

Đối với nam giới, phương pháp xét nghiệm này có thể giúp khẳng định nhiễm bệnh lậu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đối với nam giới thì xét nghiệm nhuộm Gram âm kém chính xác hơn và chỉ có vai trò hỗ trợ định hướng chứ không thể chẩn đoán được bệnh. 

PCR tìm vi khuẩn lậu cầu

Đây là phương pháp phát hiện trình tự gen của chủng vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae có trong mẫu bệnh phẩm. Do đó, xét nghiệm PCR tìm vi khuẩn lậu có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng, cho phép phát hiện ngay ở những giai đoạn sớm nhất của bệnh. 

Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm là nước tiểu hoặc dịch phết sinh dục, kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân tích trên hệ thống máy sinh học phân tử tiên tiến nhằm phát hiện ra đoạn DNA đặc trưng của vi khuẩn lậu

PCR được xem là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lậu cầu với độ nhạy và độ đặc biệt lên đến 98%. Cùng với đó là thời gian trả kết quả nhanh nên giúp cho bác sĩ chuyên khoa sớm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. 

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có bán bộ que test bệnh lậu tại nhà. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần nhúng que thử vào mẫu nước tiểu, sau đó chờ trong vòng 15 phút và đọc kết quả hiển thị trên que. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm này không có độ chính xác cao và chỉ mang tính chất tham khảo. Để chẩn đoán chính xác bệnh lậu, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành khám và thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên làm xét nghiệm và điều trị bệnh lậu ở đâu uy tín?

Hiện nay, một trong những cơ sở y tế chất lượng ở Đồng Nai giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh lậu đó là phòng khám Đa khoa Thái Dương. Tại đây có đầy đủ nguồn lực về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị tiên tiến và đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm, nhờ đó giúp chẩn đoán chính xác cũng như điều trị bệnh lậu hiệu quả.

Cùng với đó là chi phí các dịch vụ y tế, xét nghiệm và khám chữa bệnh tại phòng khám Thái Dương Biên Hòa vô cùng hợp lý, niêm yết đúng quy định, công khai minh bạch, đặc biệt luôn trao đổi trước với bệnh nhân. Do đó, khi bạn đến đây khám và điều trị bệnh lậu không phải băn khoăn hay lo lắng về chi phí. 

Hiện tại, phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ khám và điều trị ngoài giờ hành chính, từ 8:00 – 20:00 mỗi ngày, bao gồm lễ, tết. Vì thế, bạn có thể liên hệ đặt lịch hẹn khám bệnh ngoài giờ nếu thường xuyên bận rộn với công việc và chuyện học tập. 

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về vi khuẩn lậu là gì? Đặc điểm và cách phát hiện sớm song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Nếu còn mắc thắc gì về bệnh lậu, bạn có thể gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc đặt câu hỏi tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Thái Dương giải đáp cặn kẽ và nhanh chóng nhất.