Khi có dấu hiệu sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nhiều người nghĩ ngay tới việc truyền đạm (hay truyền dịch, truyền nước) để phục hồi sức khỏe. Vậy thực chất truyền đạm có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể sau đây nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp vấn đề: Truyền đạm có tác dụng gì?

Chúng ta đã nghe nhiều về truyền đạm, truyền dịch hay truyền nước biển nhưng không phải ai cũng hiểu rõ truyền đạm có tác dụng gì hay truyền nước biển có tác dụng gì.

Về thắc mắc truyền đạm có tác dụng gì, các chuyên gia cho biết: Truyền đạm chính là truyền các chất có lợi vào cơ thể để giúp hỗ trợ điều trị bệnh hoặc giúp phục hồi sức khỏe.

Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh hoặc tiêm chậm. Phần lớn dung môi dùng trong dịch truyền là nước cất. Bên cạnh đó, có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Truyền đạm có tác dụng gì?

Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt, gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.

Hiện nay có hơn 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản đó là:

+ Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, vitamin, chất béo) được dùng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, những người phẫu thuật, người gầy, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn,…

+ Nhóm cung cấp các chất điện giải và nước (lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%, dung dịch natri clorid 0.9%…) dùng cho người mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, nôn, bỏng, ngộ độc.

+ Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch dextran, dung dịch cao phân tử,…) dùng cho người cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, từng đối tượng khác nhau sẽ phù hợp với nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó trước khi truyền đạm, người bệnh cần được bác sĩ khám, xét nghiệm và kê toa phù hợp, nhằm tránh xảy ra tai biến.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những lưu ý khi truyền đạm

Việc tự ý truyền đạm có thể gây ra nhiều tai biến khó lường. Đặc biệt, không phải nhân viên y tế nào cũng biết cách xử lý trước nguy cơ tai biến, dị ứng, sốc, phù não, nhiễm khuẩn,… ở bệnh nhân.

Một số người đang khỏe mạnh tự ý truyền đạm để bồi bổ sức khỏe cần hết sức thận trọng. Các biến chứng xảy ra khi tự ý truyền đạm ở trường hợp nhẹ có thể bị sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền hoặc chán ăn vì thoái hóa dung mao ruột. Trường hợp nặng, có thể bị viêm tĩnh mạch, bị phù tim, thận. Đặc biệt, có trường hợp bị sốc phản vệ, tử vong.

Nên truyền đạm ở cơ sở y tế uy tín

Do vậy, khi có ý định truyền đạm cho cơ thể thì cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không được tự ý truyền đạm tại nhà khi chưa được khám, xét nghiệm các chỉ số liên quan. Chỉ truyền đạm khi có chỉ định của bác sĩ xác định rõ tình trạng cơ thể cần loại dịch truyền gì, liều lượng ra sao.
  • Nên truyền đạm ở những cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ chuyên môn giỏi, có dụng cụ và thiết bị xử lý phù hợp khi không may xảy ra tai biến, phải kiểm tra hạn sử dụng của bộ dây truyền và túi đựng.
  • Trước khi truyền đạm, cần cho chảy những giọt dịch đầu tiên ra ngoài để loại bỏ hết bọt khí.
  • Tuân thủ các quy định trong truyền đạm về tốc độ, thời gian cũng như liều lượng. Dụng cụ truyền đạm phải đảm bảo vô khuẩn và bác sĩ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của người bệnh.
  • Khi đang truyền đạm, nếu có những biểu hiện bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm,… cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Những bệnh nhân đã lớn tuổi, trẻ em bị sốt, bị viêm phổi… là những trường hợp không được truyền nước.
  • Huyết áp thấp có nên truyền đạm hay không? Khi bị huyết áp thấp người bệnh có thể truyền đạm trong trường hợp bị tụt huyết áp do mất nước hoặc do mất máu, thiếu máu trầm trọng nhằm giúp bù nước và bù máu cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề truyền đạm có tác dụng gì. Mọi thắc mắc liên quan hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh.