Bệnh ung thư hậu môn không phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm, tiến triển nhanh và có nguy cơ di căn sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Cùng tìm hiểu chi tiết về ung thư ống hậu môn: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Ung thư ống hậu môn là bệnh?

Hậu môn là phần cuối cùng của ruột già, bên dưới trực tràng, đây là nơi phân được tống ra khỏi cơ thể. Cơ quan hậu môn được hình thành một phần từ các lớp da bên ngoài của cơ thể và một phần từ ruột. Hai cơ dạng vòng được gọi là cơ vòng có nhiệm vụ đóng mở cửa hậu môn để đưa chất thải ra khỏi cơ thể. 

Ung thư ống hậu môn hay còn gọi ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào ác tính hình thành trong các mô của ống hậu môn. Bệnh ung thư hậu môn xảy ra khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh bị đột biến thành những tế bào bất thường. Các tế bào bình thường phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết theo chu trình. Trong khi đó, các tế bào bất thường phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát nhưng lại không chết đi. 

Bệnh ung thư hậu môn được chia thành nhiều loại khác nhau

Bệnh ung thư hậu môn được chia thành nhiều loại khác nhau

Sự phát triển và tích tụ lại của các tế bào bất thường sẽ tạo thành khối. Tế bào ung thư được gọi là di căn đến những nơi khác khi nó tách ra khỏi khối u ban đầu để di chuyển và xâm lấn đến các mô gần kề cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Dựa trên các loại tế bào cấu tạo nên hậu môn mà bệnh ung thư ống hậu môn được chia thành: ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư hắc tố Melanoma. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào vảy là dạng thường gặp nhất.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân gây ung thư ống hậu môn

Hiện nay, vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hậu môn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn như sau:

 Nhiễm trùng HPV: Virus HPV (tên gọi đầy đủ Human Papilloma) là nhóm virus xuất hiện trong hầu hết các trường hợp bị ung thư ống hậu môn. Bên cạnh đó, đây cũng là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. 

➽ Hoạt động tình dục: Những người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, hay quan hệ bằng đường hậu môn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ,… sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm virus HPV và đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn. 

Những trường hợp bị ung thư hậu môn thường từ 50 tuổi trở lên

Những trường hợp bị ung thư hậu môn thường từ 50 tuổi trở lên

➽ Nhiễm HIV: Những người nhiễm HIV thường bị suy giảm hệ miễn dịch, do đó có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh lý, bao gồm ung thư hậu môn.

➽ Hệ miễn dịch yếu: Những người nhiễm HIV bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc các trường hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hay người từng trải qua phẫu thuật ghép tạng cũng tăng nguy cơ đối mặt với bệnh ung thư ống hậu môn

➽ Hút thuốc: Thuốc lá gây ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe. Những người có thói quen hút thuốc lá không chỉ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hay các bệnh lý về tim mạch, ung thư vòm họng,… mà còn có nguy cơ bị ung thư hậu môn, ngay cả khi họ đã bỏ hút thuốc. 

➽ Người cao tuổi: Trên thực tế, những trường hợp mắc bệnh ung thư hậu môn thường từ 50 tuổi trở lên. 

Triệu chứng ung thư hậu môn như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư ống hậu môn thường không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý về đường tiêu hóa, hội chứng kích thích ruột hay bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đột ngột thay đổi thói quen đi đại tiện.

  • Chảy máu từ hậu môn, có thể là tình trạng rỉ máu đỏ tươi ra giấy vệ sinh.

  • Đau căng tức, khó chịu ở vùng ống hậu môn.

  • Chảy dịch có lẫn máu hoặc dịch có mùi hôi từ ống hậu môn, kèm theo đó là hiện tượng ngứa ngáy ở hậu môn.

  • Xuất hiện khối nổi hoặc tình trạng sưng phồng ở xung quanh lỗ hậu môn. 

  • Đi phân lỏng hoặc thay đổi khuôn phân. 

  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón kéo dài,… 

Xem thêmHậu môn tiết ra chất nhầy là biểu hiện của bệnh gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư ống hậu môn

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên nhưng không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám để được bác sĩ khám, chẩn đoán, rất có thể đây chính là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư ống hậu môn

Phương pháp chẩn đoán ung thư ống hậu môn

Để chẩn đoán bệnh ung thư hậu môn, ngoài những triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ còn có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp kiểm tra, xét nghiệm sau:

 Thăm khám vùng hậu môn bằng tay: Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào ống hậu môn để cảm nhận về khối u. Đây cũng là phương pháp được khuyến cáo với các trường hợp bệnh nhân là nam giới trên 50 tuổi và bệnh nhân nữ khi khám vùng tiểu khu. 

 Nội soi ống hậu môn: Nếu kết quả thăm khám vùng hậu môn bằng tay có nhiều dấu hiệu bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nội soi để đánh giá tổn thương rõ ràng hơn. 

 Sinh thiết: Nếu kết quả nội soi bất thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm sinh thiết. 

 Siêu âm ổ bụng: Phương pháp siêu âm ổ bụng sẽ giúp người bệnh đánh giá được tình trạng ổ bụng hoặc tình trạng xâm lấn của tế bào ung thư. 

 Xét nghiệm Pap: Được thực hiện bằng cách thu thập các tế bào từ niêm mạc hậu môn, sau đó bác sĩ tiến hành nhuộm soi và phân tích, đánh giá để hỗ trợ công tác chẩn đoán bệnh. 

 Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: Giúp đánh giá rõ hơn về sự xâm lấn của các tế bào ung thư đến những cơ quan lân cận. 

Điều trị bệnh ung thư ống hậu môn như thế nào?

Điều trị bệnh ung thư ống hậu môn như thế nào?

Phương pháp chữa trị ung thư ống hậu môn 

Hiện nay, bệnh ung thư ống hậu môn được điều trị bằng 3 phương pháp chính là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư hậu môn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: giai đoạn bệnh, loại ung thư, thể trạng bệnh nhân, tác dụng phụ của điều trị,… 

✜ Phẫu thuật: Nếu người bệnh bị ung thư hậu môn ở giai đoạn 1 và 2 thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và một số tổ chức xung quanh. Còn khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn vẫn có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư nhưng bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện xạ trị và hóa trị hơn. 

✜ Xạ trị: Trong điều trị ung thư ống hậu môn, xạ trị thường được kết hợp thực hiện với hóa trị. Người bệnh thường được xạ trị liên tục 5 ngày/tuần trong vòng 5 – 6 tuần.

 Hóa trị: Các loại thuốc để điều trị ung thư hậu môn bao gồm Fluorouracil (5-FU, Adrucil), Cisplatin, Mitomycin C (Mitozytrez, Mitomycin). Phác đồ hóa trị thường kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả chữa bệnh. Bệnh nhân HIV mắc bệnh ung thư hậu môn cần sử dụng liều thấp hơn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của cơ thể.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về bệnh ung thư ống hậu môn: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tật.

Để được tư vấn thêm về căn bệnh ung thư hậu môn hay các vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám bệnh thì bạn có thể liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương. Các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm của phòng khám sẽ hỗ trợ tận tình đến bạn trong thời gian sớm nhất.