Búi trĩ bị xung huyết là một trong những biến chứng khá thường gặp ở người mắc bệnh trĩ. Biến chứng này phát sinh do người bệnh chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị hoặc thực hiện các biện pháp chăm sóc chưa đúng cách. Vậy, búi trĩ bị xung huyết là như thế nào? Cùng tìm hiểu về trĩ xung huyết một cách chi tiết nhất qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trĩ xung huyết là gì?

Trĩ xung huyết là tình trạng những mạch máu ở búi trĩ bị giãn và gây ứ đọng máu. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng. Nếu không tiến hành chữa trị sớm, tình trạng xung huyết có thể tạo điều kiện gây xuất huyết và hình thành tắc mạch trĩ. 

Theo chia sẻ từ chuyên gia, tình trạng xung huyết ở búi trĩ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:

Búi trĩ xung huyết là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ đã chuyển biến theo hướng xấu

Búi trĩ xung huyết là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ đã chuyển biến theo hướng xấu

✛ Mang thai trong quá trình chữa trị bệnh trĩ.

✛ Không tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ sớm. 

✛ Thường xuyên làm việc nặng nhọc, mang vác đồ nặng. 

✛ Rối loạn ăn uống khiến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. 

✛ Chấn thương búi trĩ do vận động, va chạm hoặc làm việc nặng. 

✛ Không điều chỉnh cân nặng khiến áp lực lên búi trĩ tăng và làm giãn các mạch máu. 

✛ Có thắt của cơ thể khiến máu ứ trệ ở bên trong các búi trĩ. 

Dấu hiệu nhận biết trĩ xung huyết

Tình trạng búi trĩ xung huyết thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Và khi bị trĩ xung huyết, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

 Búi trĩ sưng to, tấy đỏ hơn bình thường. 

➔ Vùng hậu môn sưng nóng và đau rát dữ dội. 

➔ Cơn đau có xu hướng tăng lên mỗi khi đi đại tiện.

➔ Luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng lại không đi được. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Búi trĩ xung huyết có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, búi trĩ xung huyết là dấu hiệu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Nếu lúc này, người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị sớm có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng: 

Tình trạng búi trĩ xung huyết kéo dài sẽ gây ra thiếu máu nặng và nhiễm trùng máu

Tình trạng búi trĩ xung huyết kéo dài sẽ gây ra thiếu máu nặng và nhiễm trùng máu

Thiếu máu cấp

Tình trạng này thường gặp ở những người bị trĩ cấp độ 3 và 4 hoặc chuyển sang biến chứng. Biểu hiện thường thấy của thiếu máu cấp là đau đầu, chóng mặt, da xanh xao, suy nhược cơ thể, dễ ốm vặt,…. Một số trường hợp còn bị buồn nôn, ngất xỉu, thậm chí là rối loạn ý thức,…

Nhiễm trùng máu

Búi trĩ xuất huyết nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách và chữa trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Chúng sẽ bắt đầu từ đường hậu môn, theo các tổn thương ở lớp niêm mạc để xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể. Hậu quả là gây nhiễm trùng máu và toàn bộ các cơ quan ở người bệnh. 

Xem thêmPhương pháp tiêm xơ búi trĩ có hiệu quả không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị búi trĩ xung huyết

Phương pháp chữa trị búi trĩ xung huyết bao gồm việc sử dụng thuốc Tây và can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định người bệnh dùng thuốc trước khi quyết định thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Cụ thể:  

Sử dụng thuốc Tây

Tác dụng chính của thuốc là giúp cải thiện các triệu chứng sưng nóng, đau nhức và tăng cường độ bền của mạch máu. Những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị tình trạng búi trĩ xung huyết là:

  • Thuốc bôi trơn hậu môn: Thuốc được bào chế dưới dạng viên đạn hoặc thuốc bôi ngoài da, có tác dụng làm dịu niêm mạc và giúp hậu môn dễ dàng bài tiết chất thải hơn. 

  • Thuốc nhuận tràng: Có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm áp lực lên các búi trí xung huyết

  • Thuốc làm bền thành mạch: Nhóm thuốc này có khả năng làm bền thành mạch và tăng độ co giãn của mạch máu ở búi trĩ, nhờ đó hạn chế được tình trạng chảy máu, tắc mạch. 

  • Thuốc chống viêm: Thuốc được sử dụng để cải thiện  phản ứng viêm, giảm đau do búi trĩ gây ra. 

Sử dụng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết ở búi trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị nội khoa không có khả năng khắc phục dứt điểm tình trạng trĩ xung huyết

Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp bị xung huyết kèm theo tình trạng sa búi trĩ, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc cắt bỏ búi trĩ hoặc thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa ít xâm lấn:

Phương pháp điều trị búi trĩ xung huyết như thế nào?

Phương pháp điều trị búi trĩ xung huyết như thế nào?

 Các thủ thuật ngoại khoa ít xâm lấn

Những thủ thuật ngoại khoa ít xâm lấn thường được áp dụng để điều trị tình trạng xung huyết và sa búi trĩ bao gồm:

  • Tiêm xơ búi trĩ: Phương pháp này sử dụng dung dịch tiêm trực tiếp vào búi trĩ nhằm kích thích phản ứng xơ hóa. Từ đó ép chặt mạch máu và niêm mạc với nhau nhằm hạn chế tình trạng xung huyết và sa nghẹt búi trĩ. 

  • Thắt búi trĩ bằng bao cao su: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt vòng cao su vào cổ búi trĩ, sau đó thắt chặt lại để hạn chế máu tuần hoàn đến búi trĩ. Khi không được cung cấp máu và dưỡng chất, búi trĩ sẽ teo dần rụng sau khoảng 5 – 7 ngày. Trước khi thắt vòng cao su, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người bệnh tiêm xơ hóa để làm giảm kích thước của búi trĩ. 

  • Áp lạnh: Đây là phương pháp sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ – 196 độ C để đóng băng búi trĩ. Sau đó, búi trĩ sẽ bị hoại tử cung, các tổ chức dần teo lại, xơ hóa và rụng đi sau một thời gian ngắn. 

  • Đốt laser: Búi trĩ được đốt teo hoặc cắt bỏ bằng cách sử dụng carbon dioxide hay Nd Yag Laser. Chùm tia laser loại bỏ những mô trĩ một cách chính xác, nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. 

✜ Phẫu thuật cắt búi trĩ 

Với những búi trĩ to, sưng phù kèm theo tình trạng xung huyết và sa ra ngoài hậu môn, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ thường được thực hiện gồm: cắt bỏ toàn bộ vòng trĩ (phẫu thuật Whitehead W), cắt đơn lẻ từng búi trĩ (phẫu thuật Milligan, phẫu thuật cắt trĩ khâu kín, phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc Parks A.G).

So với các thủ thuật ít xâm lấn thì phẫu thuật cắt búi trĩ có thể điều trị tận gốc bệnh và tỷ lệ tái phát bệnh rất thấp. Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp một số rủi ro, biến chứng như: chảy máu, mưng mủ quanh hậu môn, nhiễm khuẩn, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn,… 

Bệnh trĩ có nguy cơ tái phát nếu người bệnh thực hiện chế độ ăn uống không hợp lý, sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học. Vì vậy, sau khi điều trị búi trĩ xung huyết, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. 

Để điều trị búi trĩ xung huyết hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến địa chỉ y tế uy tín. Và tại khu vực Đồng Nai, phòng khám Đa khoa Thái Dương là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh trĩ đáng tin cậy với nhiều năm hoạt động. 

Không chỉ vậy, phòng khám Thái Dương Biên Hòa còn quy tụ nhiều y bác sĩ có trình độ chuyên môn vững vàng, dày dặn kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại, đạt chuẩn. Mọi chi phí khám chữa bệnh trĩ tại đây cam kết niêm yết đúng quy định, công khai minh bạch và luôn trao đổi rõ ràng trước với bệnh nhân nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. 

Qua những thông tin tìm hiểu về trĩ xung huyết, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về búi trĩ xung huyết, bạn có thể gọi điện tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương để được các chuyên gia y tế giải đáp chi tiết.