Những ai từng bị vết thương hở trên da có lẽ đều từng nhìn thấy hiện tượng nước vàng chảy ra từ vết thương. Tình trạng này nhìn gây cảm giác khó chịu và dẫn đến tác hại nguy hiểm nếu không xử lý sớm. Vậy khi vết thương bị chảy nước vàng phải làm sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả, an toàn qua những chia sẻ ở bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiện tượng vết thương bị chảy nước vàng gọi là gì?

Nước vàng chảy ra từ các vết thương hở trên da chính là dịch tiết sinh lý của cơ thể. Loại dịch này được biết đến cho tác dụng bảo vệ vết thương. Nó không phải là dịch nhiễm trùng nên bạn không cần quá lo lắng. Với những vết thương bị chảy nước vàng, bạn chỉ cần ra các hiệu thuốc mua  những loại băng gạc chuyên dụng hoặc thay thế bằng băng gạc vô trùng để băng bó lại vết thương. 

Với các vết thương chảy nước vàng, thông thường bạn chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vết thương hàng ngày. Sau đó, băng bó vết thương bằng băng gạc nhưng phải đảm bảo không sết vết thương quá chặt, quá kín vì điều này sẽ khiến cho vết thương lâu lành. 

Chỉ sau khoảng từ 7 ngày đến 10 ngày,  bạn sẽ thấy vết thương đang dần lành lặn trở lại. Với những trường hợp bị nhiễm trùng ở vết thương sẽ xuất hiện các hiện tượng chảy mủ trắng, sốt và phù nề. Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay để có cách xử lý kịp thời.

Vết thương hở bị chảy nước vàng là tình trạng thường gặp

Vết thương hở bị chảy nước vàng là tình trạng thường gặp

Vết thương hở bị chảy nước vàng có đáng lo ngại không?

Bạn cần phân biệt rõ hai trường hợp vết thương bị chảy nước vàng để có biện pháp can thiệp phù hợp:

Trường hợp nước vàng từ vết thương hở có màu trong suốt

Khi vết thương bị chảy nước vàng nhưng nước này có màu trong suốt, đôi lúc kèm dịch máu thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Với những trường hợp bị vết thương sâu và chảy nhiều máu thì sẽ gặp tình trạng này. 

Thông thường, sau một khoảng thời gian nhất định, nước vàng từ vết thương sẽ khô lại và ngừng xuất hiện. Lúc này, quanh miệng vết thương cũng bắt đầu xuất hiện các vệt ửng đỏ hoặc hồng vô cùng ẩm và gây ngứa ngáy, đây là dấu hiệu vết thương sắp lành lại.

Trong trường hợp này, nước vàng chảy từ vết thương hở không cho thấy dấu hiệu nguy hiểm  nên bạn không cần lo lắng. Bạn hãy kiên trì vệ sinh sạch sẽ vết thương mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Đồng thời, bạn cũng cần thay băng gạc thường xuyên thì vết thương sẽ nhanh khỏi hẳn.

Trường hợp nước vàng từ vết thương hở có màu vàng đục

Khi vết thương bị chảy nước vàng nhưng lại xuất hiện thêm mủ có màu vàng đục, kèm theo mùi hôi cực kỳ khó chịu và cảm giác đau nhức tăng dần thì bạn nên đi khám ngay. Bởi vì đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy vết thương đang bị nhiễm trùng. 

Nếu để lâu, bạn sẽ bị ngứa ngáy dữ dội, đau rát sưng đỏ ở xung quanh vết thương, thậm chí là kèm theo sốt cao. Bạn cũng có thể bị sốt kéo dài và vết thương sẽ có nguy cơ bị hoại tử. Trong trường hợp này, cần đi tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, thăm khám ngay và có cách chữa vết thương bị nhiễm trùng hiệu quả, ngăn chặn vết thương nặng hơn.

Xem thêm: Tổng hợp các loại bệnh xã hội thường gặp hiện nay

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cần làm gì khi vết thương bị chảy nước vàng?

Với những vết thương bị chảy nước vàng bị nhiễm trùng nặng, có dấu hiệu hoại tử thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng khám để được kiểm tra, có cách làm vết thương không chảy nước và khắc phục tình trạng nhiễm trùng kịp thời. Còn những trường hợp vết thương hở bị chảy nước vàng nhẹ hơn, bạn có thể tự xử lý tại nhà theo những hướng dẫn sau đây:

Khi vết thương chảy nước vàng ở mức nặng thì nên đi thăm khám ngay

Khi vết thương chảy nước vàng ở mức nặng thì nên đi thăm khám ngay

Rửa tay

Trước khi xử lý vết thương, bạn cần rửa tay thật sạch sẽ bằng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng nhằm giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có găng tay cao su loại sử dụng một lần thì bạn nên sử dụng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch và máu từ vết thương.

Cầm máu

Sử dụng một miếng băng hoặc vải sạch để đắp trực tiếp lên vết thương, tiếp đó dùng lực ép vào vết thương để cầm máu lại. Nếu không có sẵn băng gạc, bạn có thể cầm máu bằng cách dùng bàn tay để ép vết thương.

Rửa vết thương

Vệ sinh sạch sẽ vết thương là điều hết sức cần thiết và quan trọng trong mọi trường hợp. Ngay khi thấy vết thương bị chảy nước vàng, bạn nên ngay lập tức rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm các loại nước sát khuẩn mạnh hơn và thích hợp với tình trạng vết thương ở hiệu thuốc. 

Nên rửa thật sạch vết thương cả bên trong lẫn phần xung quanh bên ngoài vết thương. Lúc rửa vết thương, có thể bạn sẽ cảm thấy rất xót và vô cùng khó chịu nhưng hãy cố gắng thực hiện. Vết thương có nhanh lành lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình rửa, chăm sóc vết thương này. 

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu như thấy vết thương bị chảy nước vàng của mình nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để khắc phục. Lưu ý, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đến hiệu thuốc để được tư vấn. Thuốc để chữa trị vết thương chảy nước vàng có thuốc dạng uống và thuốc rắc phủ vết thương. Hãy nghe kỹ tư vấn từ những chuyên gia y tế để chọn cho mình một loại thuốc chữa vết thương hở phù hợp và đảm bảo an toàn.

Băng bó vết thương

Sau khi sát trùng vết thương xong, bạn hãy băng vết thương lại để tránh sự xâm nhập của bụi bẩn, virus và vi khuẩn gây hại vào cơ thể. Khi băng vết thương, bạn cần chú ý băng gạc được sử dụng phải đảm bảo sạch sẽ và đã được sát khuẩn kỹ càng. Bạn không nên băng bó quá chật hoặc quá kín vì điều này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn. Nên thay băng gạc thường xuyên trong ngày cho đến khi vết thương không cần sử dụng đến băng gạc nữa.

Quan sát vết thương

Mỗi ngày bạn nên theo dõi và quan sát tình trạng vết thương hở của mình ít nhất một lần. Việc quan sát này bạn có thể thực hiện trong lúc sát trùng và thay băng gạc cho vết thương. Nếu như thấy vết thương đang bắt đầu lành lại, không còn đau nhiều, dịch vàng ngừng chảy ra thì bạn có thể yên tâm vì nó đang khỏi. 

Còn ngược lại, nếu thấy hiện tượng dịch vàng chảy ra ngày càng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm, màu đặc và xuất hiện mủ kèm theo cơn đau nhức thì bạn cần đi thăm khám ngay. Không nên vì chủ quan mà để tình trạng vết thương trở nên nặng hơn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vết thương hở bị chảy nước vàng nên ăn gì để nhanh lành?

Với những người bị vết thương hở chảy nước vàng cần bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào chất đạm như thịt, cá, tép, lươn, trứng, … và các loại đậu. Đây chính là nguyên liệu chính hỗ trợ tạo ra các tế bào mới, có liên quan đến quá trình làm lành vết thương.

Bổ sung các loại thực giàu vitamin, sắt để vết thương mau lành

Bổ sung các loại thực giàu vitamin, sắt để vết thương mau lành

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12, acid folic… như trứng, gan, sữa, các loại rau có màu xanh đậm… giúp thúc đẩy nhanh quá trình tạo máu. Vì máu sẽ giúp chuyển vitamin, protein, khoáng chất cũng như oxy đến các mô đang bị tổn thương; màng tế bào đại thực bào, bạch cầu để tiêu diệt các hại khuẩn xâm nhập vào vết thương hở, đồng thời loại bỏ những xác vi trùng chết và tế bào đã chết.  

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B, A, E, giúp tạo mô mới và làm lành vết thương nhanh chóng. Đặc biệt, thực phẩm dồi dào vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương hở, đồng thời còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và mưng mủ. Các loại rau có màu xanh đậm và hoa quả tươi như cam, quýt, đu đủ, thanh long, bưởi… rất giàu các vitamin kể trên.  

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn đa dạng thêm trứng, cá, thịt gia cầm, thận, gan, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc… vì những thực phẩm này giàu kẽm và selen,  giúp vết thương nhanh lành, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không được vận động mạnh, không để vết thương hở dính nước, không đắp thuốc dân gian trực tiếp lên vết thương, không ăn thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, hải sản… vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn, mưng mủ, để lại sẹo lồi hoặc sẹo thâm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về vấn đề hiện tượng vết thương bị chảy nước vàng phải làm sao. Nếu còn thắc mắc về điều gì, bạn hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin tại khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình và miễn phí.