Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng thường biến mất sau 1 – 2 tuần sau đó. Tuy nhiên với những trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Lượng bilirubin dư thừa trong máu chính là nguyên nhân gây vàng da cho trẻ sơ sinh điển hình nhất – bilirubin được biết đến là một trong những sản phẩm phụ được tạo ra khi phá vỡ các tế bào hồng cầu để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Thông thường, gan sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm lọc bilirubin từ máu, sau đó giải phóng qua đường ruột.

Ở hầu hết các trẻ sơ sinh, lượng bilirubin sản xuất nhiều hơn so với người trưởng thành trong những ngày đầu đời dẫn đến hiện tượng vàng da sinh lý tự nhiên và hiện tượng này thường tự biến mất trong vòng vài tuần. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp

Ngoài ra, trẻ bị vàng da còn có thể do các yếu tố nguy cơ như:

  • Trẻ sinh non: Do quá trình chuyển hóa bilirubin của trẻ sinh non chậm hơn trẻ đủ tháng. Trẻ sinh non có thể bú ít hơn, đi tiêu ít hơn, dẫn đến việc loại bỏ lượng bilirubin qua phân ít.
  • Trẻ không bú đủ sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ.
  • Nhóm máu của trẻ không tương thích với nhóm máu của mẹ, từ đó tạo ra sự tích tụ các kháng thể có thể khiến các tế bào hồng cầu ở trẻ bị phá hủy và làm tăng đột ngột nồng độ bilirubin.

Nhận biết dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu vàng da đầu tiên xuất hiện tại vùng da và mắt của trẻ. Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu từ mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể, màu vàng cũng dễ nhận biết hơn chúng ta khi ấn lên da. Mức độ bilirubin ở trẻ sơ sinh thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bác sĩ trả lời: Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nồng độ bilirubin cao sẽ gây ra tình trạng vàng da nghiêm trọng và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh não do bilirubin cấp tính

Bilirubin có thể gây độc cho tế bào não. Trường hợp vàng da ở mức độ nặng có thể gây nhiễm bilirubin vào não hay bệnh não cấp tính bilirubin, tuy nhiên nếu điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa phần nào các biến chứng sau này. Các dấu hiệu của bệnh này bao gồm trẻ bị li bì, khó đánh thức, lười bú, khóc thét, sốt.

Kernicterus (vàng da nhân)

Nếu bệnh não cấp tính do bilirubin gây tổn thương vĩnh viễn cho não thì sẽ xảy ra hội chứng Kernicterus. Kernicterus có thể dẫn đến nguy cơ bại não, mất thính lực, làm suy giảm trí tuệ.

Cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ tự khỏi bệnh nhưng khi cần điều trị, liệu pháp quang trị liệu là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho tới thời điểm này.

Nếu tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hoặc nồng độ bilirubin tiếp tục tăng bất kể dù đã được chiếu đèn tích cực thì trẻ cần được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt để thực hiện thay máu. Việc làm này sẽ thay thế một lượng máu của trẻ có nồng độ bilirubin cao với máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường.

Bên cạnh đó, để giảm tình trạng vàng da của trẻ thì các mẹ nên nắm rõ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da và đảm bảo rằng con nhận đủ lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức để việc đi tiêu thường xuyên hơn, từ đó giúp thải bilirubin ra ngoài nhanh hơn.

Nếu có bất cứ lo lắng nào, các mẹ hãy trao đổi với bác sĩ, không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà để tránh gây nguy hiểm cho bé.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhé.