Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng không ít mẹ bỉm sữa gặp phải, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng cho mẹ và trẻ. Cùng tìm hiểu về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ và cách khắc phục chứng bệnh này qua các thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm là một trong các chứng bệnh về tâm lý vô cùng nguy hiểm, trong đó trầm cảm sau sinh đặc trưng với sự rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ vừa mới sinh con xong. Bệnh hầu như xảy ra ở những tháng đầu sau sinh hoặc trong những năm đầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của người mẹ.

Mặc dù trầm cảm sau khi sinh là tình trạng không còn xa lạ với sản phụ, thế nhưng nhận thức về căn bệnh này còn rất hạn chế. Không ít trường hợp phát bệnh một cách âm thầm, không được chữa trị dẫn đến kết quả đau lòng không thể cứu vãn như: người mẹ bị trầm cảm nghiêm trọng, mẹ có cảm giác chán gắt không muốn chăm sóc con trẻ, mẹ tự tử, mẹ giết hại con mình….

Chính vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu trầm cảm sau sinh là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cũng như chữa trị kịp thời để ngăn chặn những điều tồi tệ xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân khiến người mẹ bị trầm cảm sau sinh

Có nhiều nguyên nhân khiến người mẹ bị trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là do đâu?

Các nhà khoa học đã xác định được các nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh, song thực tế vẫn có nhiều trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là những tác nhân phổ biến khiến mẹ bỉm sữa bị trầm cảm sau khi sinh con:

Di truyền

Các chuyên gia y tế cho biết, chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh con có liên quan đến yếu tố di truyền. Nghĩa là trong gia đình có người bị trầm cảm thì người phụ nữ sau sinh con có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Tỷ lệ bệnh tái phát ở người từng bị trầm cảm, nhất là trầm cảm ở lần sinh trước cũng rất cao. 

Sang chấn tâm lý

Đây cũng được xem là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh thường gặp cùng với rối loạn nội tiết tố. Sang chấn tâm lý rất đa dạng như: mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, gia đình; lo lắng quá mức về việc chăm sóc con cái; sinh khó, trẻ sinh ra yếu ớt; mang thai ngoài ý muốn; lo lắng về tài chính; không nhận được sự hỗ trợ từ chồng….

Thiếu ngủ, mất ngủ

Tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với chứng bệnh trầm cảm. Giấc ngủ người phụ nữ sau sinh thường không được đảm bảo, nhất là trong giai đoạn đầu mẹ bỉm sữa phải thức đêm thường xuyên, chỉ có giấc ngủ ngắn theo lịch sinh hoạt của bé. Chưa kể đến người mẹ còn phải lo lắng khi trẻ bị ốm sốt, khó chịu và thức trông con cả ngày nên thường bị mất ngủ kéo dài.

Đây vừa là nguyên nhân hình thành nên chứng trầm cảm sau sinh vừa là yếu tố khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Để mẹ bỉm sữa có giấc ngủ sâu và đủ giấc thì cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía người chồng và gia đình. 

Hormone bị sụt giảm

Ngay sau khi sinh con, hai hormone estrogen và progesterone trong cơ thể nữ giới đều bị sụt giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc và tinh thần người mẹ. Đây là lý do khiến cho các mẹ bỉm sữa trở nên nhạy cảm, hay buồn phiền, cáu gắt và chán nản. 

Một vài yếu tố khác

Mặc dù không trực tiếp dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh nhưng những yếu tố như: tiền sử bị rối loạn lo âu, lưỡng cực (nhất là type 2), lạm dụng ma túy, chất kích thích, mẹ bị mất việc, bạo lực gia đình… cũng góp phần khiến bệnh ngày một nặng hơn. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh điển hình

Các triệu chứng bệnh trầm cảm thường biểu hiện rõ ràng qua cảm xúc lẫn hành vi của người mẹ. Cụ thể như sau:

Trầm cảm sau sinh có dấu hiệu như thế nào?

Trầm cảm sau sinh có dấu hiệu như thế nào?

Triệu chứng về cảm xúc

  • Đặc trưng của chứng trầm cảm là cảm xúc bị ức chế gây khí sắc buồn bã, hay muộn phiền, nếu tình trạng này kéo dài và nặng dẫn sẽ khiến người mẹ khó thoát khỏi. 

  • Cảm thấy tự ti về ngoại hình, luôn có cảm giác bản thân vô dụng, xấu xí, bất tài…

  • Lo lắng, sợ hãi thường xuyên, có cảm giác bản thân không thể chăm sóc tốt và làm tổn thương con. 

  • Sợ ở một mình, sợ bị bỏ rơi, sợ phải tiếp xúc và giao tiếp khi ở nơi đông người.

  • Cảm thấy tuyệt vọng, chán nản, đầu óc trống rỗng…

Triệu chứng về suy nghĩ

  • Người mẹ thường xuyên bị nhầm lẫn, trí nhớ kém, hay quên.

  • Có ý nghĩ tiêu cực như làm tổn thương bản thân, con hoặc tự sát.

  • Khó khăn khi đưa ra quyết định, kể cả những việc đơn giản nhất.

  • Khả năng tập trung bị giảm sút nhanh chóng.

Triệu chứng về hành động

  • Không quan tâm đến việc chăm sóc bản thân cũng như em bé.

  • Mất ngủ, ngủ ngày, ngủ quá nhiều, khó ngủ vào ban đêm, thường xuyên gặp ác mộng.

  • Chán ăn hoặc ăn rất nhiều, ăn liên tục trong ngày.

  • Giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú, yêu thích với mọi thứ ở xung quanh, ngay cả sở thích trước đó. 

  • Ngại tiếp xúc, gặp gỡ cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh.

  • Cảm giác nhanh mệt mỏi, kiệt sức ngay với những hoạt động thường ngày, khiến người mẹ không muốn làm bất cứ việc gì. 

Xem thêm: Cách chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các thói quen giúp nữ giới vượt qua trầm cảm sau sinh

Chứng trầm cảm sau sinh thường xuất phát từ suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá mức và sự buồn chán của người mẹ. Bệnh có thể cải thiện đáng kể bằng một số biện pháp đơn giản, thay đổi lối sống, sinh hoạt như:

Nữ giới nên chia sẻ với chồng để được hỗ trợ trong việc chăm sóc con

Nữ giới nên chia sẻ với chồng để được hỗ trợ trong việc chăm sóc con

Tập thể dục thể thao

Tập thể dục thường xuyên không chỉ hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi, áp lực mà còn giúp cơ thể sản sinh ra endorphin – một loại hormone hạnh phúc, nạp thêm nguồn năng lượng tích cực cho người mẹ. 

Chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, dù là đi bộ cũng giúp tâm trạng của mẹ bỉm sữa cải thiện rõ rệt. Từ đó, có giấc ngủ ngon hơn và bổ sung lượng lớn người năng lượng mới, khiến tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày cũng là một trong các thói quen giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh. Bởi khi không đủ lượng nước, tâm lý người mẹ rất dễ gắt gỏng, khó chịu, mệt mỏi, lờ đờ và không thể tập trung. 

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nước còn gây nhầm lẫn với cảm giác đói bụng, khiến mẹ bỉm sữa ăn nhiều hơn và dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe. 

Lựa chọn loại thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định tinh thần, tâm lý của người mẹ. Một chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đường, thường xuyên ăn đồ đóng hộp… sẽ khiến tâm trạng mẹ bỉm sữa tồi tệ hơn, thậm chí làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư.

Ngủ sớm, đủ giấc

Đa phần các mẹ sau sinh trong những tháng đầu gặp phải tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc do chăm sóc trẻ. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ người chồng, gia đình để có thời gian ngủ nhiều hơn, đồng thời thay đổi sinh hoạt giờ giấc cùng con để tránh khiến bệnh nặng hơn.

Thiền đình

Đây là một cách sẽ giúp mẹ bỉm sữa tăng khả năng tập trung, ổn định tâm lý theo nhịp thở. Ngoài ra, thiền định còn là cách để trí não được rèn luyện, hình thành các suy nghĩ tích cực và đẩy lùi những ý nghĩ không tốt. Vì thế, mẹ nên dành thời gian thiền định mỗi ngày để tâm lý thoải mái, vui vẻ và dễ chịu hơn. 

Tin tưởng vào bản thân

Điều quan trọng để khắc phục và phòng ngừa chứng trầm cảm sau sinh là bản thân người mẹ cần nhận thức rõ về vai trò của thân cũng những tự tin hơn. Nữ giới có đủ khả năng nuôi con và giúp con phát triển toàn diện dựa trên bản năng làm mẹ cũng như qua việc tìm hiểu, học tập từ sách vở, những người xung quanh… Vì thế, các mẹ bỉm sữa không nên quá lo lắng hay tự trách bản thân mỗi khi con bị ốm, quấy khóc, phát triển chậm…

Như vậy, tìm hiểu về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ là việc rất cần thiết, giúp các mẹ bỉm sữa phòng tránh cũng như kịp thời điều trị để ngăn chặn các hệ lụy không mong muốn xảy ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến chứng trầm cảm sau khi sinh con, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình.