Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa khi bé nhà mình bị chàm lâu không khỏi. Được biết, chàm sữa rất phổ biến ở các bé hiện nay, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho các mẹ bỉm là cách tốt để cải thiện chứng bệnh này. Vậy trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chàm sữa là gì?

Trước khi trả lời vấn đề trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì hay bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, hãy cùng theo dõi một số thông tin về bệnh chàm sữa để hiểu rõ hơn về bệnh.

Chàm sữa hay lác sữa là bệnh với đặc tính viêm da dị ứng và thường gặp ở những trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Theo thống kê y tế, có đến 20% tổng số trẻ em sau khi sinh mắc phải căn bệnh này, kể cả những trẻ khỏe mạnh. Mặc dù không lây và không quá nguy hiểm đến trẻ tuy nhiên bệnh chàm sữa rất dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ tiến triển thành chàm thể tạng gây khó khăn trong quá trình điều trị, đồng thời có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ sau này.

Chàm sữa ở trẻ là bệnh ngoài da thường gặp

Chàm sữa ở trẻ là bệnh ngoài da thường gặp

Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má, lan dần ra chân tay và toàn cơ thể của trẻ. Ban đầu chàm sữa chỉ là những nốt hồng nhỏ nhưng dần dần chuyển thành mụn nước màu đỏ, khi vỡ ra sẽ tiết dịch, có vảy, bong tróc.

Chàm sữa ở trẻ được phân ra thành 3 loại:

  • Chàm sữa cấp tính: Xuất hiện các nốt mụn nước màu hồng, có thể vỡ ra và gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Chàm sữa mãn tính: Gây tổn thương trên một vùng da rộng và dày, da của trẻ trở nên khô ráp, tróc vảy và tạo thành nhiều rãnh ngang dọc.
  • Chàm sữa bán cấp: Là tình trạng tổng hợp của hai loại chàm sữa trên.

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ

Cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ. Bệnh này có thể đến từ nguyên nhân cơ địa bản thân trẻ hoặc do những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tác động vào trẻ. Một số yếu tố tác động khiến trẻ có nguy cơ bị chàm sữa đó là:

  • Cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng bẩm sinh.
  • Bố mẹ có tiền sử các bệnh như nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn so với những trẻ khác.
  • Các tác nhân gây dị ứng từ môi trường xung quanh trẻ như lông động vật, các loại ký sinh trùng, nấm mốc, bụi bẩn trong chăn ga, gối, đệm hay thảm…;
  • Một số hóa chất gây ra tình trạng kích ứng da từ sữa tắm, bột giặt, dầu gội mà bố mẹ sử dụng cho trẻ.
  • Khí hậu cũng có thể là yếu tố gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cho trẻ uống sữa không đúng cách cũng có mối liên quan đến căn bệnh chàm sữa ở trẻ.
  • Da trẻ bị khô do bố mẹ tắm rửa cho trẻ quá lâu hay tắm quá nhiều lần.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn do virus.

Dầu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa

Việc nhận biết sớm tình trạng chàm sữa ở trẻ sẽ giúp cha mẹ sớm có phương án điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh bệnh tái phát liên tục. Nhìn chung, khi bị chàm sữa, trẻ sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Hai má hoặc tay chân của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sau đó chuyển dần sang mụn nước màu đỏ.
  • Các mụn nước vỡ ra, đóng mày rồi tróc vảy.
  • Khi chạm vào vùng da bị chàm sữa có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ.
  • Chàm sữa ở trẻ thường xuất hiện ở cổ tay, khuỷu tay, mu bàn tay, sau đầu gối,…
  • Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc và ăn ít đi.
  • Trẻ bị ngứa, bứt rứt, gãi liên tục, có thể làm các vết chàm sữa vỡ ra gây chảy máu.
  • Trẻ có triệu chứng viêm mũi hoặc hen suyễn.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị chàm sữa đúng cách

Thông thường bệnh chàm sữa ở trẻ sẽ thuyên giảm và dần dần biến mất sau khoảng vài tuần, các trường hợp bệnh kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi mà vẫn chưa khỏi thì có thể đã tiến triển thành chàm thể tạng.

Để điều trị bệnh chàm sữa hiệu quả, bố mẹ cần hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ khiến bé lây nhiễm và chăm sóc da bằng các sản phẩm có tác dụng cải thiện da bé hằng ngày.

Bố mẹ không nên tự điều trị chàm sữa cho trẻ tại nhà, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc cho trẻ đi khám da liễu, sử dụng thuốc bôi theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được sử dụng các loại lá hoặc đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian, bởi việc làm này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ phải chăm sóc trẻ bị chàm sữa đúng cách để bệnh thuyên giảm và không tái phát lại nhiều lần. Một số điểm mà bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa đó là:

Chế độ dinh dưỡng

Nên duy trì cho trẻ uống sữa từ lúc mới sinh đến khi được 6 tháng tuổi, sau 6 tháng tuổi mới nên đa dạng các loại thức ăn cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như thực phẩm lên men, hải sản… Nếu muốn cho trẻ ăn thì chỉ cho ăn một ít và quan sát xem trẻ có bị dị ứng hay không.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, hạn chế dùng các loại xà phòng, sữa tắm. Nếu muốn dùng thì nên chọn những loại sữa tắm phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh, không gây kích ứng da. Luôn giữ cơ thể của trẻ khô thoáng, thường xuyên thay tã và cho trẻ mặc các loại trang phục bằng chất liệu mềm mại, không gây tổn thương đến làn da.

Môi trường xung quanh trẻ

Đảm bảo môi trường xung quanh thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chăn gối của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo và nếu trẻ đang bị chàm sữa thì không cho tiếp xúc.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để trẻ mau khỏi bệnh?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tình trạng chàm sữa ở bé nhanh khỏi hay kéo dài dai dẳng, thậm chí trở nên trầm trọng hơn. Nhất là những trẻ dưới 2 tuổi còn quá nhỏ và đang phải bú mẹ thì chế độ ăn uống của người mẹ đóng vai trò to lớn trong việc hồi phục bệnh của trẻ.

Nếu người mẹ ăn phải nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây ra tình trạng kích ứng và không tốt cho bệnh chàm sữa thì chúng sẽ truyền qua sữa mẹ. Từ đó, trẻ xuất hiện các phản ứng dị ứng trên da, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và lâu khỏi hơn. Vậy trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để bé nhanh khỏi? Nhóm thực phẩm có nhiều chất tanh

Những món ăn hải sản như cá, ghẹ, tôm, cua… đều có khả năng gây kích ứng và dị ứng cao ở tất cả các đối tượng, trong đó có trẻ nhỏ.

Trong hải sản có chứa nhiều phân tử protein kích thước nhỏ, dễ gây ra tình trạng dị ứng.

Khi mẹ ăn những thực phẩm này, các dưỡng chất truyền vào sữa và sang trẻ gây ra tình trạng dị ứng.

Do đó, mẹ cần kiêng nhóm thực phẩm này trong suốt thời gian trẻ đang bị chàm sữa, nhất là trường hợp bố mẹ có sẵn cơ địa dị ứng.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để trẻ mau khỏi? Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Những đồ ăn có nhiều chất béo như đồ ăn chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ, chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao cũng nằm trong danh sách trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì.

Nếu mẹ ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ dễ khiến cho cơ thể bị kích thích gây ra tình trạng dị ứng.

Đặc biệt là đối với mẹ có con bị chàm sữa thì việc ăn nhiều đồ dầu mỡ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, trẻ mọc thêm những vết ban đỏ mới, những nốt chàm cũ sẽ ngứa ngáy dai dẳng và lâu khỏi hơn.

Nội tạng động vật cũng chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Điều này làm tăng nguy cơ mỡ trong máu và gia tăng bệnh lý về tim mạch ở người mẹ. Do đó, mẹ nên hết sức cân nhắc khi ăn thực phẩm này, nhất là khi có con đang bị chàm sữa.

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Nhóm sữa, các chế phẩm làm từ sữa

Sữa được biết là một loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhất là người mới ốm dậy hay phụ nữ mới sinh. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đồ có khả năng gây ra tình trạng dị ứng da hàng đầu.

Đặc biệt là đối với sữa bò tươi, chúng có chứa rất nhiều thành phần có thể gây dị ứng cho cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa cùng với hệ miễn dịch còn non nớt và chưa hoàn thiện. Nếu trẻ tiếp nhận những chất không có lợi từ sữa mẹ, hoặc những chế phẩm từ sữa như váng sữa, phô mai, sữa chua,… thì bệnh chàm sữa có thể càng trở nên nặng hơn.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để trẻ mau lành bệnh? Thịt bò

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì thì đó chính là thịt bò. Bởi vì thịt bò chứa hàm lượng đạm rất cao nên dễ gây kích ứng da cho bé.

Thông thường protein sẽ được dạ dày tiêu hóa, sau đó biến đổi thành các acid amin trước khi đưa vào máu. Tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, quá trình biến đổi diễn ra không hoàn thiện khiến trẻ hấp thụ phải chuỗi peptit, từ đó khiến trẻ bị chàm sữa nặng hơn.

Đối với những bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Hạt đậu nành

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ bị dị ứng với tế bào protein nhỏ trong hải sản, sữa bò thì cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong hạt đậu nành.

Đậu nành có rất nhiều dạng chế phẩm như đậu phụ, sữa đậu nành, giá đậu, dầu đậu nành,… Do đó, khi trẻ chàm sữa mà mẹ đang cho trẻ bú bằng sữa mẹ thì mẹ nên loại bỏ đậu nành và những món ăn làm từ đậu nành ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Để thay thế dầu đậu nành, mẹ có thể cho trẻ dùng các loại dầu thực vật có lợi khác như dầu gạo, dầu hướng dương.

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để con mau lành bệnh? Đậu phộng (hạt lạc)

Hạt đậu phộng cũng có nguy cơ gây ra tình trạng bị dị ứng và khiến cho bệnh chàm sữa ở trẻ kéo dài dai dẳng.

Nếu bố mẹ dị ứng với đậu phộng mà thu nạp loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ gây dị ứng cho trẻ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và giúp bệnh chàm sữa nhanh hồi phục, mẹ nên kiêng đậu phộng và các món ăn có đậu phộng trong quá trình ăn uống.

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Gia vị cay, nóng hay đồ chua

Những gia vị có vị mạnh, gắt hoặc những món ăn được chế biến có dùng những nhóm gia bị này sẽ có tính ngứa, gây nóng cơ thể.

Việc ăn nhiều nhóm đồ ăn này sẽ khiến cơ thể người mẹ bị nóng lên, thông qua nguồn sữa sẽ kích thích những nốt chàm trên cơ thể của trẻ sưng ngứa bất thường.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Nhóm đồ ăn chứa nhiều phụ gia

Những đồ ăn có sẵn, đồ ăn đóng hộp có chứa rất nhiều chất bảo quản, phụ gia, màu thực phẩm, hương liệu…. có thể gây dị ứng và khó tiêu đối với những trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém.

Ngoài ra, những loại thực phẩm, rau củ có chứa chất trừ sâu nhưng chưa được rửa kỹ càng cũng khiến cho trẻ bị dị ứng thông qua việc bú sữa mẹ. Do đó, cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa?

Ngoài việc nắm rõ trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì thì mẹ cũng cần hiểu biết thêm về việc mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa.

Mẹ có thể thúc đẩy nhanh quá trình tự lành các vết chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi sau đây:

Mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa?

Mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa?

Nhóm cá béo giàu Omega – 3

Nếu trẻ bị chàm sữa, mẹ nên bổ sung những loại cá béo như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi,…vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Bởi những loại cá này cung cấp rất nhiều omega – 3, ARA giúp kháng lại dị ứng da rất tốt.

Ngoài ra, việc tăng cường omega – 3 cho cơ thể còn giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Từ đó bảo vệ sức khỏe của bé, giúp bé tránh được các bệnh lý thông thường.

Con bị chàm sữa mẹ nên ăn gì tốt nhất? Tỏi

Tỏi được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên tuyệt vời. Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin giúp chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng và làm ấm đường ruột, có lợi cho tiêu hóa. Mẹ ăn nhiều tỏi khi bé bú sẽ giúp nâng cao được hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng dị ứng và cải thiện bệnh chàm sữa.

Rau củ quả có màu xanh

Rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ cùng với các hoạt chất tốt cho cơ thể. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày như rau bina, súp lơ xanh, rau cải, rau ngót,…

Ngoài ra, nhóm rau củ mẹ nên ăn tốt cho trẻ bị chàm sữa là củ cải đường, bắp cải tím.

Trái cây tươi

Trong trái cây có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng đề kháng cũng như cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.

Các chất có trong hoa quả cũng giúp dưỡng da, chống oxy hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các mẹ nên ăn nhiều những loại quả có múi như chanh, cam, quýt, bưởi,…

Thịt nạc lợn, gà

Những thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, hàm lượng đạm cao sẽ giúp cung cấp cho các hoạt động sống trở nên tốt hơn mà không gây ra tình trạng kích ứng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm sữa cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau đây: 

Giữ vệ sinh da cho trẻ là cách phòng ngừa bệnh chàm sữa

Giữ vệ sinh da cho trẻ là cách phòng ngừa bệnh chàm sữa

  • Luôn giữ nhiệt độ môi trường ổn định, không thay đổi đột ngột, không quá nóng hay quá lạnh. Môi trường sống luôn phải thoáng mát, sạch sẽ, không quá khô.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn gối, giường nệm của trẻ. Không nên cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, khói bụi.
  • Đối với trẻ bị chàm sữa nặng cần giữ cho cơ thể trẻ khô thoáng, sạch sẽ, thay tã lót cho bé liên tục, thay đồ cho trẻ ngay sau khi tắm.
  • Tránh chọn quần áo cho trẻ có chất liệu len, sợi tổng hợp sẽ khiến da trẻ bị bít tắc da, nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
  • Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày và dùng sữa tắm phù hợp với trẻ sơ sinh. Không nên cho trẻ tắm với xà phòng hoặc sữa tắm có hóa chất tạo mùi hương và bọt.
  • Không nên cho trẻ tắm các loại lá dân gian có tạp chất, vi khuẩn dễ gây tình trạng kích ứng và nhiễm trùng cho trẻ.
  • Trẻ em cần được duy trì việc bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Với trẻ từ 6 tháng trở lên khi ăn dặm không nên cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, cà chua, thức ăn lên men… vì có một số trẻ có cơ địa dị ứng sẽ mắc bệnh chàm sữa.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi về Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn cụ thể nhé.